×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Việt Nam trong tôi
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Cháy chung cư Độc Lập, 8 người tử vong
    Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Khởi tố Quảng Linh Vlog, Hằng Du mục
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ tư, ngày 28/05/2025 14:35 GMT+7

    Nghị quyết 68: Doanh nghiệp nông nghiệp mong "mưa chính sách" thấm sâu, chuyên gia hiến kế "cởi trói" toàn diện

    + aA -
    Nhóm PV Thứ tư, ngày 28/05/2025 14:35 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Chiều 28/5, tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: "Nghị quyết 68: Kiến tạo kỷ nguyên vàng cho doanh nghiệp nông nghiệp".
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Diễn đàn “Nghị quyết 68: Kiến tạo kỷ nguyên vàng cho doanh nghiệp nông nghiệp”
    • Nghị quyết 68: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', tạo động lực cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
    • LS Trương Trọng Nghĩa: Đưa lệnh cấm lạm dụng thanh tra nhũng nhiễu doanh nghiệp tại Nghị quyết 68 vào Luật Doanh nghiệp

    Ngày 4/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là "một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia", là "lực lượng tiên phong", đồng thời đặt ra yêu cầu cần thiết phải "khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân".

    Để cụ thể hóa chủ trương lớn này, ngày 17/5/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 198/2025/QH15, xác lập một số cơ chế, chính sách đặc biệt dành cho phát triển kinh tế tư nhân. Ngay sau đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP nhằm triển khai kế hoạch thực hiện những cơ chế, chính sách nêu trên.

    Những quyết sách mang tính bước ngoặt này được kỳ vọng sẽ đánh thức tiềm năng to lớn, mở ra một "kỷ nguyên vàng" cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam – đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn là một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế đất nước.

    Đồng hành cùng chủ trương lớn và tinh thần đổi mới, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: "Nghị quyết 68: Kiến tạo kỷ nguyên vàng cho doanh nghiệp nông nghiệp".

    Diễn đàn sẽ tập trung vào ba nhóm nội dung chính:

    Thứ nhất, phân tích những vướng mắc cốt lõi, những "rào cản vô hình" đang kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay. Làm sao để "cởi trói" cho doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp, dù ở bất kỳ quy mô nào? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ cùng chia sẻ những trăn trở, kinh nghiệm thực tiễn để từ đó đề xuất giải pháp tháo gỡ.

    Thứ hai, bên cạnh hệ thống chính sách hiện hành, cần thêm những động lực mang tính đột phá nào để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp? Diễn đàn sẽ giới thiệu những mô hình doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới – từ ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, đến phát triển chuỗi giá trị bền vững. Những câu chuyện thành công ấy sẽ là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp khác trên hành trình phát triển.

    Thứ ba, khi khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo định hướng của Nghị quyết 68, làm thế nào để nông dân thực sự được hưởng lợi và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương? Diễn đàn bàn luận sâu về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc xây dựng mối liên kết bền vững với người nông dân – góp phần hiện thực hóa mục tiêu "ly nông bất ly hương", kiến tạo một nền nông nghiệp phát triển, có trách nhiệm và bền vững với cộng đồng.

    Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Điện tử Dân Việt tặng hoa các khách mời tham gia diễn đàn.

    Diễn đàn có sự tham gia của các khách mời:

    1. Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN & PTNT

    2. Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng

    3. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long

    3. Anh hùng Lao động Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ba Huân.

    4. Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Bồ Đề

    5. Ông Đào Ngọc Nam - Chủ tịch An Việt Group

    6. Ông Đỗ Quang Hưng - Phó Tổng Giám đốc thứ Nhất Khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (Hải Phòng)

    7. Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh

    8. Luật sư Nguyễn Thị Sâm - Giám đốc Công ty Luật TNHH Ngọc Linh và Cộng sự

    9. Bà Tống Thị Ngân - Giám đốc Công ty CP HAQ Hà Nội

    14:36

    Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/ Điện tử Dân Việt phát biểu khai mạc diễn đàn.

    Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Hoài - Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/ Điện tử Dân Việt nhấn mạnh:

    Báo Dân Việt ngoài vai trò là một cơ quan báo chí còn là một đơn vị chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện lớn nhỏ trên toàn quốc. Nhắc đến Dân Việt là nhắc đến những chương trình quy mô và uy tín như: Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, Diễn đàn Nông dân Quốc gia, Tự hào Nông dân Việt Nam… Mỗi năm, chúng tôi tổ chức từ 40 - 50 diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, với mục tiêu kết nối chuyên gia – doanh nghiệp – người dân, lắng nghe và phản ánh trung thực nhất tâm tư, nguyện vọng từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

    Nghị quyết 68 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lần đầu tiên Đảng và Nhà nước khẳng định vai trò trung tâm, là động lực then chốt của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đồng thời, xóa bỏ định kiến, cách đối xử không bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, thay đổi từ tư duy “quản lý” sang “kiến tạo và đồng hành” với doanh nghiệp.

    Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tư nhân về vốn, đất đai, khoa học công nghệ, nhân lực. Có thể ví Nghị quyết 68 như “cơn mưa rào” giữa vùng nắng hạn, giải tỏa cơn khát chính sách cho doanh nghiệp sau thời gian dài chờ đợi.

    Chúng tôi kỳ vọng, qua diễn đàn hôm nay, những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 68 sẽ được lan tỏa sâu rộng tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Chúng tôi cũng mong muốn được lắng nghe các ý kiến thẳng thắn, xây dựng từ các chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà khoa học – để cùng tháo gỡ những vướng mắc, rào cản trong quá trình triển khai nghị quyết.

    Đặc biệt, chúng tôi rất trân trọng các chia sẻ từ thực tiễn sản xuất của các doanh nhân đang trực tiếp “làm nông”, như chị Ba Huân, chị Nguyễn Thị Hằng, anh Đào Ngọc Nam... – những người không chỉ là doanh nhân, mà còn là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng khởi nghiệp nông nghiệp.

    Với tinh thần đó, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Diễn đàn “Nghị quyết 68: Kiến tạo kỷ nguyên vàng cho doanh nghiệp nông nghiệp”.

    14:58

    Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Nghị quyết 68 là đột phá nhận thức, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

    Có mặt tại Diễn đàn trực tuyến, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, Nghị quyết 68 là đột phá lớn về mặt nhận thức, tạo một sự đổi mới, nó là một động lực chính trong tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm các nước cho thấy, tư nhân đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, những doanh nhân tư nhân đều có nền tảng phát triển tốt.

    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Nếu nghị quyết được triển khai thì sẽ tạo động lực tốt cho tăng trưởng kinh tế với 5 điều sau: Thứ nhất, thay đổi về tái cơ cấu kinh tế. Thứ hai, tạo điều kiện cho giá trị gia tăng tăng thêm. Thứ ba, tạo điều kiện cho các ngành mũi nhọn phát triển, có khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế.

    Thứ tư, chuyển dịch dần những ngành có năng suất lao động cao hơn. Thứ năm, chuyển đổi xanh bền vững.

    Nếu Nghị quyết 68 được thực thi đúng, nhanh thì sẽ tạo sự dịch chuyển tốt, gia tăng hấp dẫn đầu tư trong nước và nguồn lực từ bên ngoài.

    15:2

    Anh hùng lao động Phạm Thị Huân: Mong Nghị quyết 68 đừng chậm trễ, doanh nghiệp nông nghiệp cần hành động ngay để thoát khó, vươn lên

    Thực sự mà nói, tôi đã có trên 50 năm làm nông nghiệp, tôi rất mừng khi Nghị quyết số 68-NQ/TW được ban hành. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy ngay sự thay đổi. Rất nhiều doanh nghiệp kinh tế tư nhân sẽ có cơ hội phát triển, mở rộng quy mô và đầu tư thêm. Thực tế, hiện nay có rất nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bao gồm cả ngành sản xuất tiêu dùng. Nhưng đối với các công ty tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, việc phát triển vẫn còn rất nhiều khó khăn, từ nguồn vốn, tiếp cận thị trường cho đến sự cạnh tranh khốc liệt.

    Nếu Nghị quyết này được thực hiện, nền kinh tế tư nhân sẽ có những thay đổi lớn và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển đó, chúng ta cần phải hành động ngay lập tức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp phát triển về ngành nông nghiệp.

