Người mẹ đơn thân gánh nợ chăm con gái thiếu máu
Sau khi chồng qua đời vì bệnh viêm não, chị Nhiền vẫn đang nỗ lực từng ngày để vừa gồng gánh khoản nợ lớn, vừa chăm con đau yếu vì bệnh thiếu máu.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tự làm thiết bị dạy nghề, tiết kiệm nửa tỷ đồng
Một hệ thống phin lọc tự xả trên tàu có giá từ 500-600 triệu đồng. Trong khi đó, các giảng viên của Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng tự làm, tận dụng những vật liệu cũ nên chỉ phải bỏ ra 80 triệu đồng để hoàn thành hệ thống này.
Thầy Phạm Văn Sáng - Phó Chủ nhiệm khoa Máy tàu biển cho biết, sản phẩm này phục vụ việc lọc dầu trên tàu. Con tàu lênh đênh trên biển suốt cả tháng, đòi hỏi máy móc phải an toàn, dầu phải sạch.
Trong ngành Hàng hải, khi tàu cập cảng sẽ được kiểm soát chặt chẽ về tỷ lệ lưu huỳnh, đảm bảo không gây ô nhiễm không khí. Thiết bị lọc dầu giúp lọc sạch khí mà con tàu thải ra.
"Gần 20 năm làm nghề đi biển, tôi thấy đa số các em mới xuống tàu làm việc còn yếu nghề. Khi ở Nhật Bản, tôi nhận ra người Nhật giỏi vì họ được học, tiếp cận với máy móc thực tế, hiện đại từ trên ghế nhà trường. Sinh viên của chúng ta còn hạn chế trong việc này", thầy Sáng nói.
Từ những trăn trở đó, các thầy trong khoa đã chế tạo thiết bị dạy học này. Nó có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tỷ lệ giống như thiết bị thật. Được thực hành trên đó, khi xuống tàu, sinh viên có thể vận hành được ngay.
"Đặc biệt, trên nhiều con tàu, thậm chí ở Nhật Bản, hệ thống này được sử dụng bằng tay, còn thiết bị của chúng tôi đã được cải tiến thành hệ thống tự động", thầy Sáng cho biết.
Nhóm tác giả trước thềm Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022 (Ảnh: NVCC).
Theo thầy Mai Hùng Tuấn - thành viên của nhóm tác giả, có đến 70% vật liệu được tận dụng lại. Các giảng viên mua vật liệu từ những thiết bị đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tận dụng từ cái rơ le, nút ấn trên các con tàu cũ.
Thiết bị này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học. Người học ở cấp thấp dùng nó để học về các thông số trên các thiết bị đo. Khi học nâng cao, thiết bị giúp các em nắm được nguyên lý hoạt động của phin lọc, từ đó biết cách bảo dưỡng, sửa chữa khi nhiên liệu bẩn, nhiệt độ và môi trường xung quanh tác động lên con tàu.
Với đối tượng quản lý, thông qua thiết bị này, họ hiểu được chi tiết nào hay hỏng hóc để "bắt bệnh" thiết bị trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, các thợ điện và sỹ quan điện tàu thủy cũng có thể dùng thiết bị này để nghiên cứu, thực hành.
Để chế tạo ra Mô hình hệ thống phin lọc tự xả, các giảng viên dựa vào nguyên lý hoạt động của nó trên các tàu biển hiện đại của Nhật Bản, châu Âu mà họ từng làm việc. Các thầy đều có kinh nghiệm làm thuyền viên, máy trưởng trên 10 năm.
Sinh viên tranh nhau thực hành trên mô hình bàn ăn Á, Âu thông minh
Tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022, khoa Du lịch, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long (Hà Nội) dự thi với Mô hình thực hành bàn ăn Á, Âu thông minh. Thiết bị này đã xuất sắc giành giải Nhất.
Cô Phạm Bích Vân - Trưởng khoa Du lịch của nhà trường cho biết, phòng thực hành truyền thống của ngành Nhà hàng, khách sạn có 3 khu vực chính để xe đẩy, tủ đựng đồ và bàn ăn. 3 khu vực này chiếm nhiều diện tích (56m2) và tốn kinh phí đầu tư. Trong khi thực hành, người học tốn thời gian và công sức di chuyển, dễ làm vỡ, đổ dụng cụ.
Những năm qua, khoa Du lịch đến nhiều địa phương, cơ sở đào tạo để đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên các nhà hàng, khách sạn. Một vấn đề nan giải là các đơn vị này không có phòng thực hành. Việc mang theo số thiết bị, dụng cụ dạy học cồng kềnh của nhà trường đến các đơn vị đó rất bất tiện.
