Ông Zelensky cáo buộc Nga 'chuẩn bị gì đó' dưới vỏ bọc tập trận ở Belarus
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Là một trong những người giao mầm cách mạng ở Nam bộ, từ giữa những năm 1920 đồng chí Ung Văn Khiêm thuộc lứa đàn anh, lớp học trò đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đồng chí Ung Văn Khiêm đã tiếp thu và học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng, tính nhân văn, tính quần chúng của Hồ Chí Minh, và chính đồng chí đã rèn luyện, bồi dưỡng bản thân mình trong suốt cuộc đời cách mạng, đóng góp vào xây dựng sự nghiệp lớn lao của Đảng, của dân tộc.
Đồng chí Ung Văn Khiêm sinh năm 1910 tại làng Tấn Đức, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Khi còn là học sinh của Trường Collège de Cần Thơ, đồng chí Ung Văn Khiêm đã tham gia lãnh đạo các cuộc bãi khóa của học sinh nhân đám tang Cụ Phan Bội Châu và phản đối thực dân Pháp bắt giữ chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh.
Cuối năm 1927, cùng với thầy giáo Châu Văn Liêm, đồng chí Ung Văn Khiêm được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
Năm 1928, đồng chí được đưa đi tham dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, đồng chí cùng đồng chí Ngô Gia Tự từ Quảng Châu về Sài Gòn, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Nam Bộ, gây dựng những tổ chức Đảng đầu tiên, đặt nền móng cho phong trào cách mạng ở đây.
Tháng 8/1929, đồng chí Ung Văn Khiêm tham gia cùng đồng chí Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác thành lập An Nam Cộng sản Đảng và được chỉ định làm Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng toàn miền Hậu Giang gồm 9 tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc.
Tháng 1/1930, đồng chí Ung Văn Khiêm xuống làng An Xuyên quận Cà Mau kết nạp 5 hội viên ưu tú của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vào An Nam Cộng sản Đảng.
Đây là tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay).
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Xứ ủy Nam Kỳ được thành lập, do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Tháng 6 năm 1930, đồng chí Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư Xứ ủy, thay cho đồng chí Ngô Gia Tự bị địch bắt.
Từ năm 1931 - 1936, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn, Sài Gòn và đày đi Côn Đảo. Tại đây, đồng chí tích cực tham gia các cuộc đấu tranh do Đảo ủy phát động.
Sau khi mãn hạn tù, đồng chí Ung Văn Khiêm hoạt động công khai trong tổ chức Ủy ban Hành động của Đông Dương Đại hội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1939, đồng chí lại bị thực dân Pháp bắt giam.
Sau 18 tháng giam tại Long Xuyên, địch định đưa đồng chí lên giam ở Tà Lài, nhưng nhờ mưu trí, nhân lúc địch sơ hở, đồng chí chạy thoát và về hoạt động tại đồn điền Cờ Đỏ ở Ô Môn, Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm năm 1961. Ảnh Tự liệu.
Ngày 9/3/1945, chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Ung Văn Khiêm đã đại diện Mặt trận Việt Minh vận động chủ đồn điền người Pháp giao đồn điền Cờ Đỏ cho cách mạng quản lý và hứa sẽ che chở cho các gia đình người Pháp trong những ngày trốn tránh quân Nhật. Hai chủ đồn điền người Pháp đã tuân lệnh đồng chí Ung Văn Khiêm.
Năm 1945, đồng chí Ung Văn Khiêm tham gia Xứ ủy Nam Bộ (Xứ ủy Tiền phong), là Ủy viên Ban Thường vụ.
Giữa năm 1945, đồng chí cùng đồng chí Hà Huy Giáp nhận được thư của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập, thay mặt Xứ ủy Nam Bộ đã ra Tân Trào dự Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 - ngày 15/8 và Quốc dân Đại hội ngày 16/8/1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí Ung Văn Khiêm được cử làm Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ. Trong cuộc Tổng tuyến cử toàn quốc đầu tiên năm 1946, đồng chí Ung Văn Khiêm đắc cử đại biểu Quốc hội khóa I đơn vị tỉnh Long Xuyên.
Sau đó, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Ủy viên Nội vụ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ. Đồng chí đã cùng Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược khi chúng quay trở lại hòng chiếm nước ta một lần nữa.
Ngày 25/10/1945, trong phiên họp đầu tiên của Xứ ủy Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, Đồng Tháp Mười, đồng chí Ung Văn Khiêm đã đề xuất ý kiến phải củng cố bộ đội, phải đưa đảng viên nắm bộ đội. Ý kiến của đồng chí đã được Xứ ủy nhất trí hoàn toàn.
Sau Hội nghị, Xứ ủy Tiền phong và Xứ ủy Giải phóng đã được thống nhất, nhưng nhiều tỉnh vẫn còn tình trạng hai tỉnh ủy.
