Ông Zelensky cáo buộc Nga 'chuẩn bị gì đó' dưới vỏ bọc tập trận ở Belarus
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Họ Lý là “quốc tính” ông được vua Lý ban cho. Nguồn tư liệu văn bia tại đền thờ Lý Thường Kiệt, cạnh chùa Linh Xứng (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) do Nhữ Bá Sỹ soạn lời cho biết: Ông tên húy là Tuấn, “Thường Kiệt” chỉ là tên tự. Theo tác giả văn bia: “có lẽ ngày xuất thân mới dùng tự làm tên” (1).
Cổng đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Về mối quan hệ dòng họ giữa Ngô Quyền và Lý Thường Kiệt, trên báo Nhân dân chủ nhật, tác giả Tảo Trang đưa ra ý kiến: “Lý Thường Kiệt dòng dõi Ngô Quyền”, đến đời thứ chín (2), khi Thường Kiệt vào cung đình nhà Lý, dòng họ Ngô được triều Lý dành cho nhiều sự nể trọng.
Trong triều Lý, họ Ngô được bổ dụng chức vụ khá cao, tiêu biểu là bố của Hoàng hậu Ngô Thượng được phong Thượng tướng. Theo gia phả họ Ngô (3), nếu tính từ viễn tổ Ngô Ngọc Đại, người châu Ái (Thanh Hóa) ở thế kỷ VII thì người anh hùng có công “phá Tống bình Chiêm” thuộc đời thứ 9 họ Ngô, cháu 5 đời Ngô Quyền, cháu 3 đời sứ quân Ngô Xương Xí.
Gia phả họ Ngô cho biết thêm: Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Ngô Ích Vệ được vị vua khai sáng vương triều Lý ban chức võ quan nên đã đem gia đình từ xứ Thanh ra Thăng Long sinh sống.
Về gia thế Lý Thường Kiệt, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao & Tông giáo thời Lý cho biết: cha Lý Thường Kiệt tên An Ngữ, sung chức Sùng ban lang tướng, ở triều Lý. Theo Giáo sư Hoàng, có thể “Sùng ban và lang tướng là hàm lang tướng thuộc ban sùng chăng?”.
Khoảng năm niên hiệu Thiên Thành, đời Lý Thái Tông, An Ngữ được vương triều Lý cử đi tuần biên ở Tượng châu thuộc Thanh Hóa, bị bệnh và mất vào năm Tân Mùi (1031). Địa danh Tượng châu ở miền núi Thanh Hóa đến nay chưa xác định được. Huyện Thạch Thành - Thanh Hóa hiện nay có xã Thạch Tượng nhưng không có tài liệu nào khẳng định mối quan hệ giữa Thạch Tượng và Tượng châu.
Theo Nhữ Bá Sỹ: mẹ Lý Thường Kiệt họ Hàn, năm 20 tuổi sinh Thường Kiệt (Thuận Thiên thứ 10, tức năm 1019 đời vua Lý Thái Tổ), sau đó sinh ra Thường Hiến. Bà mất năm Thường Kiệt 18 tuổi (1038). Mẹ Thường Kiệt có một người cô. Chồng người cô này tên là Tạ Đức. Các tài liệu không cho biết thêm về bà cô này nhưng đã hé lộ những thông tin về Tạ Đức: “thường đến thăm và an ủi Thường Kiệt”, “khuyên học chữ nho” sau khi bố ông mất (4).
Văn bia tại đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Các tài liệu ghi chép về Lý Thường Kiệt không đề cập nhiều đến thê tử của ông. Chuyện Lý Thường Kiệt “tự yểm” (hoạn) phải chăng là nguyên nhân chính khiến các sử gia đời sau không dành nhiều công sức làm sáng tỏ tên tuổi vợ Lý Thường Kiệt - chỉ chú trọng đến công lao “phá Tống bình Chiêm” của ông?
Theo các nguồn tài liệu hiện có thì sự kiện Lý Thường Kiệt vào cung và “tự yểm” diễn ra khi ông 23 tuổi. Bởi vậy, hôn nhân của Lý Thường Kiệt chỉ có thể diễn ra trước khi ông vào cung (năm 1043)
Nhữ Bá Sỹ, Hoàng Xuân Hãn đề cập đến vấn đề này một cách khá dè dặt và thống nhất ở chi tiết: vợ Lý Thường Kiệt là Thuần Khanh, cháu Tạ Đức.
