Đoàn tàu Thống Nhất hội ngộ tại ga Đà Nẵng: Chuyến tàu mang theo ký ức và hy vọng
Trưa 30/4, hai đoàn tàu Thống Nhất SE1 và SE4 xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn đã gặp nhau tại ga Đà Nẵng, tạo nên khoảnh khắc đầy xúc động.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà thờ họ Phan Huy tại xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Ba cha con Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích và Phan Huy Ôn cùng đỗ tiến sĩ thời nhà Lê, đã mở nền văn lừng lẫy cho dòng họ Phan Huy làng Thu Hoạch, trấn Nghệ An xưa.
Làng Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) là quê hương gắn liền với tên tuổi của dòng họ khoa bảng Phan Huy.
Dòng họ ban đầu là Phan Văn, có truyền thống làm nghề đan lát, sau thêm buôn bán, làm nông. Vì nhiều người đỗ đại khoa, lại có những trước tác để đời nên dân gian có câu: "Võ Hạ Hoàng, văn Thu Hoạch".
Theo một số tư liệu ghi chép cũng như giai thoại để lại thì dòng họ Phan Văn làng Thu Hoạch có bà Phan Thị Trừu là thiếp của ông Nguyễn Huy Tựu – một gia tộc danh giá nổi tiếng ở làng Trường Lưu, được triều đình ban tước Hầu, có con trai là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh và nhiều người đỗ đạt, thành danh.
Một số giai thoại cho rằng, khi bà Phan Thị Trừu đang mang thai nhưng do bất đồng chuyện gì đó nên bỏ đi. Năm 1722, bà sinh được người con trai, đặt tên là Phan Huy Cẩn (Cận) theo họ của mình.
Dòng họ Phan Huy bắt đầu từ đó. Trong một ghi chép lời kể của ông Nguyễn Huy Cung (1891 - 1972) cháu 5 đời của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh cũng nói rằng: Dòng họ Phan ở Chợ Cày (Hà Tĩnh), mấy đời trước Phan Huy Cẩn đều làm quan võ, thời Nguyễn Huy Tựu làm quan văn ở Thái Nguyên thì bên họ Phan cũng làm quan và ở đó.
Nguyễn Huy Tựu có người thiếp, sau về với họ Phan và sinh ra Phan Cẩn, lúc lớn đổi thành Phan Huy Cẩn. Khi Phan Huy Cẩn muốn về Trường Lưu, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh có nói: Đây là cái lỗi của tiền nhân ta lúc trước, thôi em giữ lấy chữ Huy, anh cũng giữ lấy chữ Huy và con cháu ta cũng vậy.
Từ Phan Huy Cẩn trở đi, chi phái này chủ yếu phát theo ngạch văn, có sự nghiệp văn chương lưu truyền hậu thế.
Chân dung Tiến sĩ Phan Huy Cẩn – người đặt nền móng khoa bảng cho dòng họ Phan Huy.
Phan Huy Cẩn (1722 – 1789) hiệu là Thận Trai, sớm mồ côi cha mẹ, được bà ngoại họ Dương nuôi nấng. Khi đi học, Phan Huy Cẩn thông minh sáng dạ, nhớ lâu. Từ năm 15 tuổi ông đã có tiếng về văn từ. Lớn lên Phan Huy Cẩn được theo học với những người thầy danh tiếng như Thám hoa Đỗ Huy Kỳ, Thượng thư Nhữ Đình Toản, do vậy việc học hành ngày càng thăng tiến.
Đến khoa thi năm 1747, Phan Huy Cẩn thi Hương và đỗ đầu - tức Giải nguyên, đến khoa thi năm 1754 thì đỗ tiến sĩ. Ông trở thành người khai khoa cho dòng họ Phan Huy, và cũng là người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn của dòng họ nức tiếng về văn chương khoa bảng. Sau đó Phan Huy Cẩn chuyển đến sinh sống xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, (nay là xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội). Từ đó dòng họ Phan Huy ở vùng đất mới Sài Sơn.
Theo "Lịch triều chiến chương loại chí" thì Phan Huy Cẩn làm quan ngay thẳng, không xu nịnh. Vì không xu nịnh sủng thần của chúa Trịnh Doanh là Đỗ Thế Giai nên năm 1759 ông bị gièm pha và mất chức. Ông về quê dạy học suốt 8 năm liền. Khi chúa Trịnh Doanh mất, ông được tiến cử và được bổ nhiệm làm quan. Năm 1776, ông được phong làm Đốc đồng Động Hải (Quảng Ninh). Năm 1777, ông đi đánh quân nổi dậy ở vùng núi có công, được thưởng ngân bài.