Từ thực trạng trên, nhóm tác giả đã sáng tạo ra mô hình thực hành bàn ăn thông minh. Có đầy đủ tủ đồ, xe đẩy, bàn ăn, hệ thống khử khuẩn gói gọn trong mô hình này.
Nhóm tác giả tạo ra mô hình có thể thay thế cho cả phòng thực hành (Ảnh: NVCC).
Thiết bị giúp người học tiết kiệm thời gian thực hành, diện tích phòng thực hành, chi phí đầu tư rẻ. Có thể linh hoạt mang thiết bị đến nhiều nơi khác nhau, xe máy cũng vận chuyển được.
Mô hình bàn ăn này có mặt bàn gấp 2 cánh xuống thành kệ trang trí phòng. Bàn mở 1 cánh để trình bày bàn ăn cho 2-4 người, mở 2 cánh có thể đặt bàn ăn cho 6-8 người.
Ở giữa mặt bàn, các giảng viên thiết kế chiếc kệ tròn có thể nâng lên, hạ xuống linh động để đặt hoa trang trí, đồ dùng chung hoặc đồ tráng miệng. Nhóm tận dụng diện tích gầm bàn chia làm 2 phần, một bên là tủ đựng đồ, trong tủ có giá treo ly, cốc và đựng bát, đĩa, khăn ăn; bên còn lại là ngăn kéo để dao, thìa, dĩa, khăn lạnh và các vật dụng khác.
Tủ và ngăn kéo được lắp đèn cảm ứng ánh sáng vàng, tự động sáng khi mở giúp người học nhìn rõ và nhanh chóng lấy đồ thực hành.
Đặc biệt, nhóm lắp thêm đèn UV và bộ hẹn giờ. Sau khi đặt các dụng cụ thực hành vào tủ, người học bật đèn UV và hẹn giờ để khử khuẩn. Một chiếc chuông báo và bộ hẹn giờ dùng để quản lý, điều khiển giờ thực hành của sinh viên.
Nhóm cũng thiết kế thêm bàn giáo viên di động có lắp máy tính kết nối với camera. Giảng viên đẩy bàn đến các nhóm thực hành để chụp ảnh sản phẩm. Sau đó, thầy cô dùng một phần mềm để quét hình ảnh. Nếu sinh viên làm bài chưa đạt yêu cầu, phần mềm sẽ báo sáng tại các lỗi sai.
Thiết bị được áp dụng dạy học tích hợp, thực hành cho 9/15 bài của mô đun Nghiệp vụ phục vụ bàn, 8/12 bài của mô đun Nghiệp vụ pha chế đồ uống.
"Chúng tôi họp bàn ý tưởng hết nửa năm, thi công trong hơn 1 tháng. Chi phí cho mô hình này khoảng 17 triệu đồng. Ban đầu, chúng tôi chỉ định tận dụng gầm bàn làm ngăn kéo, giá treo dụng cụ nhưng như vậy là chưa đủ. Trong nửa năm, mỗi người góp thêm các ý tưởng lắp đèn cảm ứng, đèn UV, chuông hẹn giờ, máy sấy,…
Chúng tôi đưa mô hình vào dạy học, sinh viên tranh nhau thực hành trên thiết bị mới lạ này", cô Vân nói.
Để hoàn thành mô hình này, nhóm tác giả phải kết hợp với các giảng viên kỹ thuật và công nghệ của nhà trường.
Nữ giảng viên chế tạo thiết bị dạy những nghề ít "nữ tính"
Tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng cũng ghi dấu ấn với một nữ giảng viên tham gia chế tạo Mô hình trang bị điện lạnh công nghiệp. Mô hình được ứng dụng vào dạy những nghề dường như ít "nữ tính".
Cô Nguyễn Thị Hoa - Giảng viên khoa Điện của nhà trường, thành viên của nhóm tác giả cho biết, những thiết bị của nhà trường đã cũ, ít được cập nhật, không đồng nhất với mục đích dạy và học của thầy trò.
Một số mô hình chỉ có giá trị quan sát, nếu người học sử dụng nhiều lần sẽ dễ hư hỏng. Từ đó, nhóm giảng viên nảy ra ý tưởng tự cải tiến mô hình hiện có của nhà trường theo hướng tăng giá trị sử dụng. Người học được thoải mái thực hành để hình thành kỹ năng. Mô hình cải tiến có thể tiết kiệm tối đa vật tư tiêu hao.
Cô Hoa cùng nhóm tác giả (Ảnh: NVCC).
Trước kia, mô hình cũ chỉ sử dụng được cho một hệ thống lạnh cụ thể. Còn mô hình cải tiến có thể kết hợp với nhiều hệ thống lạnh khác nhau. Sinh viên có thể thiết kế, lắp đặt các mạch điều khiển theo những yêu cầu đa dạng của giảng viên. Mô hình được bố trí các tấm panel có thể nhấc rời để bổ sung, dàn trải, kết hợp với các thiết bị mới khi cần.