Nhữ Bá Sỹ cho biết: chồng của người cô ruột Lý Thường Kiệt là Tạ Đức rất quan tâm đến ông nên “lớn lên ông Đức khuyên lấy cháu là Tạ Thuần Khanh” (5). Tác giả Hoàng Xuân Hãn theo tư liệu của Nhữ Bá Sỹ cũng khẳng định: Tạ Đức khen Lý Thường Kiệt là người có chí khí “bèn gả cháu gái là Thuần Khanh cho ông” (6).
Việc Nhữ Bá Sỹ và Hoàng Xuân Hãn không đề cập đến con của Lý Thường Kiệt nhiều khả năng do ông không có người nối dõi. Theo lẽ thông thường, sau khi Lý Thường Kiệt qua đời, “tước hầu” và ân sủng “hưởng lộc vạn hộ ở vùng đất Việt Thường” sẽ được truyền cho con trai hay chí ít con Lý Thường Kiệt cũng được nhà nước quân chủ đương thời trọng dụng, song người thừa hưởng ân sủng này lại là em trai ông - căn cứ vào chi tiết vua Lý cho Thường Hiến “nối tước hầu”.
Nguồn sử liệu gia phả mới phát hiện ở Thanh Hóa đã cho biết thêm thông tin về vợ con Lý Thường Kiệt: ông có nhiều vợ. Gia phả họ Ngô cho biết: Lý Thường Kiệt đã lấy vợ năm 16 tuổi (năm 1036, trước lúc mẹ ông mất 2 năm), 16 tuổi sinh con, không may chết cả mẹ và con.
Về sau, Lý Thường Kiệt lấy vợ khác, một bà họ Tạ (tức Tạ Thị Thuần Khanh), một bà họ Lý, tên là Lý Thị Duy Mỹ. Bà Lý Thị Duy Mỹ sinh Ngô Khảo Tích, Ngô Thị Duyên Lương, Ngô Thị Mỹ Lương. Ngô Khảo Tích sau này làm trấn thủ Ái Châu (có thể có sự nhầm lẫn việc Lý Thường Kiệt làm trấn thủ Ái châu với việc Ngô Khảo Tích làm trấn thủ Ái châu (7).
Tuy nhiên, gia phả cũng ghi chú rằng: có sách nói ba người này không phải con của Thường Kiệt mà là con của Thường Hiến?
Ngai thờ trong đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Chúng tôi chưa phát hiện được tài liệu về quê quán của bà Lý Thị Duy Mỹ, cũng như việc xác định bà nào là vợ cả (?) bà nào là vợ lẽ (?); song đã có thêm tài liệu về đền thờ và sắc phong của triều Nguyễn đối với đền thờ bà họ Tạ ở Thanh Hóa tại thôn Điền, xã A Đô (nay là xã Yên Trung) huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Tài liệu truyền ngôn cho biết: đền thờ có từ lâu đời, được tu sửa nhiều lần; đến thời Nguyễn, ngôi đền vẫn còn rất khang trang, bề thế; được dân trong vùng hương khói quanh năm. Đền thờ bà nằm trong hệ thống đền thờ các vị trọng thần thời Lý được xây dựng trên địa bàn xã A Đô xưa. Đền được các vương triều phong sắc nhưng các sắc phong đều thất lạc.
Hiện tại, có 2 sắc phong ghi niên đại thời “mạt Nguyễn”. Sắc phong thứ nhất năm Khải Định thứ hai (1918), sắc phong còn lại có niên đại Khải Định năm thứ chín (1925) cho đền thờ bà Tạ Thị Thuần Khanh “vợ của Thái bảo Việt quốc công Lý Thường Kiệt triều nhà Lý”.
Sắc phong thứ nhất được ban khi vua Khải Định 40 tuổi.
Phiên âm chữ Hán:
“Sắc Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, A Đô xã, Điền thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Dực bảo, Trung hưng, Linh phù, Lý triều Thái bảo Việt Quốc công chính phu nhân Tạ thị hiệu Thuần Khanh tôn thần. Hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kính ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật. Trứ gia tặng Trang vi thượng đẳng thần. Đặt chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển, khâm tai.
Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật”.
Dịch nghĩa:
“Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo như lệ trước phụng thờ bà họ Tạ, tên hiệu là Thuần Khanh, là vợ của quan Thái bảo triều Lý, được ban tước Việt Quốc Công (Lý Thường Kiệt) với các mỹ tự Dực bảo, Trung hưng, Linh phù... Đã có công giúp nước, hộ dân, nỗi niềm nghiệm thấy linh ứng. Gặp các kỳ tiết lễ đội ơn ban cấp sắc phong cho phép phụng thờ.