Năm 1781, ông làm Đốc thị Thuận Hóa. Sau đó lại được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh, làm đến chức Nhập thị Bồi tụng, Hữu thị lang Công bộ, quyền chức Thị lang bộ Binh kiêm giảng quan Quốc Tử Giám. Năm 1786 đời Trịnh Tông, ông về hưu khi đã 65 tuổi, được thăng làm Công bộ tả Thị lang, tước Khuê Phong bá.
Sau đó không lâu quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt chúa Trịnh. Lê Chiêu Thống lên thay Lê Hiển Tông lại triệu ông ra làm Bình chương sự, giảng trong điện Kinh diên, kiêm chức Tham tụng (Tể tướng), rồi Tả thị lang cả ba bộ Binh, Hình, Lễ kiêm Tổng tài quốc sử.
Năm 1788, vì đã già yếu, ông xin từ chức rồi về ấp Yên Sơn, xã Thụy Khê (làng Thầy, Sơn Tây, Hà Nội). Dù đã về hưu, ông vẫn lo lắng tới việc chính trị quốc gia. Khoảng một năm sau (1789), ông mất ở tuổi 68.
Nhà thờ dòng họ Phan Huy tại thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn (Quốc Oai - Hà Nội).
Văn bia họ Phan Huy tại Hà Tĩnh.
Không chỉ đỗ đạt vinh hiển, Tiến sĩ Phan Huy Cẩn còn rất thành công trong việc nuôi dạy con cái, lấy việc học làm đầu nên ai cũng thành tài, rạng danh, trong đó có 2 người con đỗ tiến sĩ, giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình.
Người con đầu là Phan Huy Ích vốn tên là Phan Công Hậu. Do kiêng húy của Tuyên phi Đặng Thị Huệ, về sau mới đổi tên là Huy Ích. Ông nổi tiếng thông minh, học đâu hiểu đó. Thuở nhỏ, ông sống và học tập tại làng Thu Hoạch, đến năm 20 tuổi, năm 1771, ông thi đỗ Giải nguyên tại trường thi Nghệ An.
Sau khi thi đỗ, Phan Huy Ích được triều đình bổ nhiệm một chức quan nhỏ ở trấn Sơn Nam. Đỗ Giải nguyên khi còn trẻ, ông được xem là rất có tiềm năng, trở thành học trò của danh sĩ Ngô Thì Sĩ, được thầy dạy yêu mến mà gả con gái cho. Năm 1775, Phan Huy Ích và anh vợ là Ngô Thì Nhậm cùng dự khoa thi Hội ở Thăng Long và đều đỗ tiến sĩ, rồi sau đó đỗ Chế khoa đồng Tiến sĩ. Khoa này có 18 tiến sĩ, Phan Huy Ích đỗ Hội nguyên Tiến sĩ, đứng đầu số đó.
Năm 1776, ông tiếp tục thi đỗ kỳ thi Ứng chế và được bổ nhiệm làm quan chức Hàn lâm thừa chỉ, rồi làm Đốc đồng tỉnh Thanh Hóa, trông coi việc an ninh. Ủng hộ chế độ chúa Trịnh, năm 1777 sau khi được bổ làm Đốc đồng Thanh Hoa, ông về giữ chức Thiêm sai tri hình phiên ở phủ Chúa.
Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú xã Vạn Thắng (Ba Vì, Hà Nội).
Cũng trong năm này, ông được chúa Trịnh Sâm lệnh mang ấn kiếm, sắc phong tước Cung quận công của vua Lê ban cho Nguyễn Nhạc. Sau đó, ông được chúa phái lên Nam quan tiếp sứ thần nhà Thanh rồi được thăng Hiến sát sứ Thanh Hóa, trông coi việc xét xử và luật pháp.
Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc tiêu diệt kiêu binh và Trịnh Khải, sau đó rút về Nam. Trịnh Bồng đem quân bao vây kinh thành uy hiếp vua Chiêu Thống, vua Lê triệu Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An về kinh để bảo vệ. Phan Huy Ích đang ở dưới trướng Bùi Thế Toại chống lại Nguyễn Hữu Chỉnh nhưng bị đánh thua. Ông bị bắt sống, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh không giết mà mang theo.
Cuối năm 1787, quân Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ hai. Lê Chiêu Thống bỏ chạy. Phan Huy Ích bỏ lên Sài Sơn (Sơn Tây), chấm dứt 14 năm làm quan với chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, Phan Huy Ích được tiến cử và ông được Nguyễn Huệ phong chức Tả thị lang bộ Hộ, tước Thụy Nham hầu.