    Trước đây, các doanh nghiệp phải lo cơm áo gạo tiền và các chi phí như bảo hiểm công nhân. Họ chưa bao giờ thực sự sản xuất nhiều, và rất nhiều doanh nghiệp phải "giậm chân tại chỗ". Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta thực hiện ngay cơ chế mới này, chúng tôi sẽ rất biết ơn Đảng, Chính phủ, Bộ ban ngành đã giúp đỡ các doanh nghiệp làm nông nghiệp nói riêng và doanh nghiệp ngành khác nói chung.

    Tôi năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi, nhưng lòng đam mê với ngành nông nghiệp thì không bao giờ già. Tôi rất tâm huyết với ngành này. Tôi rất mừng khi trong 5 năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã quan tâm trở lại ngành nông nghiệp.

    Đặc biệt, việc Tổng Bí thư ban hành Nghị quyết 68 là một điều rất đáng mong muốn. Tôi đại diện cho các doanh nghiệp phía Nam muốn bày tỏ ý kiến hôm nay để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    15:12

    Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: “Phải cầm tay chỉ việc” để Nghị quyết 68 đi vào cuộc sống


    Khi Nghị quyết 68 ra đời, đây là diễn đàn đầu tiên bàn riêng chuyên đề về tác động của Nghị quyết 68 đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Khi đưa Nghị quyết 68 vào cuộc sống, chúng ta phải nhìn nhận rõ những khó khăn đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp, vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức, từ thời tiết, dịch bệnh đến biến động thị trường. Một thực tế đáng lưu tâm là bảo hiểm nông nghiệp hiện mới chỉ thu hút được khoảng 9% nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp tham gia. Rõ ràng, nếu không có một hành lang bảo hiểm đủ mạnh, thì việc kêu gọi đầu tư quy mô lớn vào nông nghiệp sẽ vô cùng khó khăn.

    Chúng ta đã bàn về phát triển kinh tế tư nhân từ Đại hội VII, song phải đến bây giờ mới có một Nghị quyết mang tính bước ngoặt như thế này. Nghị quyết 68-NQ/TW đã khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

    Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, với những mục tiêu và lộ trình rõ ràng. Điều này cho thấy quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết 68 không chỉ nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân như một động lực then chốt, mà còn thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo và quá trình chuyển đổi số trong khu vực này.

    Để Nghị quyết 68 thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận và tập trung tháo gỡ những "nút thắt" còn tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề đất đai, cụ thể là những vướng mắc trong việc tập trung, tích tụ ruộng đất và những quy định về hạn điền vẫn chưa được giải quyết triệt để.

    Bên cạnh đó, việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp cũng còn nhiều rào cản. Ở khu vực nông thôn, tình trạng thanh niên có trình độ, sức lực đi làm ở các lĩnh vực khác là phổ biến, trong khi đó, thanh niên nông thôn muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp lại đối mặt với không ít khó khăn. Vậy, làm thế nào để đưa khoa học công nghệ thực sự bén rễ và phát triển trong nông nghiệp một cách hiệu quả?

    Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên, chúng ta có một "bộ tứ trụ cột nghị quyết" (ám chỉ NQ68 của Bộ Chính trị, cùng các Nghị quyết cụ thể hóa của Quốc hội, Chính phủ), đây chính là động lực mạnh mẽ để phát triển cũng như tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại.

    Tôi cho rằng có hai vấn đề lớn cần tập trung giải quyết:

    Thứ nhất, cần tháo gỡ các "nút thắt" từ cấp quản lý nhà nước, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải chủ động, đồng hành. Chúng ta có khoảng 5 triệu hộ kinh tế cá thể, đây là một lực lượng tiềm năng rất lớn để phát triển thành các doanh nghiệp quy mô hơn. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn còn tâm lý e ngại, phân tâm và lo lắng khi muốn mở rộng quy mô. Các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp cần phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các hộ kinh doanh này.

    Thứ hai, vai trò của khoa học công nghệ là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với khoa học công nghệ bằng cách "cầm tay chỉ việc", chuyển giao một cách cụ thể, thiết thực. Chưa bao giờ chúng ta có một hệ thống gồm 4 Nghị quyết quan trọng và đồng bộ như thế, khẳng định rất rõ vai trò, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

    15:27

    Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng: Nghị quyết 68 mở lối cho nông dân khởi nghiệp, làm chủ tri thức

    Tôi xin được thay mặt bà con nông dân bày tỏ quan điểm của mình. Trước hết tôi phải khẳng định rằng Nghị quyết 68 thực sự rất có ý nghĩa với bà con nông dân. Nghị quyết này rất quan trọng giúp bà con nông dân mạnh dạn đi vào vấn đề mới, phải chuyển đổi sản xuất để làm giàu, làm thế nào để bà con nông dân thu nhập 100 triệu/ha, thay trồng lúa bằng trồng sả, trồng macca, hồ tiêu, nuôi hàu, nuôi rong biển…

    Nghị quyết này giúp nông dân chuyển đổi hướng đi, phấn đấu mỗi ha thu nhập ít nhất 100 triệu trở lên.

    Hãy nhìn vào Sơn La, Điện Biên,.. Trước đó nhìn đâu cũng chỉ thấy ngô, sắn nhưng hiện tại, nơi đây đã phủ kín macca cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với hai loại nông sản trên.

    Nghị quyết 68 hay ở chỗ tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạn thay đổi, chọn đối tượng phù hợp và lựa chọn khoa học kỹ thuật vào để sản xuất nông nghiệp cho năng suất và thu nhập cao, giúp nông dân mạnh dạn thành lập những doanh nghiệp, khơi dậy cho bà con tìm hiểu khoa học kỹ thuật. Đồng thời, huy động các nhà khoa học giúp cho bà con tìm ngành nghề phù hợp nhất để đời sống bà con đi lên.

    Qua đây tôi rất mong sắp tới báo Dân Việt có chuyên mục mới để thường xuyên đưa thông tin, giới thiệu những mô hình mới. Chúng tôi hy vọng sẽ được hợp tác dài với báo để giúp bà con nông dân.

    15:33

    Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Bồ Đề: Từ đề tài quốc gia tôm lúa hữu cơ đến khát vọng 1 tỷ đồng/ha - "Nghị quyết 68 tiếp lửa cho chúng tôi"

    Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề


    Trước hết, tôi xin bày tỏ niềm vinh dự khi được tham gia Diễn đàn ý nghĩa này, nơi chúng ta cùng nhau thảo luận về những cơ hội và động lực mới từ Nghị quyết 68.

    Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chúng tôi đã luôn tâm huyết và gắn bó mật thiết với người nông dân thông qua đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”. Đề án này không chỉ dừng lại ở ngành thủy sản mà đã lan tỏa sang cả lĩnh vực cây trồng, với mong muốn mang đến những thay đổi thực chất và bền vững cho bà con.

    Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân sẽ là "lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW". Tôi rất tự hào báo cáo với quý vị rằng, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề là đơn vị duy nhất trong lĩnh vực bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia về chuỗi tôm lúa hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long.

    Đây là một đề tài mà chúng tôi đã dày công nghiên cứu và xây dựng trong nhiều năm. Đến nay, mô hình chuỗi tôm lúa hữu cơ của Bồ Đề đã được nhân rộng và lan tỏa khắp các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt, sản phẩm của chúng tôi đã chinh phục được những thị trường xuất khẩu "khó tính" nhất.

    Thành công này đến từ việc chúng tôi không chỉ cung cấp công nghệ, mà còn tập trung vào việc thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, giúp họ tự tin đứng vững trên đôi chân của mình. Chúng tôi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, làm sao để mỗi héc-ta đất nông nghiệp có thể mang lại thu hoạch trên 100 triệu đồng, thậm chí là 1 tỷ đồng mỗi năm. Và tôi tin tưởng chắc chắn rằng, với sự đồng lòng và những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai không xa.

    Trở lại với vấn đề “cởi trói” cho nông nghiệp, nông dân, tôi thực sự cảm thấy phấn khởi và mừng vui khi Nghị quyết 68 được ban hành. Đây thực sự là một Nghị quyết mang tính cách mạng, mở ra một chương mới cho lĩnh vực nông nghiệp. Tôi tin rằng, chỉ có những đột phá về tư duy và chính sách như vậy mới có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời giúp người nông dân làm chủ được khoa học công nghệ, từ đó hình thành nên những chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và hiện đại. Đây chính là vấn đề cốt lõi, là đòn bẩy tạo nên sự đột phá cho nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới."