Trong năm 1946, nhằm thống nhất tổ chức Đảng, với tư cách là đại diện Xứ ủy Tiền phong, đồng chí đã cùng Trần Văn Trà, đại diện Xứ ủy Giải phóng trực tiếp đi đến một số tỉnh đôn đốc việc sáp nhập hai tổ chức Tiền phong và Giải phóng. Từ đây, Đảng bộ Nam Bộ mới được thống nhất thực sự và mọi sự chỉ đạo mới được thông suốt trong toàn Xứ.
Với tư cách là Ủy viên Nội vụ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đồng chí Ung Văn Khiêm đã bàn bạc với Luật sư Phạm Ngọc Thuần - Quyền Chủ tịch Ủy ban Nam Bộ và đồng chí trực tiếp soạn thảo, ký ban hành Chỉ thị số 4/NV ngày 22/5/1947, một tháng sau, ngày 21/6/1947 ký Chỉ thị 404/NV bổ sung, kêu gọi công chức và viên chức trong cơ quan, bộ máy của Pháp tham gia đấu tranh chống Pháp, tuyệt đối không được hợp tác với giặc.
Thực hiện chỉ thị này, Liên đoàn Viên chức và Nghiệp đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động hàng ngàn thợ thuyền và nhiều nhân sĩ, trí thức, trong đó có nhiều công chức cao cấp rời thành phố ra bưng biển kháng chiến.
Công nhân viên chức ở nội thành còn đình công, tháo gỡ máy móc, bí mật lấy hóa chất, thuốc men, vật liệu văn phòng... của địch để gửi ra căn cứ kháng chiến. Trong khi địch ra sức củng cố bộ máy ngụy quyền thì hai bản chỉ thị trên có sức công phá chính quyền địch một cách hiệu quả, đồng thời tăng thêm nhân lực cho kháng chiến, nhất là đội ngũ trí thức và công nhân kỹ thuật.
Đồng chí còn là người có bản lĩnh, năng động, sáng tạo trong giải quyết những vấn đề bức xúc về tôn giáo, khắc phục những nhận thức ấu trĩ, tả khuynh trong công tác tôn giáo ở Nam Bộ, tăng cường khối đại đoàn kết, nâng cao vai trò của Mặt trận Dân tộc Thống nhất.
Tháng 2/1951, đồng chí Ung Văn Khiêm được cử làm Trưởng đoàn đại biểu của Xứ ủy Nam Bộ dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại Việt Bắc.
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghe đồng chí báo cáo cụ thể về tình hình kháng chiến ở Nam Bộ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã bầu đồng chí Ung Văn Khiêm làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Sau Đại hội, Trung ương quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, với thành phần là các đồng chí Ủy viên Trung ương vừa được bầu tại Đại hội đang hoạt động ở Nam Bộ.
Đồng chí Ung Văn Khiêm được chỉ định làm Ủy viên Trung ương Cục miền Nam. Lúc bấy giờ, tỉnh Bạc Liêu được xác định là một trong những tỉnh căn cứ địa của miền Nam. Năm 1953, Trung ương Cục quyết định cử đồng chí Ung Văn Khiêm, Ủy viên Trung ương Cục tham gia Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Ngày 15/5/1953, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ III họp ở ấp Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Ngọc Hiển, đồng chí Ung Văn Khiêm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh.
Đồng chí Ung Văn Khiêm đã phát huy dân chủ nội bộ, huy động sức mạnh của Đảng bộ và quân dân trong tỉnh thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng, đẩy mạnh tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.
Đồng chí còn là người vận dụng sáng tạo chủ trương bồi dưỡng sức dân của Chính phủ, lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bạc Liêu tiếp tục thực hiện giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất cho nông dân; thi hành tốt chính sách thuế nông nghiệp, góp phần rất lớn vào ngân sách Nam bộ trong kháng chiến.
Sau Hiệp định Gieneve, đồng chí Ung Văn Khiêm được lệnh tập kết ra Bắc. Năm 1955, đồng chí được giao làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Tại Đại hội toàn quốc lên thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại làm Ủy viên Trung ương Đảng và được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Đồng chí Ung Văn khiêm luôn quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế, luôn nắm vững tư tưởng của Bác Hồ “Dĩ bất biến ứng vạn biến” nhằm tăng cường sự đoàn kết quốc tế giữa các đảng và các nước anh em, liên kết gắn bó với các nước thế giới thứ ba, kiên quvết chống mọi âm mưu của đế quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 1963, đồng chí Ung Văn Khiêm chuyển công tác sang làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến năm 1967, đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng chí mất vào ngày 20/3/1991.
“Nếu có một người có quyền mà không thích sử dụng quyền, phải nói đó là đồng chí Ung Văn Khiêm, học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Điếu văn, do đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, đọc trong Lễ truy điệu đồng chí Ung Văn Khiêm.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Tôi không thể phủ nhận rằng Xuyến là một người vợ tuyệt vời, nhưng khi nhìn lại, tôi thấy áp lực.