Năm 1789, sau chiến thắng quân Thanh, Phan Huy Ích từ Phú Xuân được gọi ra Bắc Thành cùng Ngô Thì Nhậm làm công việc ngoại giao với nhà Thanh. Năm 1790, ông được cử vào đoàn sứ bộ hộ tống vua Quang Trung giả sang Trung Quốc, khi về được thăng Thị trung Ngự sử ở tòa Nội các.
Năm 1800, ông và Ngô Thì Nhậm bị Nguyễn Ánh bắt giam rồi cùng bị đem ra Văn Miếu đánh đòn. Sau Phan Huy Ích được tha về. Năm 1804, Gia Long nhân muốn định lại tên nước, bèn cử Phan Huy Ích soạn một bài tuyên cáo.
Từ năm 1814 đến khi qua đời (1822), khi thì ông ở Sài Sơn, khi lại về Thiên Lộc dạy học. Đây là khoảng thời gian ông hoàn chỉnh bản dịch "Chinh phụ ngâm" mà người diễn Nôm đầu tiên tương truyền là bà Đoàn Thị Điểm. Ngoài ra, ông còn sáng tác: Dụ Am thi văn tập, Dụ Am ngâm lục.
Em trai của Phan Huy Ích là Phan Huy Ôn là con trai thứ ba của Phan Huy Cẩn cũng đỗ tiến sĩ khoa thi năm 1779 đời vua Lê Hiển Tông. Ông là vị tiến sĩ được khắc tên mới đây nhất trong tấm bia cuối cùng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tấm bia được dựng vào ngày tốt tháng 11 năm Canh Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (1780).
Sau khi đỗ đại khoa, ông làm quan cho nhà Lê đến chức Đốc đồng Sơn Tây và Thái Nguyên rồi thăng Hàn lâm Thị chế, tước Mỹ Xuyên bá. Năm 1786, ông mất khi mới 32 tuổi, được vua truy tặng Hàn lâm thị giảng, tước Mỹ Xuyên hầu.
Phan Huy Ích sinh được người con trai là Phan Huy Chú cũng lừng lẫy văn chương chữ nghĩa chẳng kém ông, cha và chú. Xuất thân trong gia đình mà cả bên nội và ngoại đều là danh sĩ nức tiếng đương thời.
Ông nội là Tiến sĩ Phan Huy Cẩn, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Tiến sĩ Phan Huy Ích, bác là Ngô Thì Nhậm… nên khi mới 6 tuổi thì được bác mình là Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm kèm cặp, vì thế mà nổi tiếng thần đồng khắp miền.
Dù nổi tiếng từ nhỏ nhưng đến khi lớn thì Phan Huy Chú dự cả 2 kỳ thi Hương cũng chỉ vượt qua tam trường - tức Tú tài. Từ đó ông ngừng sự nghiệp thi cử mà chỉ tập trung nghiên cứu các trước tác, trở thành nhà bác học, danh nhân văn hóa. Năm 1821, vua Minh Mạng biết tiếng ông, mời ông đến Huế giữ chức Biên tu trường Quốc Tử Giám.
Bức thư pháp bài thơ của danh nhân Phan Huy Ích được Hiệp hội Kinh tế – Văn hóa Hàn Việt trao tặng dòng họ Phan Huy Sài Sơn.
Phan Huy Chú dâng lên vua cuốn "Lịch triều hiến chương loại chí" do chính mình biên soạn. Vua Minh Mạng xem thấy cuốn sách rất có giá trị, có lời ban khen và liền cho khắc bản gỗ, in thành nhiều bản để phổ biến. Cuốn sách này ghi chép lại những dữ liệu về văn hóa lịch sử, địa lý suốt từ thời kỳ Hồng Bàng đến thời Lê mạt, trở thành cuốn sách dùng để khảo cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu ngày nay.
Năm 1825, ông được sung làm Phó sứ sang Trung Quốc. Khi về, được làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi thăng Hiệp trấn Quảng Nam (1829). Ít lâu sau, ông bị giáng vì phạm lỗi, được điều động về Huế giữ chức Thị độc ở Viện Hàn lâm. Năm 1831 lại sung Phan Huy Chú làm Phó sứ sang nhà Thanh. Nhưng khi về nước, thì cả đoàn sứ bộ đều bị giáng chức vì tội "lộng quyền", riêng ông bị cách chức.