    15:46

    Mình chúng tôi như cánh én không thể làm vui nổi mùa xuân, Nghị quyết 68 gieo hy vọng cho chúng tôi

    Bà Phạm Thị Huân (bà Ba Huân)

    Nghe về Nghị quyết 68, về những cơ chế, chính sách mới, thực sự trong lòng những người làm doanh nghiệp như chúng tôi có nhiều cảm xúc. Về phía Công ty Ba Huân, chúng tôi cũng đã có những cuộc họp Hội đồng quản trị để bàn luận, đánh giá và đưa ra các định hướng cho chặng đường sắp tới.

    Thực ra, con đường mà Ba Huân đã chọn và đang đi là con đường tự lực, tự cường. Chúng tôi đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ cao, ứng dụng các giải pháp quản trị hiện đại như phần mềm của FPT vào quy trình sản xuất từ nhiều năm nay. Đó là hành trình tự thân vận động, tự chủ suốt mấy chục năm qua, không hề ngồi chờ đợi hay phụ thuộc vào một nghị quyết cụ thể nào.

    Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng thấu hiểu rằng, "một con én không thể làm nên cả mùa xuân". Ba Huân có thể đã đi trước một bước, đã vững vàng, nhưng để cả ngành nông nghiệp, cả nền kinh tế tư nhân cùng cất cánh thì cần sự chung tay của rất nhiều doanh nghiệp.

    Chính vì vậy, khi Nghị quyết 68 này ra đời, với những cơ chế, chính sách đặc biệt, chúng tôi tin rằng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả một cộng đồng doanh nghiệp, chứ không riêng gì Ba Huân. Chúng tôi đã tiên phong đi vào công nghệ cao từ rất lâu, ngay cả trong những giai đoạn ngành gia cầm phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đến hôm nay, Ba Huân đã có một nền tảng vững chắc trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, đến nhà máy xử lý trứng và chế biến thực phẩm.

    Với nền tảng đó, và trước vận hội mới mà Nghị quyết 68 mở ra, Ba Huân chúng tôi không có mong muốn gì hơn là nhìn thấy các doanh nghiệp bạn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể vững tin tiếp bước, nắm bắt cơ hội để cùng nhau phát triển mạnh mẽ trong ngành nông nghiệp. Còn với Ba Huân, chúng tôi đã như những "cây đa, cây đề" trong ngành, sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình, không ngừng đổi mới, nhưng sẽ không chờ đợi gì thêm từ chính sách để làm những điều mình đã và đang theo đuổi. Điều chúng tôi mong mỏi nhất là Nghị quyết sẽ tạo ra một môi trường thực sự thuận lợi, một sân chơi công bằng để tất cả cùng phát triển."

    15:47

    Cởi trói đất đai cho doanh nghiệp nhỏ: Cần hướng dẫn sớm để nghị quyết đi vào thực tế

    Ông Đỗ Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc thứ Nhất KCN Việt Nam - Nhật Bản (Hải Phòng): Doanh nghiệp nhỏ mong chờ cơ chế ưu đãi đặc biệt

    Khi vận hành Khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp hồ hởi, phấn khởi đón nhận Nghị quyết 68 và coi đây như một sự “cởi trói” hoàn toàn. Tương tự ý kiến của các diễn giả đã chia sẻ, qua tiếp xúc, chúng tôi biết rằng các doanh nghiệp đều rất mong đợi những hướng dẫn cụ thể hơn về chính sách đất đai. Thực tế, hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ không đủ điều kiện tài chính để mua hoặc thuê đất trong các khu công nghiệp, thậm chí cả cụm công nghiệp.

    Một thực trạng đáng lo ngại là giá đất trong các khu công nghiệp đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm qua, bám sát mặt bằng giá đất chung. Nếu cách đây 5 hoặc 6 năm, giá thuê đất cho một chu kỳ dự án chỉ khoảng 70-80 USD/m2, thì đến nay, nhiều khu công nghiệp đã đưa ra mức giá 200 USD/m2, chưa bao gồm thuế sử dụng đất hàng năm. Do đó, việc doanh nghiệp sở hữu đất để xây dựng nhà máy trong các khu công nghiệp ngày càng trở nên khó khăn.

    Chúng tôi đã chứng kiến không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù có đơn hàng, nhưng đành phải thuê những nhà xưởng tạm bợ, ở các địa bàn xa xôi, thiếu đồng bộ. Vì vậy, họ rất mong có cơ hội tiếp cận đất đai với các điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục và đặc biệt là về giá. Từ tinh thần của Nghị quyết 68, các doanh nghiệp kỳ vọng rằng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ có cơ chế dành ra một tỷ lệ đất nhất định (ví dụ 20ha hoặc 20% quỹ đất, tương tự như quy định dành đất cho nhà ở xã hội tại các khu đô thị) với mức giá cho thuê ưu đãi, có thể chỉ bằng 30% giá thị trường, hoặc thậm chí được hỗ trợ miễn giảm trong giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ có được mặt bằng sản xuất ổn định, dù chỉ là vài nghìn mét vuông xưởng hay dưới 1ha.

    Tại Khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi có nhiều nhà máy lớn, kéo theo nhu cầu lớn về các nhà máy phụ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phụ trợ này cũng đối mặt với bài toán khó khăn về mặt bằng, về việc tiếp cận đất đai. Nếu những vướng mắc này được "cởi trói", họ có thể thuê hoặc mua được mặt bằng sản xuất, khi đó tỷ lệ nội địa hóa trong các chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ tăng cao, và năng lực sản xuất chung của chúng ta cũng sẽ được nâng lên đáng kể.

    Việc có mặt bằng sản xuất ổn định và chi phí hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tạo ra sản phẩm chất lượng. Điều này càng có ý nghĩa khi gần đây, Chính phủ đang quyết liệt trong việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái. Tôi cho rằng đây là cơ hội để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tự nâng cao năng lực sản xuất, khẳng định chất lượng để chiếm lĩnh những khoảng trống thị trường mà hàng giả, hàng nhái để lại. Ví dụ, các ngành hàng như mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng có sản lượng tiêu thụ rất lớn; khi hàng giả bị loại bỏ, nhu cầu chính đáng của thị trường sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất chân chính.

    Riêng trong lĩnh vực đất đai khu công nghiệp, tôi rất mong rằng Nghị quyết 68 sẽ sớm có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng di dời hoặc đầu tư mới vào những khu vực sản xuất tập trung, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm, đồng thời có quy mô mặt bằng phù hợp với nhu cầu và năng lực sản xuất của họ.

    Ông Đào Ngọc Nam - Chủ tịch An Việt Group: Xây dựng văn hóa trân trọng người nông dân chân chính


    Tôi cho rằng, dù ở bất cứ đâu, dù là cá nhân hay doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì văn hoá doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội luôn là những yếu tố nền tảng và vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, một ngành gắn bó mật thiết với đời sống của hàng triệu nông dân, gắn với những vùng quê, nông thôn Việt Nam, chúng ta càng phải đề cao sự trân trọng đối với cuộc sống và công sức của người nông dân – những người trực tiếp làm ra những sản phẩm nông nghiệp, những thực phẩm sạch cho toàn xã hội.

    Theo tôi, không chỉ các doanh nghiệp, mà cả các cơ quan truyền thông và mỗi người tiêu dùng chúng ta đều cần thể hiện sự trân trọng đặc biệt đối với những người nông dân, những doanh nghiệp đang ngày đêm nỗ lực sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Sự trân trọng đó chính là nguồn động lực to lớn, là cơ hội để họ tiếp tục cống hiến, mạnh dạn đầu tư và góp phần đẩy nhanh sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.

    Như chị Ba Huân vừa chia sẻ về vấn đề ứng dụng công nghệ trong làm nông nghiệp sạch, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm. Cách đây hơn 10 năm, tôi cũng có dịp đồng hành cùng chị Ba Huân trong một số hoạt động. Tôi đã rất ngạc nhiên và ấn tượng khi một người "chân đất" như chị Ba Huân lại là một trong những người tiên phong, mạnh dạn nhập khẩu những máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới về để xử lý trứng gia cầm. Điều đó cho thấy tinh thần đổi mới sáng tạo và tầm nhìn xa của chị, và thực tế đã chứng minh, những đầu tư đó mang lại kết quả vượt trội, tạo nên thương hiệu Ba Huân uy tín như ngày hôm nay.