Để tiết kiệm, nhóm sử dụng các vật tư sẵn có của nhà trường, "bóc" những máy lạnh cũ ra để tận dụng các bộ phận còn sử dụng được. Thiết bị nào cần mua mới sẽ được nhà trường đầu tư.
Chi phí cho mô hình này chưa đến 20 triệu đồng, rẻ bằng một nửa so với giá thị trường.
"Quan trọng nhất là chúng tôi thiết kế để khai thác tối đa chức năng của mô hình, phù hợp với điều kiện giảng dạy. Những thiết bị trên thị trường đắt đỏ hơn nhưng không phù hợp với mục đích dạy và học của thầy trò", cô Hoa nói.
Cô Hoa hướng dẫn sinh viên thực hành (Ảnh: NVCC).
Là giảng viên nữ duy nhất, lại có con nhỏ, cô Hoa vừa đi dạy, chăm lo đời sống gia đình vừa tham gia chế tạo thiết bị. Quỹ thời gian hạn chế là khó khăn lớn nhất với cô, phần nào khiến cho thời gian hoàn thành thiết bị kéo dài gần 1 năm.
Nhóm thống nhất tranh thủ những giờ nghỉ và cuối tuần để làm. Mỗi người được phân chia công việc cụ thể, chủ động làm và báo cáo kết quả sau mỗi giai đoạn.
Sáng tạo thiết bị dạy nghề nảy sinh từ những thiếu thốn
Bà Lê Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng cho biết, để đáp ứng thời lượng giảng dạy 70% thực hành, 30% lý thuyết, đội ngũ giảng viên của nhà trường vốn là các thợ lành nghề đã chủ động sáng tạo các thiết bị dạy nghề.
"Tôi mong muốn những hội thi thiết bị đào tạo tự làm được mở rộng hơn nữa, thực sự trở thành ngày hội của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. Hội thi tại Vũng Tàu vừa qua thực sự là ngày hội của trí tuệ và sáng tạo. Nó như một dòng xoáy cuốn hút tất cả các cơ sở tham gia", Bà Huyền nói.
Bà Lê Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng (Ảnh: NVCC).
Ông Lã Đình Kế - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng cho rằng, muốn dạy cho người học vững kiến thức, giỏi kỹ năng thì song song với trình độ của giảng viên, các thiết bị dạy học cũng quan trọng hàng đầu.
3 yếu tố là nhà giáo, giáo trình và thiết bị giảng dạy quyết định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế, đội ngũ nhà giáo cần chủ động thiết kế thiết bị giảng dạy.
"Sự sáng tạo nảy sinh từ những khó khăn, thiếu thốn của chúng tôi. Nó góp phần quyết định sự thành công của nhà trường. Có thể sản phẩm của các thầy cô chưa được hiện đại, đẹp mắt nhưng rất thực tế và hiệu quả trong việc giảng dạy.
Những thiết bị đó một phần thể hiện năng lực của giảng viên. Viết tài liệu, giáo trình dạy học và thiết kế thiết bị dạy học là những tiêu chí thi đua hàng năm mà chúng tôi đặt ra cho các thầy cô. Nhà trường động viên bằng cách khen thưởng, giảm giờ dạy hàng năm cho các giảng viên tham gia vào những việc đó", ông Kế cho biết.
Sau khi chồng qua đời vì bệnh viêm não, chị Nhiền vẫn đang nỗ lực từng ngày để vừa gồng gánh khoản nợ lớn, vừa chăm con đau yếu vì bệnh thiếu máu.
Nhồi máu cơ tim cấp từng được coi là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa.
Bắt nam nghi phạm giết nữ chủ quán cà phê; vắng nhà lâu ngày, trở về bất ngờ phát hiện thi thể trong phòng tắm; vụ Tịnh thất Bồng Lai, chuẩn bị xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên liên quan hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa đại ngàn Tây Bắc, vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.
Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định tại Nghị định 153/2024/NĐ-CP là các cơ sở xả khí thải...
Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow có đủ phương tiện để đạt được mục tiêu của mình trong cuộc xung đột mà không cần dùng đến các biện pháp quyết liệt.
Mô hình trồng chanh không hạt của hộ anh Dương Tấn Minh, ngụ ấp Long Thịnh, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống gia đình.
Chợ phiên Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) họp vào sáng thứ Hai và thứ Sáu hằng tuần. Đây là nơi mua bán nhiều sản vật núi rừng, từ rau rừng, măng rừng, cua suối, lươn đồng, ốc đá, trai sông...