Năm sau 1832, ông làm phục dịch trong phái bộ sang Batavia (Giang Lưu Ba, Indonesia) để lập công chuộc tội. Trở về vào năm 1834, ông được bổ làm Tư vụ bộ Công. Sau đó, vì chán nản chốn quan trường, ông cáo bệnh xin về hưu ở làng Thanh Mai, thuộc huyện Tiên Phong (nay là xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội). Ở đây, ông làm nghề dạy học và soạn sách cho đến khi mất.
Ngoài "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác có giá trị như: Hoàng Việt dư địa chí (ghi chép về địa lý Việt Nam), Mai Phong du Tây thành dã lục, Hoa thiều ngâm lục (tập thơ đi sứ sang Trung Quốc), Hoa trình tục ngâm, Hải trình chí lược (hay còn gọi là "Dương trình ký kiến" - ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia).
Tiếp nối mạch nguồn văn hóa, dòng họ Phan Huy còn có nhiều bậc danh tài, văn sĩ như: Phan Huy Sảng, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Thực, Phan Huy Dũng, Phan Huy Tùng… cũng như nhiều nhân vật hiện đại, như cố GS Phan Huy Lê. Trong số các nhà thờ của dòng họ Phan Huy, có nhà thờ Phan Huy Chú ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) là nổi tiếng nhất - là nơi con cháu thuộc họ Phan Huy ở phía Bắc sinh hoạt. Nơi đây, vào năm 2015 Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon viếng thăm và để lại lưu bút, ghi mình là "thành viên họ Phan".
Đêm đông Hà Nội, rét cắt da. Trong tiếng còi báo động dồn dập, những chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 siết chặt tay trên cần điều khiển, sẵn sàng nghênh chiến B-52 – thần chết trên không của Mỹ. Từ những cánh đồng Phù Lỗ đến trận địa pháo Đông Anh, từng quả tên lửa đỏ rực xuyên qua màn nhiễu điện tử dày đặc, vẽ nên bản hùng ca bất diệt. Chính họ, những người lính gan thép, đã dựng nên "lũy lửa" giữa trời đêm, bẻ gãy cánh B-52, viết nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không.
Trưa 30/4, hai đoàn tàu Thống Nhất SE1 và SE4 xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn đã gặp nhau tại ga Đà Nẵng, tạo nên khoảnh khắc đầy xúc động.
TP.HCM bắn pháo hoa 30/4 tối nay tại 30 điểm, từ 21h đến 21h15. Đây là lần đầu tiên TP.HCM bắn pháo hoa với số điểm bắn nhiều nhất từ trước đến nay.
Xích Bích là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thời kỳ Tam quốc, góp phần định hình thế cục “chân vạc” của 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô Sau này. Trong Tam quốc diễn nghĩa, người có công lớn nhất làm nên chiến thắng Xích Bích là Gia Cát Lượng.
Những này này, âm thanh của các ca khúc "Tiến về Sài Gòn", "Đất nước trọn niềm vui", "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", "Đất Việt", "Việt Nam trong tôi là"... vang lên trên nhiều sân khấu lớn cũng như được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Tác giả Lucas Leiros viết trong bài báo đăng trên báo infoBRICS rằng, Moldova đang sao chép chính sách của Ukraine bằng cách giao đất đai và tài nguyên thiên nhiên của mình cho các công ty nước ngoài.
Theo phán quyết mới nhất, Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đã bị AFC phạt 20.000 USD (tương đương hơn 500 triệu đồng) vì để CĐV đốt pháo sáng tại Giải bóng đá bãi biển châu Á 2025 mới đây.
Trước khi sáp nhập, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Điểm nhấn đặc biệt ở Hồng Vân là các tuyến đường ngõ xóm đến liên thôn, xã đều luôn sạch bóng rác thải và được người dân trồng hoa rất đẹp.
Tháng 4/1975, trong những ngày hấp hối của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, một kế hoạch giải cứu cán bộ chiến sỹ Đoàn liên hợp quân sự tại Trại Davis đã được đưa ra. Nhưng họ đã quyết tâm bám trụ trận địa, sẵn sàng chiến đấu ngay giữa lòng địch, dù có phải hy sinh.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 30/4: Hiện mức lãi suất trên 6%/năm đang được một số ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phong trào xây dựng ‘cánh đồng 5 tấn’ ở Hải Dương diễn ra sôi nổi, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Hiện nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tập trung thu hoạch mùa tiêu năm 2025. Để kịp tiến độ, các hộ trồng tiêu phải thuê một lượng lớn nhân công thu hái, tạo cơ hội kiếm thêm thu nhập cho nhiều lao động tự do.