    Tôi cũng rất mong rằng, trong thời đại này, từ mỗi người nông dân cho đến các doanh nghiệp nông nghiệp, chúng ta cần có một cái nhìn sâu sắc hơn, một sự đầu tư bài bản hơn nữa cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xác định rõ những giá trị cốt lõi mà chúng ta muốn mang lại cho xã hội. Những giá trị đó, những câu chuyện làm nông nghiệp chân chính, những nỗ lực để tạo ra sản phẩm tốt cần phải được truyền thông một cách hiệu quả, được nêu gương, để toàn xã hội và đặc biệt là người tiêu dùng thấu hiểu và cảm nhận được. Khi đó, tôi tin rằng người tiêu dùng sẽ có sự ưu ái đặc biệt và lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp sạch, những sản phẩm được làm ra từ tâm huyết của những người nông dân, những doanh nghiệp chân chính. Đó chính là sự ủng hộ thiết thực nhất để nông nghiệp sạch Việt Nam phát triển.

    Luật sư Nguyễn Thị Sâm – Giám đốc Công ty Luật TNHH Ngọc Linh và cộng sự: Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Lá chắn pháp lý cho doanh nghiệp nông nghiệp

    Luật sư Nguyễn Thị Sâm

    Luật sư Nguyễn Thị Sâm - Giám đốc Công ty Luật TNHH Ngọc Linh và Cộng sự: "Lá chắn cho doanh nghiệp trước nguy cơ hình sự hóa quan hệ kinh tế"

    Nguyên tắc “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” là một chủ trương quan trọng, được khẳng định trong Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và được cụ thể hóa sâu sắc hơn tại Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội. Đây là một định hướng pháp lý mang tính đột phá, thể hiện sự thay đổi trong tư duy tiếp cận và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, dân sự, nhằm tạo một môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, minh bạch và khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp.

    Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể xem xét quy định tại Nghị quyết 198/2025/QH15, ví dụ như tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 (nếu Nghị quyết có cấu trúc điều khoản như vậy, hoặc chúng ta có thể diễn đạt là "theo một trong những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 198"): “Đối với các vi phạm, vụ việc về kinh tế, dân sự thì ưu tiên áp dụng biện pháp kinh tế, dân sự, hành chính trước. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự. Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời, toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo”.

    Từ quy định này, có thể thấy, khi các chủ thể như doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ kinh tế, dân sự và phát sinh tranh chấp hoặc có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì hướng xử lý sẽ được ưu tiên như sau:

    Tuy nhiên, việc xác định ranh giới giữa một vi phạm dân sự, kinh tế đơn thuần với một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự (như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) trên thực tế là vô cùng phức tạp và là một thách thức lớn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Mấu chốt thường nằm ở việc chứng minh ý chí chủ quan của người thực hiện hành vi: liệu họ có ý định gian dối, chiếm đoạt tài sản ngay từ đầu hay không, hay việc không thực hiện được nghĩa vụ là do các rủi ro khách quan trong kinh doanh.

    Việc cụ thể hóa nguyên tắc "không hình sự hóa" có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh. Thực tiễn đã ghi nhận không ít trường hợp các tranh chấp hợp đồng dân sự, kinh tế bị đẩy lên thành các vụ án hình sự, gây ra những hệ lụy tiêu cực, làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo tâm lý bất an cho cộng đồng doanh nghiệp. Tinh thần của Nghị quyết 68 và Nghị quyết 198 là yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng, phân tích kỹ lưỡng bản chất của từng vụ việc, tránh việc khởi tố, điều tra hình sự một cách vội vàng, thiếu căn cứ đối với các giao dịch dân sự, kinh tế.

    Điều này mang lại sự an tâm đáng kể cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp – một ngành vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro do phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, thị trường. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, doanh nghiệp có cơ sở để tin rằng Nhà nước sẽ ưu tiên các cơ chế giải quyết dân sự, kinh tế, tạo điều kiện cho các bên thương lượng, khắc phục hậu quả.

    Ngay cả đối với những trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu rõ ràng của tội phạm hình sự, Nghị quyết 198 vẫn nhấn mạnh việc ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế một cách chủ động, kịp thời và toàn diện từ phía người vi phạm. Việc tự nguyện khắc phục này sẽ là một tình tiết giảm nhẹ quan trọng, được cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc kỹ lưỡng trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố cho đến khi xét xử và quyết định các biện pháp xử lý cuối cùng.

    Cần phải khẳng định rằng, nguyên tắc này không hề dung túng hay cổ xúy cho các hành vi lợi dụng hợp đồng kinh tế để thực hiện ý đồ gian lận, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Pháp luật hình sự vẫn sẽ được áp dụng nghiêm minh đối với những trường hợp có đầy đủ bằng chứng chứng minh ý chí chiếm đoạt và các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, sự ra đời của nguyên tắc này là một "lá chắn" pháp lý cần thiết, giúp bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính, giảm thiểu rủi ro bị hình sự hóa oan sai, từ đó thúc đẩy một môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, ổn định và phát triển bền vững.

    15:50

    Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: 3 điểm nghẽn, 4 giải pháp khơi thông nguồn lực

    Trước hết, tôi đánh giá rất cao ý nghĩa và tầm vóc của Nghị quyết 68. Tuy nhiên, để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào những "điều băn khoăn", những "nút thắt" đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Điều tôi băn khoăn nhất hiện nay, thứ nhất, chính là vấn đề tiếp cận vốn. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp, hiện vẫn còn cực kỳ khó khăn. Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp tư nhân, đóng góp khoảng 55-58% GDP và tạo ra trên 84% lực lượng lao động. Đây là những con số đầy tham vọng. Tuy nhiên, thực tế là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang gặp rất nhiều hạn chế về tài sản đảm bảo, không có đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.

    Điều thứ hai là tình trạng thiếu minh bạch về tài chính của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, khiến các tổ chức tín dụng khó có cơ sở để thẩm định và tin tưởng cho vay. Và điều thứ ba, đó là sự thiếu vắng các chuỗi kết nối giá trị mạnh mẽ, bền vững giữa các doanh nghiệp, giữa sản xuất và thị trường.

    Nếu chúng ta thực thi tốt cả ba điều kiện trên – giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo, tăng cường minh bạch tài chính và thúc đẩy chuỗi giá trị – thì việc doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực tài chính sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Bên cạnh nguồn lực tài chính, nguồn lực đất đai cũng vô cùng quan trọng. Một trong những bất cập hiện nay chính là sự không công bằng và những khó khăn trong việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tư nhân. Nếu cả hai nguồn lực cốt yếu này – vốn và đất đai – thực sự được "cởi trói", tôi tin rằng kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp, sẽ có những bước phát triển vượt bậc.

    Ngoài ra, qua tiếp xúc, nhiều doanh nghiệp đã có những tâm tư, cho rằng chủ trương, chính sách thì rất đúng, rất trúng, nhưng điều họ quan ngại nhất vẫn là khâu thực thi. Theo tôi, một chính sách đúng thì phải được thực thi nhanh chóng, quyết liệt. Cần phải sớm ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, từng cá nhân, và phải có cơ chế giám sát chặt chẽ, hiệu quả. Một vấn đề quan trọng nữa là cần xây dựng và áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể, minh bạch.

    Ví dụ, chúng ta cần có những cơ chế, chính sách tài chính thực sự đặc thù cho lĩnh vực nông nghiệp, từ chính sách thuế, chính sách tín dụng, chứ không thể áp dụng một cách "cào bằng" như hiện nay. Việc phát triển các quỹ bảo hiểm rủi ro đầu tư chuyên biệt cho nông nghiệp cũng là một giải pháp cần được tính đến.

    Bên cạnh đó, cần mở rộng các quỹ chuyên biệt cho tín dụng xanh và cải cách mạnh mẽ hơn nữa chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông dân. Để hiện thực hóa những vấn đề trên, tôi xin đề xuất bốn giải pháp trọng tâm:

    Thứ nhất, phải phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa các quỹ đầu tư, bao gồm cả quỹ đầu tư mạo hiểm cho nông nghiệp.

    Thứ hai, cần có chính sách ưu đãi rõ ràng và cơ chế thuận lợi để mở rộng dòng vốn tín dụng xanh, khuyến khích các dự án nông nghiệp bền vững.

    Thứ ba, phải có cuộc cải cách thực chất và toàn diện về chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo nông dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn.