Từ khối sĩ quan tiêu binh danh dự với quân phục trắng tinh khôi, đến lực lượng bộ binh hùng mạnh - những người làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, đoàn diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP.HCM đã khắc họa rõ nét sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trước khi sáp nhập với Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND tỉnh (ngày 25-4-2025) phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030.
Hai trọng tài Malaysia được ban tổ chức V.League mời sang làm nhiệm vụ ở trận cầu được xem là 'chung kết' mùa giải vào cuối tuần này.
Trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất “căng mình” đón hơn 115.000 lượt khách. Vì vậy, công tác an ninh được ưu tiên để bảo đảm việc di chuyển của người dân và nhiều đoàn khách tới dự lễ diễu binh, diễu hành.
Du học sinh Việt đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và xúc động nơi đất khách nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025).
Nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, bức tranh kinh tế Việt Nam đã “lột xác” ngoạn mục, khiến thế giới phải kinh ngạc. Từ điểm xuất phát vô cùng khó khăn sau chiến tranh, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động bậc nhất khu vực, hội nhập sâu rộng với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
"Nhiều bạn trẻ ngày nay hay hát sai lời ca khúc "Bài ca thống nhất" so với phiên bản gốc đầu tiên mà tôi thể hiện", Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền chia sẻ với Dân Việt.
Giữa lòng Đà Nẵng sôi động, tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê sừng sững như một biểu tượng bất khuất của tình mẫu tử và lòng yêu nước. Ít ai biết rằng, bức tượng này được làm từ 7.000 vỏ đạn đồng.
Ở độ tuổi đã ngoài 60, ông Trần Tường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cựu chiến binh xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn đam mê làm nông nghiệp, tiên phong phát triển thương hiệu chè xanh Hán Đà thành sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn xã.
Hai dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM đi qua địa phận Đồng Nai được các đơn vị thi công thực hiện xuyên lễ.
Tại tỉnh Hòa Bình, một địa phương giàu truyền thống cách mạng với 74% dân số là đồng bào dân tộc Mường, phụ san Báo Nhân Dân đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thế hệ trẻ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đang triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ.
Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước là một “dấu son” lịch sử mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. Sau chiến thắng ấy, giao thông được kết nối liền một dải Bắc – Nam.
Nguyễn Văn Việt là thủ môn trẻ triển vọng của SLNA, đã có 8 năm khoác áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ nam phụ huynh vào trường hành hung, bắt nữ giáo viên đứng giữa mưa khiến dư luận phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại điểm trường Bắc Thắng, thuộc trường Tiểu học và THCS Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
50 năm trước, vào trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp 1 nhà. Bản tin Dân Việt ngày hôm nay xin dành trọn thời lượng để tri ân sự kiện lớn của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối với Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO.
Với cách làm lẩu gà lá giang này, bạn có món ngon thơm ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, cả nhà đều mê.
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về ngừng bắn Ngày Chiến thắng là khởi đầu cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 29/4.
Công Phượng không phải là lựa chọn của HLV Kim Sang-sik tại ĐT Việt Nam. Nhưng ở bối cảnh hàng công sứt mẻ về chấn thương và sụt giảm phong độ, ông Kim chẳng thể gạt chân sút này khỏi kế hoạch chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia. Điều mà ông Kim bận tâm lúc này có lẽ là dùng anh thế nào sao cho phù hợp.
Một đường dây cá độ bóng đá qua mạng Internet với quy mô đặc biệt lớn, giao dịch số tiền hơn 100 tỷ đồng, vừa bị Công an TP. Đà Nẵng phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá. Theo điều tra, hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Vậy các đối tượng trong đường dây này sẽ đối mặt với những khung hình phạt nghiêm khắc nào theo quy định pháp luật?
Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-30MK2 thực hiện màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục, kết hợp cùng trực thăng bay rước kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tạo nên khung cảnh hùng tráng, đầy tự hào dân tộc.
Để xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Xây dựng nhấn mạnh các đề xuất liên quan đến quyền lợi hành khách, đặc biệt là vấn đề chậm, hủy chuyến và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rút hồ sơ để thẩm tra vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi tháng 9/2024 tại Vĩnh Long. Đây là vụ việc dẫn tới bố của nữ sinh tử vong nổ súng vào tài xế xe tải rồi tự sát.
Có những thông tin về Phố Huế - Hà Nội mà ngay cả những người sống lâu năm ở Thủ đô cũng chưa chắc đã biết!
Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) khẳng định, không có chỉ đạo nào liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con gái ông Nguyễn Vĩnh Phúc (người đàn ông nổ súng bắn người rồi tự sát) tử vong như thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời khẳng định không có quan hệ với tài xế xe tải.
Sáng 30/4, 48 khối diễu binh, diễu hành lần lượt tiến vào lễ đài trong tiếng hô vang dõng dạc, những bước chân mạnh mẽ. Các đội hình di chuyển 5 km từ cổng chính Thảo Cầm Viên đến Dinh Độc Lập (quận 1, TP HCM).