Nay vừa đúng vua 40 tuổi làm lễ khánh tiết vâng mang chiếu báu ân sâu lễ rộng thăng lên một bậc, lại gia tặng thêm mỹ tự: Trang vi thượng đẳng thần. Đặc biệt, cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh mà phương pháp tế tự dõi theo phép điển xưa. Vâng sắc.
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1925)” (8).
Sắc phong thứ hai khẳng định: chính phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh là vợ của Thái bảo Việt quốc công Lý Thường Kiệt thời Lý được triều đình cho phép thôn A Đô phụng thờ:
Sắc Thanh Hóa tỉnh, Yên Định huyện, A Đô xã, Điền thôn phụng sự Lý triều Tháo bảo vệ quốc công Chinh phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh tôn thần. Nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phỉ thừa cảnh mệnh diên niệm thần hưu trứ phong vi Dực bảo Trung hưng Linh phù tôn thần. Chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ thần kỳ tương hựu bảo ngã Lê dân, khâm tai.
Khải Định nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhật.
“Sắc cho thôn Điền, xã A Đô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phụng thờ Chính phu nhân Tạ Thị Thuần Khanh là vợ của Thái bảo Việt quốc công Lý Thường Kiệt triều nhà Lý, nỗi niềm nghiệm thấy linh ứng. Tới nay vua đội ơn nối trải mệnh sáng đất nước, nhớ về công lao của thần trước đây, gia phong thêm mỹ tự là bậc Dực Bảo Trung Hưng Linh phù. Cho phép phụng thờ theo từng năm để thần ngầm giúp bảo hộ dân ta. Vâng sắc.
Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định thứ 2 (1918)”
Trong “Bảng danh mục di tích lịch sử văn hóa huyện Yên Định”, tại xã A Đô xưa, nay là Yên Trung, đã thống kê các di tích lịch sử ở xã Yên Trung trong đó có:
- Đền thờ Lý Thường Kiệt.
- Nghè Thọ Lập (thờ phu nhân Lý Thường Kiệt).
Như vậy, có thể khẳng định, tại Yên Trung có hai địa điểm thờ: Đền thờ Lý Thường Kiệt và đền thờ phu nhân Lý Thường Kiệt. Đền thờ Lý Thường Kiệt được xây dựng riêng, có sắc phong riêng cho đền. Địa điểm thờ phu nhân Lý Thường Kiệt hiện trong Nghè Thọ Lập.
Tóm lại, qua những nghiên cứu mới vừa nêu trên đây, chúng ta thấy được rõ ràng hơn về thân thế và gia tộc của vị anh hùng "phá Tống bình Chiêm" lẫy lừng trong lịch sử. Đó những mảnh ghép rất đời thường vốn bị che mờ đi bởi những chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt, mà nay với cách tiếp cận mới trên quan điểm lịch sử toàn diện, hậu thế có được cái nhìn gần gũi về một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử trung đại Việt Nam.
PHẠM HOÀNG MẠNH HÀ
Chú thích:
1, 4, 5 - Huyện Ủy, UBND huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa (2005), Địa chí Hà Trung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, từ trang 833 đến 837.
2- Tảo Trang (1992), “Lý Thường Kiệt dòng dõi Ngô Quyền”, báo Nhân dân chủ nhật, số 172, ngày 24 tháng 5, Hà Nội.
3- Lịch sử họ Ngô - bản vi tính (1998). Bản do ông Ngô Quốc Túy, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu và biên soạn Lịch sử Thanh Hóa cung cấp.
6 - Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và Tông giáo triều Lý, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.36.
7 - Ngô Đức Thắng (1991), Lịch sử họ Ngô tổng hợp, Hà Nội, tr.29.
8 - Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Yên Định - tỉnh Thanh Hóa (2010), Địa chí huyện Yên Định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.712.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Tôi không thể phủ nhận rằng Xuyến là một người vợ tuyệt vời, nhưng khi nhìn lại, tôi thấy áp lực.
Từ khối sĩ quan tiêu binh danh dự với quân phục trắng tinh khôi, đến lực lượng bộ binh hùng mạnh - những người làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, đoàn diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP.HCM đã khắc họa rõ nét sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trước khi sáp nhập với Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND tỉnh (ngày 25-4-2025) phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030.
Hai trọng tài Malaysia được ban tổ chức V.League mời sang làm nhiệm vụ ở trận cầu được xem là 'chung kết' mùa giải vào cuối tuần này.
Trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất “căng mình” đón hơn 115.000 lượt khách. Vì vậy, công tác an ninh được ưu tiên để bảo đảm việc di chuyển của người dân và nhiều đoàn khách tới dự lễ diễu binh, diễu hành.
Du học sinh Việt đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và xúc động nơi đất khách nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025).
Nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, bức tranh kinh tế Việt Nam đã “lột xác” ngoạn mục, khiến thế giới phải kinh ngạc. Từ điểm xuất phát vô cùng khó khăn sau chiến tranh, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động bậc nhất khu vực, hội nhập sâu rộng với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
"Nhiều bạn trẻ ngày nay hay hát sai lời ca khúc "Bài ca thống nhất" so với phiên bản gốc đầu tiên mà tôi thể hiện", Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền chia sẻ với Dân Việt.
Giữa lòng Đà Nẵng sôi động, tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê sừng sững như một biểu tượng bất khuất của tình mẫu tử và lòng yêu nước. Ít ai biết rằng, bức tượng này được làm từ 7.000 vỏ đạn đồng.
Ở độ tuổi đã ngoài 60, ông Trần Tường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cựu chiến binh xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn đam mê làm nông nghiệp, tiên phong phát triển thương hiệu chè xanh Hán Đà thành sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn xã.
Hai dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM đi qua địa phận Đồng Nai được các đơn vị thi công thực hiện xuyên lễ.
Tại tỉnh Hòa Bình, một địa phương giàu truyền thống cách mạng với 74% dân số là đồng bào dân tộc Mường, phụ san Báo Nhân Dân đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thế hệ trẻ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đang triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ.
Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước là một “dấu son” lịch sử mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. Sau chiến thắng ấy, giao thông được kết nối liền một dải Bắc – Nam.
Nguyễn Văn Việt là thủ môn trẻ triển vọng của SLNA, đã có 8 năm khoác áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ nam phụ huynh vào trường hành hung, bắt nữ giáo viên đứng giữa mưa khiến dư luận phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại điểm trường Bắc Thắng, thuộc trường Tiểu học và THCS Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
50 năm trước, vào trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp 1 nhà. Bản tin Dân Việt ngày hôm nay xin dành trọn thời lượng để tri ân sự kiện lớn của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối với Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO.
Với cách làm lẩu gà lá giang này, bạn có món ngon thơm ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, cả nhà đều mê.
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về ngừng bắn Ngày Chiến thắng là khởi đầu cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 29/4.
Công Phượng không phải là lựa chọn của HLV Kim Sang-sik tại ĐT Việt Nam. Nhưng ở bối cảnh hàng công sứt mẻ về chấn thương và sụt giảm phong độ, ông Kim chẳng thể gạt chân sút này khỏi kế hoạch chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia. Điều mà ông Kim bận tâm lúc này có lẽ là dùng anh thế nào sao cho phù hợp.
Một đường dây cá độ bóng đá qua mạng Internet với quy mô đặc biệt lớn, giao dịch số tiền hơn 100 tỷ đồng, vừa bị Công an TP. Đà Nẵng phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá. Theo điều tra, hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Vậy các đối tượng trong đường dây này sẽ đối mặt với những khung hình phạt nghiêm khắc nào theo quy định pháp luật?
Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-30MK2 thực hiện màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục, kết hợp cùng trực thăng bay rước kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tạo nên khung cảnh hùng tráng, đầy tự hào dân tộc.
Để xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Xây dựng nhấn mạnh các đề xuất liên quan đến quyền lợi hành khách, đặc biệt là vấn đề chậm, hủy chuyến và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rút hồ sơ để thẩm tra vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi tháng 9/2024 tại Vĩnh Long. Đây là vụ việc dẫn tới bố của nữ sinh tử vong nổ súng vào tài xế xe tải rồi tự sát.
Có những thông tin về Phố Huế - Hà Nội mà ngay cả những người sống lâu năm ở Thủ đô cũng chưa chắc đã biết!
Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) khẳng định, không có chỉ đạo nào liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con gái ông Nguyễn Vĩnh Phúc (người đàn ông nổ súng bắn người rồi tự sát) tử vong như thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời khẳng định không có quan hệ với tài xế xe tải.
Sáng 30/4, 48 khối diễu binh, diễu hành lần lượt tiến vào lễ đài trong tiếng hô vang dõng dạc, những bước chân mạnh mẽ. Các đội hình di chuyển 5 km từ cổng chính Thảo Cầm Viên đến Dinh Độc Lập (quận 1, TP HCM).