Ông Bùi Văn Hòa, nông dân giỏi ở xã Phước Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một người lành nghề mộc, giỏi trồng cây cảnh. Ngoài tạo việc làm với thu nhập tốt cho 25-30 lao động, giúp hộ nghèo, ông Hòa còn trực tiếp "đứng lớp" hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh, cây ăn trái cho nông dân.
Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi (cá rô phi) được chế biến thành đặc sản Cà Mau, món ngon không thể bỏ qua khi đến Đất Mũi.
Cả ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đều là vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời, có các làng khoa bảng. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, những người có học vị cao và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ.
Tôi luôn nghĩ mình chỉ cần nhẫn nhịn và chịu đựng, hôn nhân sẽ êm đẹp. Nhưng sự thật thì KHÔNG.
Khi Nguyễn Minh Triết còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu...
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Vũ Hồng Việt khẳng định, Thép Xanh Nam Định cố gắng từng trận đấu một bởi cả Thể Công Viettel hay Hà Nội FC đều đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua vô địch.
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Ung Chính đế – Ô Lạp Na Lạp Thị, xuất thân từ danh môn thế gia thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kì. Cha của bà là Phí Dương đã có nhiều đóng góp lớn cho triều đình. Ông là thân tín của hoàng đế và là thủ lĩnh của bộ binh.
Những người sinh tháng Âm lịch này rất tích cực và lạc quan trong tương lai và dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức xác nhận chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, trong đó ông sẽ tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.
Trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định trên sân Hàng Đẫy thuộc vòng 21 V.League 2024/2025 đã khép lại với tỷ số 3-0 nghiêng về đội khách. Theo dõi trận đấu từ trên khán đài, cả Nguyễn Xuân Son và HLV Kim Sang-sik đều đã có những giây phút phấn khích.
Ở trận cầu tâm điểm vòng 21 V.League 2024/2025 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Thép xanh Nam Định thi đấu bùng nổ trong hiệp 1 và dễ dàng giành chiến thắng 3-0 trước Hà Nội FC nhờ các pha làm bàn của Kevin Phạm Ba, Lý Công Hoàng Anh, Brenner.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, ông sẽ loại bỏ ông Zelensky, giáo sư Thomas Malinen của Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã xác nhận ông sẽ tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga tại Moscow vào ngày 9/5, bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về những rủi ro an ninh tiềm ẩn là " vô lý".
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái), vào khoảng 17h51 phút, ngày 3/5, Trung tâm tiếp nhận người bệnh H.T.R- 77 tuổi, với hơn 10 vết thương trên cơ thể, người bệnh được cho là bị chó cắn.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kết hợp với việc hàng chục ngàn người tập trung chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm (TP.HCM) trong hai ngày qua đã khiến 278 trường hợp cần cấp cứu y tế, chủ yếu do say nắng, sốc nhiệt.
Bình Định thắng ngược HAGL 2-1 trong trận đấu được coi là ‘chung kết ngược’ của vòng 21 V.League 2024/2025 và đây là cơ hội tốt để đội bóng đất võ nuôi hy vọng trụ hạng trực tiếp.
Tiền vệ Việt kiều Mỹ ‘quay xe’ với ‘đại gia” TP.HCM?; cựu sao Brentford nhập viện khẩn cấp; Liverpool nhảy vào cuộc đua giành Rodrygo; Carragher dự đoán chỉ cán đích ở vị trí thứ 4; Chelsea có thêm đối tác thương mại mới.
Văn phòng của Tổng thống Zelensky vẫn tiếp tục gây sức ép lên cựu Tổng thống Petro Poroshenko tài sản của ông, sử dụng các lệnh trừng phạt do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) áp đặt.
Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, người dân từ các địa phương tranh thủ trở lại TP.HCM để học tập, làm việc. Sân bay Tân Sơn Nhất căng mình đón lượng khách "khủng" với hơn 131.000 lượt người.
Ông là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Không chỉ được người dân ưu ái tôn vinh là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc trong lịch sử nước Việt, vua Quang Trung còn là nhà trị vì tài ba, có những phương án cải cách kinh tế, xã hội thức thời trong lịch sử Việt Nam.
Trong mùa hè nóng nực, có 3 con giáp được Thần Tài đặc biệt ưu ái, cơ hội phát triển đến tay, đón nhận tài lộc dồi dào.
Thể hiện tinh thần từ bi, hướng đến cộng đồng và xã hội, 61 chiếc xe lăn đã được trao cho các hoàn cảnh đặc biệt là người dân trên địa bàn phường Thanh Sơn, Quang Trung (TP. Uông Bí, Quảng Ninh) và các phật tử.