    Thứ tư, cần nghiên cứu, hình thành các quỹ đồng đầu tư, nơi có sự chung tay góp vốn giữa Nhà nước và doanh nghiệp, để triển khai các dự án nông nghiệp quy mô lớn, có sức lan tỏa.

    16:25

    Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh: "Doanh nghiệp chúng tôi ở tiền tuyến, hãy lắng nghe, tiếp sức chúng tôi"

    Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh Bùi Thị Hạnh Hiếu

    Với Bảo Minh – một doanh nghiệp tâm huyết xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng – chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn nhất mà Nghị quyết 68 có thể "đánh thức" chính là cơ hội tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng vượt trội, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn thấm đẫm bản sắc và tinh túy Việt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các giống lúa đặc sản quý như Séng Cù, ST25 rươi, hay Japonica hữu cơ. Khi được đầu tư bài bản, những nông sản này sẽ không chỉ là thực phẩm đơn thuần mà còn trở thành những biểu tượng văn hóa, những thương hiệu quốc gia đầy tự hào.

    Đối với một thương hiệu nông sản tư nhân như Bảo Minh, cơ hội lớn nhất mà Nghị quyết 68 mang lại chính là việc lần đầu tiên các chính sách đã xác lập một vị thế chiến lược quốc gia cho doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp. Đây là một sự ghi nhận và động viên vô cùng to lớn.

    Tuy nhiên, thách thức cũng không hề nhỏ – bởi hành trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt vươn tầm quốc tế đòi hỏi cả thời gian, trí tuệ, tâm huyết và nguồn lực tài chính khổng lồ. Dù vậy, với hơn 30 năm kiên trì phát triển các dòng gạo đặc sản, hiện diện tại hơn 6.000 điểm bán lẻ và sở hữu những vùng nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn quốc tế như JAS (Nhật Bản) và USDA (Hoa Kỳ), Bảo Minh tin tưởng rằng khối doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể tiên phong nếu được trao đúng cơ chế, đúng thời điểm.

    Về các chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn – công nghệ – thị trường mà chúng tôi vô cùng mong đợi từ Nghị quyết 68 và các văn bản hướng dẫn, Bảo Minh xin đề xuất:

    Trong những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng để phát triển các chuỗi liên kết bền vững, điển hình như vùng lúa ST25 rươi hữu cơ hơn 500 ha tại Tứ Kỳ - Hải Dương, vùng nguyên liệu đạt chuẩn USDA tại Đồng Phú – Chương Mỹ, Hà Nội, và các vùng đặc sản tại Lào Cai – Điện Biên. Bảo Minh không chỉ dừng lại ở việc thu mua mà còn đồng hành, đào tạo người nông dân quy trình canh tác hữu cơ, bao tiêu sản phẩm với giá cao và ổn định, chia sẻ lợi ích một cách hài hòa.

    Nghị quyết 68 có thể tạo thêm "động lực mới" mạnh mẽ cho các mô hình liên kết này bằng việc cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật canh tác tiên tiến, về vốn giống chất lượng cao, và đặc biệt là các cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế cho các doanh nghiệp tham gia liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.

    Với Bảo Minh, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội luôn là nền tảng cho mọi hoạt động. Chúng tôi tin rằng: một bát cơm ngon không chỉ đơn thuần là dinh dưỡng – mà đó phải là sự an tâm, sự minh bạch về nguồn gốc và chất lượng. Một “kỷ nguyên vàng" cho doanh nghiệp nông nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa và bền vững nếu người nông dân được đảm bảo cuộc sống tử tế, được làm giàu trên chính mảnh đất của mình – và người tiêu dùng được tiếp cận những sản phẩm tử tế, an toàn.

    Để hiện thực hóa những điều này, chúng tôi xin tha thiết kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét:

    Chúng tôi – những doanh nghiệp tư nhân đang ngày đêm tâm huyết với nông sản đặc sản, với những vùng đất khó khăn – đang ở chính "tiền tuyến", đối mặt trực tiếp với muôn vàn thách thức về vốn, thị trường, tiêu chuẩn và sự khốc liệt của quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất. Chúng tôi có tiếng nói thực tế, có những bài học được đúc kết từ chính những cánh đồng, những vùng nguyên liệu, nhưng lại chưa có đủ nguồn lực và cơ chế để tiếp cận các cấp hoạch định chính sách một cách hệ thống và hiệu quả.

    Do đó, chúng tôi vô cùng trân trọng và tha thiết đề nghị Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, với vai trò cầu nối quan trọng của mình, sẽ tổng hợp toàn bộ những ý kiến, kinh nghiệm và đề xuất tâm huyết tại Diễn đàn ngày hôm nay, từ đó xây dựng một báo cáo chính thức, một bản kiến nghị có trọng lượng gửi tới Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, chúng tôi mong muốn báo cáo sẽ tập trung sâu vào ba nhóm vấn đề cốt lõi:

    Đây không chỉ là những kiến nghị đơn thuần – mà đó còn là kỳ vọng, là niềm tin của hàng ngàn doanh nghiệp và hàng triệu bà con nông dân vào một “kỷ nguyên vàng" thật sự, một tương lai tươi sáng hơn dành cho nông nghiệp Việt Nam.

    Xin trân trọng cảm ơn Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt đã khởi xướng một Diễn đàn có chiều sâu và tính hành động cao như thế này. Chúng tôi tin tưởng rằng, Báo sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, tin cậy giữa người dân – doanh nghiệp – và Chính phủ trong hành trình vĩ đại chuyển hóa nền nông nghiệp nước nhà.

    16:27

    Ông Đỗ Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc thứ Nhất KCN Việt Nam - Nhật Bản: "Cởi trói cho nguồn cung đất sạch"


    Trước hết, tôi xin chia sẻ một thực tế từ quá trình vận hành Khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản: khi Nghị quyết 68 ra đời, rất nhiều doanh nghiệp mà chúng tôi tiếp xúc đều bày tỏ sự hồ hởi, phấn khởi và xem đây như một sự “cởi trói” thực sự. Tuy nhiên, cũng như ý kiến của các diễn giả đã chia sẻ, điều mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, mong đợi nhất chính là những hướng dẫn cụ thể và sự đột phá trong chính sách đất đai. Hiện nay, việc tiếp cận đất đai trong các khu công nghiệp (KCN), thậm chí là cụm công nghiệp (CCN), vẫn là một rào cản lớn đối với họ do không đủ điều kiện tài chính để mua hoặc thuê.

    Một trong những nguyên nhân chính là giá đất trong các KCN đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm qua, bám sát, thậm chí có nơi còn vượt mặt bằng giá đất chung. Nếu cách đây 5-6 năm, giá thuê đất cho một chu kỳ dự án chỉ khoảng 70-80 USD/m2, thì đến nay, nhiều KCN đã chào giá ở mức 200 USD/m2, và đó còn chưa bao gồm thuế sử dụng đất hàng năm. Điều này khiến việc doanh nghiệp sở hữu mặt bằng để xây dựng nhà máy trong KCN ngày càng trở nên vô cùng khó khăn.

    Chúng tôi đã chứng kiến không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù có đơn hàng, có tiềm năng phát triển, nhưng đành phải thuê những nhà xưởng tạm bợ, nằm ngoài các khu quy hoạch, xa xôi và thiếu đồng bộ về hạ tầng. Vì vậy, họ rất mong mỏi có cơ hội tiếp cận đất đai với các điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục và đặc biệt là về giá cả. Từ tinh thần của Nghị quyết 68, các doanh nghiệp kỳ vọng rằng các KCN, CCN sẽ có cơ chế bắt buộc dành ra một tỷ lệ đất nhất định, ví dụ 20ha hoặc 20% tổng quỹ đất (tương tự như quy định dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội tại các khu đô thị), với mức giá cho thuê ưu đãi, có thể chỉ bằng 30% giá thị trường, hoặc thậm chí được hỗ trợ miễn giảm trong giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ có được mặt bằng sản xuất ổn định, dù chỉ là vài nghìn mét vuông xưởng hay dưới 1ha.

    Tại Khu công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản chúng tôi, việc có nhiều nhà máy lớn, các nhà đầu tư FDI quy mô, kéo theo nhu cầu rất lớn về các nhà máy phụ trợ, các doanh nghiệp cung ứng trong chuỗi. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp phụ trợ này cũng đối mặt với bài toán nan giải về mặt bằng, họ không có đất để mở rộng hoặc đầu tư mới. Nếu những vướng mắc này được "cởi trói", nếu họ có thể dễ dàng thuê hoặc mua được mặt bằng sản xuất phù hợp, tôi tin chắc rằng tỷ lệ nội địa hóa trong các chuỗi cung ứng sẽ tăng cao, và năng lực sản xuất chung của nền kinh tế cũng sẽ được nâng lên đáng kể.