Nhiều đại sứ, nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam là khách mời dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay 30/4. Ngay sau lễ kỷ niệm, một số nhà ngoại giao đã chia sẻ trên FB cá nhân hoặc với các đồng nghiệp những cảm xúc và lời chúc mừng của họ.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trải qua các chiến dịch quy mô lớn nối tiếp nhau, phối hợp với hoạt động nổi dậy của quần chúng, quân và dân ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giáng đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, song công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vai trò quan trọng.
Xảy ra va chạm giao thông giữa 2 xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Bình, người đàn ông điều khiển chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát 17C 203.xx đã cầm gậy bóng chày tấn công một tài xế khác.
Không chỉ giá sầu riêng, tính đến ngày 28-4, thị trường mít các loại, trong đó có giá mít ruột đỏ xơ vàng trồng tại Kiên Giang ghi nhận nhiều biến động.
Trong lịch sử chiến tranh nhân dân Việt Nam, dân tộc ta thật tự hào khi có những nhà tình báo xuất sắc, với sức chịu đựng và chấp nhân hy sinh đến lạ lùng như nữ Đại tá tình báo Đinh Thị Vân hay Thiếu tướng Đặng Trần Đức. Cả hai người đều được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sáp nhập 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, tỉnh mới dự kiến mang tên Lâm Đồng sẽ tăng thế về nông nghiệp công nghệ cao. "Siêu tỉnh" sau hợp nhất sẽ là "thủ phủ" nông nghiệp công nghệ cao.
Hồ Thác Bà - "Vịnh Hạ Long trên núi" không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.
Năm 2023, gia đình tôi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh truy tặng cho ông tôi, nhà văn Bùi Hiển, với các tác phẩm kể về những con người bình thường mà anh dũng trong chiến tranh.
Tuyết Diêm - làng nghề làm muối ven biển thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là một trong những vùng làm muối thủ công lâu đời nhất miền Trung, với lịch sử hình thành hơn 300 năm. Tuy nhiên, hiện nay việc giữ gìn và phát triển nghề làm muối tại làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm đang đứng trước nhiều thách thức.
Có ý kiến cho rằng để hướng tới chức vô địch V.League 2024/2025 và Cup Quốc gia 2024/2025, Thể Công Viettel đang thi đấu không đủ tốt, và đó là lý do đội bóng thay HLV Nguyễn Đức Thắng bằng HLV Popov. Nhưng có vẻ lý luận này không vững trãi.
Từ năm 2025, việc không phân loại rác thải sinh hoạt sẽ khiến các hộ gia đình và cá nhân phải đối mặt với mức phạt hành chính nghiêm khắc. Ngoài ra, hành vi xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định cũng sẽ bị xử lý triệt để. Những chế tài này, được quy định chi tiết trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhằm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành vi của người dân, góp phần nâng cao ý thức phân loại và xử lý rác thải đúng cách ngay từ mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an TP.Hà Nội vừa xử phạt hành chính một người đàn ông đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
NSND Quốc Hưng cho biết ông hạnh phúc khi đứng chung sân khấu với người bạn thân lâu năm trong nghề - NSND Tạ Minh Tâm.
Tiềm năng du lịch Dầu Tiếng (Bình Dương) ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ, đa tầng lớp, từ hồ nước mênh mông, núi rừng thơ mộng đến văn hóa bản địa đặc sắc. Trong đó, bán đảo Tha La – điểm nhấn của du lịch Dầu Tiếng có thể trở thành điểm đến xanh hấp dẫn ở Đông Nam bộ.
7 ngày làm vợ - cả đời làm dâu, đó là câu chuyện của bà Đặng Thị Xơ (ở xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Chồng bà - ông Lê Văn Huỳnh, cách đây 53 năm đã gác bút nghiên cùng hàng chục nghìn sinh viên Hà Nội lên đường nhập ngũ chiến đấu, và ông đã hy sinh tại chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Trong bức thư cuối cùng gửi về cho vợ, ông Huỳnh như dự cảm về sự hy sinh của mình, thậm chí ông còn “chỉ đường” để vợ sau này vào chiến trường mang hài cốt mình về.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Tôi không thể phủ nhận rằng Xuyến là một người vợ tuyệt vời, nhưng khi nhìn lại, tôi thấy áp lực.
Từ khối sĩ quan tiêu binh danh dự với quân phục trắng tinh khôi, đến lực lượng bộ binh hùng mạnh - những người làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, đoàn diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP.HCM đã khắc họa rõ nét sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trước khi sáp nhập với Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND tỉnh (ngày 25-4-2025) phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030.