    Vậy tại sao giá đất lại tăng cao, và đất sạch trong KCN lại trở nên khan hiếm? Bởi vì để hình thành được một khu hoặc cụm công nghiệp, nhà đầu tư phải trải qua quá nhiều tầng lớp xét duyệt, mất quá nhiều thời gian. Cho dù nhà đầu tư có năng lực tài chính rất lớn, cũng phải mất đến 2 năm, thậm chí hơn, mới hoàn tất được giấy phép đầu tư. Sau đó, quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng lại mất thêm ít nhất 1 năm nữa, rồi mới đến giai đoạn xây dựng hạ tầng. Như vậy, phải mất từ 4 đến 5 năm mới có thể đưa một KCN vào hoạt động, điều này tất yếu dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao, và giá cho thuê đất cũng vì thế mà tăng theo.

    Do đó, chúng ta cần đi sâu hơn nữa vào việc cải cách thủ tục. Nếu trong quy hoạch tổng thể, một khu vực đã được xác định rõ là đất nông nghiệp, đất công nghiệp, hay đất dịch vụ rồi, thì khi có nhà đầu tư đủ năng lực, chúng ta nên đơn giản hóa tối đa các quy trình, làm sao để họ có thể nhanh chóng đưa đất vào sử dụng, triển khai dự án.

    Trước đây, dù đã có quy hoạch, nhưng việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh thường rất hạn chế, mỗi năm chỉ đưa thêm vào một diện tích nhất định. Chính việc "bó cung" này đã tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung đất sạch cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự. Tôi cho rằng, khi chúng ta thực sự "cởi mở" cho phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết 68, làn sóng đầu tư sẽ tăng đột biến, và điều này bắt buộc chúng ta phải sửa đổi, cải cách mạnh mẽ các quy định hiện hành.

    Việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến một phần quyền lợi của các nhà đầu tư hạ tầng KCN hay các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bởi trước đây, khi họ "cầm được tờ giấy chứng nhận đầu tư thì như cầm được vàng", giá trị đất đai có thể tăng gấp nhiều lần. Nhưng nếu chúng ta xóa bỏ được rào cản đó, không "bó cung" nữa, và thay vào đó tăng cường kiểm soát bằng cơ chế hậu kiểm hiệu quả, ví dụ như cương quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, các dự án "ôm đất" không triển khai, thì thị trường sẽ minh bạch và công bằng hơn. Thực tế hiện nay, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp "ôm đất" nhưng không làm gì, dẫn đến tỷ lệ lấp đầy KCN theo báo cáo thì thấp, trong khi những doanh nghiệp thực sự cần đất thì lại phải chờ đợi, thậm chí phải "lách luật" để tìm kiếm mặt bằng, ví dụ như phát triển các khu công nghiệp sinh thái mà quy trình ban đầu có thể chưa hoàn toàn chuẩn mực. Vậy tại sao chúng ta không "cởi trói" ngay từ đầu bằng những quy định rõ ràng, thông thoáng và cương quyết thu hồi đất của những đơn vị chậm trễ, "ôm đất"?

    Vấn đề thứ ba tôi muốn đề cập là đào tạo nguồn nhân lực. Công nghệ suy cho cùng phụ thuộc vào con người. Ví dụ tại KCN của chúng tôi, có những nhà máy cần tuyển dụng tới 22.000 kỹ sư điện tử. Đào tạo ở đâu để có thể đáp ứng nhanh chóng và đủ số lượng như vậy? Điều này dẫn đến tình trạng họ phải thu hút nhân lực từ các doanh nghiệp khác, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết về lao động. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thực sự bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng quan trọng và cấp bách.

    Nhiều chuyên gia có nói rằng người học nông nghiệp xong lại không muốn làm nông nghiệp. Nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta làm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hiện đại, với lợi nhuận có thể đạt hàng tỷ đồng trên mỗi héc-ta, thì sẽ có rất nhiều người trẻ tài năng "bỏ phố về quê" để khởi nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

    Tóm lại, riêng trong lĩnh vực đất đai khu công nghiệp, tôi rất mong rằng Nghị quyết 68 sẽ sớm có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận mặt bằng, di dời hoặc đầu tư mới vào những khu vực sản xuất tập trung, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm, đồng thời có quy mô phù hợp với nhu vực và năng lực sản xuất của họ.

    16:32

    Bà Tống Thị Ngân, Giám đốc Công ty CP HAQ Hà Nội: Cần vốn xây kho lạnh, cần cơ chế vận chuyển linh hoạt

    Bà Tống Thị Ngân.

    Công ty Cổ phần HAQ Hà Nội chúng tôi là một doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ, chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm cho các chuỗi hệ thống siêu thị. Khi Nghị quyết 68 ra đời, với những định hướng và chính sách hỗ trợ được mở rộng cho khối kinh tế tư nhân, chúng tôi thực sự coi đây là một bước ngoặt lớn. Doanh nghiệp thương mại nhỏ như chúng tôi kỳ vọng rằng, từ Nghị quyết này, chúng tôi sẽ có thêm cơ hội được hỗ trợ, từ nguồn vốn cho đến mặt bằng, kho bãi.

    Về những "khúc mắc" hay "vướng mắc nổi cộm" mà chúng tôi mong muốn được giải quyết nhất, đó chính là khâu vận chuyển và khâu bảo quản sản phẩm. Đây là hai khâu then chốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm, nhưng hiện tại vẫn còn tồn tại rất nhiều trục trặc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Lấy một ví dụ cụ thể, khi doanh nghiệp chúng tôi phát triển một sản phẩm mới, chẳng hạn như bánh đậu xanh tươi – một sản phẩm có hương vị đặc trưng nhưng hạn sử dụng rất ngắn. Quá trình vận chuyển từ xưởng sản xuất đến các điểm bán và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng đòi hỏi những điều kiện bảo quản rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế, doanh nghiệp chúng tôi chưa có đủ điều kiện để đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh, xe lạnh chuyên dụng, đảm bảo nhiệt độ tối ưu trong suốt quá trình lưu thông. Điều này dẫn đến việc sản phẩm khó có thể đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất, giữ trọn vẹn hương vị và chất lượng, cũng như khó có được m

    Popup Image
    ×

    Tham khảo thêm

    Kỳ vọng vào Nghị quyết số 68, loạt nhà thầu muốn 'rót tiền' vào dự án trọng điểm

    Kỳ vọng vào Nghị quyết số 68, loạt nhà thầu muốn "rót tiền" vào dự án trọng điểm

    Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: “Ưu tiên khắc phục” sẽ trở thành liều thuốc kích thích tăng trưởng

    Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: “Ưu tiên khắc phục” sẽ trở thành liều thuốc kích thích tăng trưởng

    Doanh nhân Vũ Văn Tiền: “Nghị quyết 68, giải phóng chúng tôi, tôi cảm nhận như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”

    Doanh nhân Vũ Văn Tiền: “Nghị quyết 68, giải phóng chúng tôi, tôi cảm nhận như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”

    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • Nghị quyết 68
    • Nông nghiệp
    • Doanh nghiệp
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Nuôi thành công con đặc sản ăn cá như ranh, hiền như cục đất, vợ chồng Đồng Tháp bán 400.000 đồng/kg dễ như ăn kẹo

    Nuôi thành công con đặc sản ăn cá như ranh, hiền như cục đất, vợ chồng Đồng Tháp bán 400.000 đồng/kg dễ như ăn kẹo

    Hơn 15 ngày sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mới có công văn khẩn yêu cầu ứng phó với điều này

    Hơn 15 ngày sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mới có công văn khẩn yêu cầu ứng phó với điều này

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý nghiêm vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết ra môi trường

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý nghiêm vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết ra môi trường

    Một chị nông dân ở tỉnh Khánh Hòa mới trồng giống cây ở xứ nóng, vườn đẹp bao la, thu tiền tỷ

    Một chị nông dân ở tỉnh Khánh Hòa mới trồng giống cây ở xứ nóng, vườn đẹp bao la, thu tiền tỷ

    Nông dân một nơi ở tỉnh Tuyên Quang mới đang nhổ loại củ to bự gì mà bán chính ngạch sang Nhật Bản?

    Nông dân một nơi ở tỉnh Tuyên Quang mới đang nhổ loại củ to bự gì mà bán chính ngạch sang Nhật Bản?

    Tỉnh Phú Thọ mới sau 17 ngày sáp nhập, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì một hội nghị quan trọng

    Tỉnh Phú Thọ mới sau 17 ngày sáp nhập, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì một hội nghị quan trọng

    Ở tỉnh Đồng Tháp mới sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, vì sao dân đã, đang ồ ạt trồng loại cây này?

    Ở tỉnh Đồng Tháp mới sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang, vì sao dân đã, đang ồ ạt trồng loại cây này?

    Tin nổi bật

    Tiến độ một cuộc điều tra quan trọng đang chậm sau sáp nhập Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu không làm hình thức

    Tiến độ một cuộc điều tra quan trọng đang chậm sau sáp nhập Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu không làm hình thức

    Theo thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu UBND các xã, phường khẩn trương kiện toàn ban chỉ đạo cấp xã, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025.

    Có tới 5 cặp ấp trùng tên gọi sau sáp nhập, một xã của tỉnh Đồng Tháp mới quyết định đổi tên ấp

    Nhà nông
    Có tới 5 cặp ấp trùng tên gọi sau sáp nhập, một xã của tỉnh Đồng Tháp mới quyết định đổi tên ấp

    Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề: “Chúng ta không còn đường lùi nữa rồi” (Bài cuối)

    Nhà nông
    Nan giải bài toán xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề: “Chúng ta không còn đường lùi nữa rồi” (Bài cuối)

    15 ngày sau sáp nhập tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, đây là một xã mới đang sở hữu "kho báu" có một không hai

    Nhà nông
    15 ngày sau sáp nhập tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, đây là một xã mới đang sở hữu 'kho báu' có một không hai

    Ở tỉnh Tây Ninh mới, vì sao nông dân thở dài khi bán lúa xong, ví chỉ như chuyện tiền cũ đổi tiền mới?

    Nhà nông
    Ở tỉnh Tây Ninh mới, vì sao nông dân thở dài khi bán lúa xong, ví chỉ như chuyện tiền cũ đổi tiền mới?

    Đọc thêm

    Ông Nguyễn Đình Hùng làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An
    Tin tức

    Ông Nguyễn Đình Hùng làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An

    Tin tức

    Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UB MTTQ) Việt Nam tỉnh Nghệ An đã hiệp thương cử ông Nguyễn Đình Hùng - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực UB MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XV, nhiệm kỳ 2024-2029.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lạng Sơn trước cơ hội lịch sử trên bản đồ du lịch thế giới
    Văn hóa - Giải trí

    Lạng Sơn trước cơ hội lịch sử trên bản đồ du lịch thế giới

    Văn hóa - Giải trí

    6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lạng Sơn đã có bước tăng trưởng ấn tượng. Du lịch đang thực sự trở thành động lực kinh tế, tạo ra hàng ngàn việc làm và khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chuyên gia: Lãi suất huy động sẽ giảm, tỷ giá vọt lên 26.750 VND/USD
    Kinh tế

    Chuyên gia: Lãi suất huy động sẽ giảm, tỷ giá vọt lên 26.750 VND/USD

    Kinh tế

    Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lạm phát sẽ ổn định ở mức 3,5% tạo dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng. Do đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại sẽ giảm nhẹ thêm 20 điểm cơ bản xuống mức 4,7% về cuối năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phát hiện một quần thể cây Vân sam Fansipan quý hiếm ở Lào Cai
    Lào Cai thi đua yêu nước

    Phát hiện một quần thể cây Vân sam Fansipan quý hiếm ở Lào Cai

    Lào Cai thi đua yêu nước

    Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai vừa phát hiện một quần thể cây Vân sam Fansipan quý hiếm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Chia tay Thanh Hóa, Đinh Viết Tú tái hợp HLV Popov ở Thể Công Viettel?
    Thể thao

    Chia tay Thanh Hóa, Đinh Viết Tú tái hợp HLV Popov ở Thể Công Viettel?

    Thể thao

    Trước khi mùa giải 2025/2026 khởi tranh, hậu vệ Đinh Viết Tú đã quyết định rời CLB Thanh Hoá. Nhiều khả năng, trung vệ này sẽ chuyển tới CLB Thể Công Viettel, nơi anh sẽ gặp lại HLV Velizar Popov.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất phía Nam Thủ đô
    Nhà đất

    Khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất phía Nam Thủ đô

    Nhà đất

    Pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi bò thoát nghèo ở Bắc Ninh: Từ chuồng nhỏ đến giấc mơ lớn
    Xã hội

    Nuôi bò thoát nghèo ở Bắc Ninh: Từ chuồng nhỏ đến giấc mơ lớn

    Xã hội

    Nhiều hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Yên (tỉnh Bắc Ninh) đã có bước chuyển mình nhờ những con bò sinh sản được hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo. Không chỉ dừng lại ở một địa phương, mô hình này đang được nhân rộng ra nhiều xã khác, trở thành giải pháp sinh kế hiệu quả và bền vững cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Những thay đổi đặc biệt ở Trung tâm hành chính công - Cơ sở 2 tỉnh Quảng Ngãi mới
    Video

    Những thay đổi đặc biệt ở Trung tâm hành chính công - Cơ sở 2 tỉnh Quảng Ngãi mới

    Video

    Trung tâm hành chính công - Cơ sở 2 Quảng Ngãi mới (tỉnh Kon Tum cũ) hiện đã, đang có một số thay đổi đặc biệt, để đồng nhất hoạt động với cơ sở chính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TP.HCM tìm phương án thống nhất giữa các xã, phường, đặc khu để xử lý 14.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày
    Chuyển động Sài Gòn

    TP.HCM tìm phương án thống nhất giữa các xã, phường, đặc khu để xử lý 14.000 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày

    Chuyển động Sài Gòn

    Mô hình quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn khác nhau giữa các địa phương trên địa bàn TP.HCM. Do đó, Phó Chủ tịch TP.HCM yêu cầu sớm có phương án khắc phục, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bộ Y tế thu hồi kem chống nắng giả, kem dưỡng vitamin E nhưng không có vitamin E
    Xã hội

    Bộ Y tế thu hồi kem chống nắng giả, kem dưỡng vitamin E nhưng không có vitamin E

    Xã hội

    Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc đối với hàng loạt mỹ phẩm vi phạm nghiêm trọng về chất lượng, nguồn gốc và ghi nhãn, trong đó có sản phẩm chứa thành phần giả mạo.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư: Không để lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách
    Tin tức

    Tổng Bí thư: Không để lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các Uỷ viên Trung ương phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hình ảnh khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII lần thứ 12
    Tin tức

    Hình ảnh khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII lần thứ 12

    Tin tức

    Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII lần thứ 12 khai mạc tại Hà Nội sáng 18/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/7.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lí do MC Quyền Linh, diễn viên Doãn Quốc Đam không bị xử phạt vụ vi phạm quảng cáo là gì?
    Văn hóa - Giải trí

    Lí do MC Quyền Linh, diễn viên Doãn Quốc Đam không bị xử phạt vụ vi phạm quảng cáo là gì?

    Văn hóa - Giải trí

    Theo Bộ VHTTDL, MC Quyền Linh và diễn viên Doãn Quốc Đam chỉ bị nhắc nhở vụ vi phạm quảng cáo vì đã quá thời hiệu xử phạt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi thành công con đặc sản ăn cá như ranh, hiền như cục đất, vợ chồng Đồng Tháp bán 400.000 đồng/kg dễ như ăn kẹo
    Nhà nông

    Nuôi thành công con đặc sản ăn cá như ranh, hiền như cục đất, vợ chồng Đồng Tháp bán 400.000 đồng/kg dễ như ăn kẹo

    Nhà nông

    Thất bại khi nuôi con cua đinh, chị Lê Thị Minh Thư, nông dân ngụ xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp cũ (trước thời điểm sáp nhập tỉnh Đồng Tháp với tỉnh Tiền Giang) gom hết vàng cưới đem bán để đầu tư nuôi rắn ri cá và chị đã thành công khi kiếm được thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vì sao Lưu Bang quyết diệt trừ bằng được 'chiến thần” Hàn Tín?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Vì sao Lưu Bang quyết diệt trừ bằng được "chiến thần” Hàn Tín?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Lưu Bang diệt trừ chư hầu, trở thành hoàng đế khai quốc nhà Hán là nhờ công lớn của “chiến thần” Hàn Tín, nhưng đến cuối cùng, Hán Cao Tổ vẫn quyết diệt trừ Hàn Tín bằng được.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giáo sư Nguyễn Bửu Triều - cây đại thụ ngành ngoại khoa Việt Nam qua đời
    Xã hội

    Giáo sư Nguyễn Bửu Triều - cây đại thụ ngành ngoại khoa Việt Nam qua đời

    Xã hội

    Giáo sư Nguyễn Bửu Triều, người cuối cùng còn lại của thế hệ đầu tiên của ngoại khoa Việt Nam vừa qua đời tại Hà Nội.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hang động bí ẩn và hoang sơ là 'vương quốc' của 4 loài dơi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
    Video

    Hang động bí ẩn và hoang sơ là 'vương quốc' của 4 loài dơi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

    Video

    Nằm trong quần thể hang động thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa), Hang Kho Mường, còn gọi là Hang Dơi đang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Không gian hoang sơ, bí ẩn từng bị lãng quên giữa đại ngàn Pù Luông nay trở nên nổi tiếng vì các loài dơi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ tai nạn liên hoàn ở Quảng Trị, 1 người tử vong: Thanh niên bỏ chạy khai gì?
    Tin tức

    Vụ tai nạn liên hoàn ở Quảng Trị, 1 người tử vong: Thanh niên bỏ chạy khai gì?

    Tin tức

    Sau 1 giờ 45 phút truy xét, Công an xã Lìa, tỉnh Quảng Trị đã tìm ra thanh niên bỏ chạy khỏi hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hơn 15 ngày sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mới có công văn khẩn yêu cầu ứng phó với điều này
    Nhà nông

    Hơn 15 ngày sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau mới có công văn khẩn yêu cầu ứng phó với điều này

    Nhà nông

    Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xã Bảo Yên (Lào Cai): “Mổ bụng” núi Con Voi khai thác khoáng sản trái phép
    Bạn đọc

    Xã Bảo Yên (Lào Cai): “Mổ bụng” núi Con Voi khai thác khoáng sản trái phép

    Bạn đọc

    Thông tin đến Báo điện tử Dân Việt, một số người dân ở xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết, hiện nay khu vực rừng phòng hộ trên địa bàn xã đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

    Chia sẻ Chia sẻ
    EVNHANOI giúp khách hàng phân biệt cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực
    Doanh nghiệp

    EVNHANOI giúp khách hàng phân biệt cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

    Doanh nghiệp

    Thời gian gần đây, nhiều khách hàng tại Hà Nội phản ánh liên tục nhận được các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thanh toán hóa đơn qua tài khoản lạ, thậm chí dọa cắt điện nếu không làm theo hướng dẫn. Trong bối cảnh đó, giải pháp hiển thị cuộc gọi định danh - Voice Brandname của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã giúp khách hàng dễ dàng phân biệt cuộc gọi chính thống và nhận diện thương hiệu của ngành điện Thủ đô.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lộ diện bộ khung U23 Việt Nam: Ai đá chính, ai dự phòng?
    Thể thao

    Lộ diện bộ khung U23 Việt Nam: Ai đá chính, ai dự phòng?

    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik đã định hình xong bộ khung đá chính cho U23 Việt Nam, nơi những nhân tố kinh nghiệm như thủ môn Trung Kiên, tiền vệ Văn Trường, chân chạy Văn Khang hay tiền đạo Đình Bắc đóng vai trò quan trọng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thị trường thép nội địa kỳ vọng thêm lực kéo từ đầu tư công và bất động sản
    Nhà đất

    Thị trường thép nội địa kỳ vọng thêm lực kéo từ đầu tư công và bất động sản

    Nhà đất

    Giá thép cây trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giao tháng 3/2026 tăng 38 Nhân dân tệ, lên mức 3.204 Nhân dân tệ/tấn.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xe tải chở hàng bất ngờ cháy trơ khung trên quốc lộ
    Tin tức

    Xe tải chở hàng bất ngờ cháy trơ khung trên quốc lộ

    Tin tức

    Khi đang lưu thông trên quốc lộ 1A (thuộc địa phận phường Hoành Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), chiếc xe tải bất ngờ bốc cháy dữ dội, toàn bộ hàng hóa trên xe bị thiêu rụi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nga cảnh báo ớn lạnh, Ukraine chuẩn bị cho thảm họa khủng khiếp sắp xảy ra
    Thế giới

    Nga cảnh báo ớn lạnh, Ukraine chuẩn bị cho thảm họa khủng khiếp sắp xảy ra

    Thế giới

    Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo Ukraine có nguy cơ xảy ra sự cố tràn chất độc lớn khi đặt các thiết bị quân sự tại đường ống amoniac.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bị can, bị cáo đang bỏ trốn sẽ bị truy tố và xét xử như thế nào?
    Tin tức

    Bị can, bị cáo đang bỏ trốn sẽ bị truy tố và xét xử như thế nào?

    Tin tức

    Theo Thông tư liên tịch vừa ban hành, các cơ quan tố tụng có thể truy tố, xét xử vắng mặt bị can, bị cáo trong trường hợp trốn truy nã, không rõ tung tích hoặc đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập, dẫn độ. Quy trình thực hiện phải bảo đảm đầy đủ chứng cứ, quyền bào chữa và tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ấn tượng một trường Hà Nội 2 năm liên tiếp có thủ khoa tốt nghiệp THPT: Bí quyết từ hiệu trưởng
    Xã hội

    Ấn tượng một trường Hà Nội 2 năm liên tiếp có thủ khoa tốt nghiệp THPT: Bí quyết từ hiệu trưởng

    Xã hội

    Không chỉ có thủ khoa khối A00, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều còn có 6 môn thi nằm trong top 15 trường có điểm cao nhất Hà Nội kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    3 con giáp càng chăm chỉ càng khấm khá, cuối tháng 6 Âm lịch mở ra cơ hội tài chính bất ngờ
    Gia đình

    3 con giáp càng chăm chỉ càng khấm khá, cuối tháng 6 Âm lịch mở ra cơ hội tài chính bất ngờ

    Gia đình

    3 con giáp nhờ tinh thần nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối tháng 6 Âm lịch gặt hái thành công trong công việc, đón nhận những cơ hội phát tài.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc xác định rõ phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV
    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc xác định rõ phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV

    Tin tức

    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, đạo đức trong sáng, hành động quyết liệt vì tập thể, vì nhân dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin sáng (18/7): HLV Lê Huỳnh Đức và 4 “bom tấn” gia nhập CLB Công an TP.HCM?
    Thể thao

    Tin sáng (18/7): HLV Lê Huỳnh Đức và 4 “bom tấn” gia nhập CLB Công an TP.HCM?

    Thể thao

    HLV Lê Huỳnh Đức và 4 “bom tấn” gia nhập CLB Công an TP.HCM?; Chelsea theo đuổi trung vệ của Ajax; Juventus có thể chiêu mộ Rashford; Man City đạt thỏa thuận với tiền vệ 16 tuổi của Tottenham; Cựu siêu mẫu Claudia Schiffer tạo ảnh hưởng ở Premier League.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tịch thu tài sản của Nga, Mỹ và EU lãnh đủ hậu quả

    Tịch thu tài sản của Nga, Mỹ và EU lãnh đủ hậu quả

    2

    Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị Trung ương kỷ luật

    Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị Trung ương kỷ luật

    3

    Thủ khoa đạt 30/30 điểm đến từ Phú Thọ nhận "cơn mưa lời khen" vì quá xinh, là lớp trưởng giỏi toàn diện

    Thủ khoa đạt 30/30 điểm đến từ Phú Thọ nhận 'cơn mưa lời khen' vì quá xinh, là lớp trưởng giỏi toàn diện

    4

    Việt Nam lên tiếng về đề xuất của Trung Quốc về sớm gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

    Việt Nam lên tiếng về đề xuất của Trung Quốc về sớm gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

    5

    Tiến độ một cuộc điều tra quan trọng đang chậm sau sáp nhập Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu không làm hình thức

    Tiến độ một cuộc điều tra quan trọng đang chậm sau sáp nhập Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh Cà Mau yêu cầu không làm hình thức
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media