Quảng Ninh lần đầu đón tàu biển quốc tế theo hình thức "charter"
Trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tàu biển Pacific World đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là du khách Nhật Bản lần đầu đến Quảng Ninh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
LTS: Năm 2023 được xem là năm nền kinh tế đối diện với vô vàn khó khăn, thị trường lao động gặp nhiều biến động khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca. Khả năng chống chịu của doanh nghiệp còn hạn chế và ngày càng bộc lộ rõ nét.
Đây cũng là năm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài (quốc tế, khu vực trên nhiều lĩnh vực cả kinh tế, chính trị, quân sự) và bên trong (những khó khăn lớn của một nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài, mới trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19), có ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe doạ…
Điều này khiến hàng trăm nghìn công nhân bị ảnh hưởng. Nhiều công nhân, lao động mất việc làm, nhiều người khác bị giảm thu nhập. Tết cận kề, nhiều doanh nghiệp đối mặt với việc lương, thưởng không có, nhiều người còn bị nợ BHXH… đời sống công nhân lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Báo Dân Việt đăng tải loạt bài "Nỗi niềm của công nhân lao động dịp cận Tết" để độc giả hiểu hơn về đời sống công nhân. Vậy cần làm gì để bảo vệ, hỗ trợ công nhân lao động là vấn đề được quan tâm nhất lúc này.
Gần 17 giờ chiều ngày cuối tuần tháng 12, trong căn phòng trọ khép kín rộng chừng 18m2, anh Nguyễn Đức Thắng (34 tuổi), công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long đang tay bồng tay bế hai con nhỏ. Vợ chồng anh Thắng mới sinh cháu thứ 2 được 1 năm, hiện cả gia đình thuê trọ tại xóm 3 Cổ Điển, Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) với giá 1,5 triệu đồng/tháng. Đỡ phụ đỡ hai con yên tâm làm ăn và giảm được tiền thuê, mẹ vợ anh Thắng phải từ quê (Lương Sơn, Hòa Bình) lên trông cháu.
Anh Nguyễn Đức Thắng (quê Hoà Bình) cho biết, năm nay đơn hàng giảm khiến cuộc sống công nhân như anh gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trung Hiếu
Tâm sự với PV Dân Việt, anh Thắng cho hay, thời điểm cuối năm công việc không nhiều do đơn hàng tụt giảm mạnh nên một số bộ phận ở công ty anh "bị thu hẹp". Có thời điểm công ty anh hết việc làm, công nhân phải tạm nghỉ luân phiên và nhận lương cơ bản 70%.
"Công ty của tôi làm về thiết bị vệ sinh. Tôi đã gắn bó với nơi đây được 3 năm, trước kia có 3 nhà máy hoạt động đều đặn còn bây giờ đã bị dừng mất một nửa, chỉ còn hoạt động 1 nửa thôi, lý do là bởi không có đơn hàng", anh Thắng chia sẻ.
Nhiều công nhân ở trọ, lương thấp gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Trung Hiếu
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, người bố hai con lặng người đi một lúc rồi bày tỏ: "Tôi muốn cho con ở lại Hà Nội để có môi trường học tập tốt hơn nhưng mà tiền học của con ở đây một tháng bằng học phí cả một năm ở quê.
5 nhân khẩu nhà anh Thắng đang cố gắng "bám trụ" lại Thủ đô với thu nhập 15 triệu đồng/tháng của hai vợ chồng cộng lại. "Mỗi tháng gia đình tôi phải chi từ 5 đến 6 triệu tiền sữa, bỉm, tiền ăn học cho hai con. Thu nhập hàng tháng chỉ tạm đủ trang trải cuộc sống, còn không để dư ra được đồng nào. Có tháng các con ốm phải mua thuốc men, đi khám thì xác định âm tiền lương của hai vợ chồng luôn. May có bà ngoại chăm con giúp chứ nếu mà thuê cả người trông nữa thì chắc không trụ nổi nơi đất Thủ đô này", anh Thắng tâm sự.
Anh Thắng ngồi chơi với con gái sau giờ làm việc trở về. Ảnh: Trung Hiếu
Thêm nữa, ở quê thì mình có con gà, mớ rau… có thể giảm được chi phí nhưng mà ở ngoài này thì cái gì cũng phải dùng đến tiền hết. Đi làm lương thấp như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nếu tìm được công việc tốt hơn ở quê thì chúng tôi sẽ quay về, vì tôi còn có mẹ già sống một mình, năm nay bà 70 tuổi rồi, tôi cũng không yên tâm".
Sát bên phòng anh Thắng là chị Lê Thị Tuyết (37 tuổi, quê Thanh Hóa) - người được mọi người giới thiệu là có hoàn cảnh khó khăn nhất xóm trọ. Chồng đi làm xa, không hỗ trợ nuôi ba con nhỏ nên một mình chị phải cáng đáng mọi việc.
Để tiết kiệm tiền xăng xe, từ sau dịch Covid-19 đến nay, chị Tuyết xin công ty được làm việc ở nhà. Ảnh: Trung Hiếu
Chị Tuyết làm trong một công ty về công nghệ, đến nay được 15 năm. Chị than thở: "Hỏi thu có đủ để chi không thì chắc chắn là không đủ rồi, với lương công nhân thì không thể nào một mình lo đủ cho cả ba con. Nên tôi phải chắt bóp rất là nhiều".
Chị Tuyết giải thích: "Chi phí học tập, sinh hoạt của mỗi cháu lớn rơi vào khoảng 4 triệu đồng/tháng. Còn riêng bạn nhỏ ở mức 3 triệu đồng/tháng, bạn ấy học trường tư. Nguyên tiền học như thế đã tốn mất hơn nửa mức lương của tôi rồi. Còn đâu là chi phí sinh hoạt, ăn uống này khác thì tôi phải đi vay của tháng này bù vào tháng kia".
Cuộc sống khó khăn nên góc học tập của 3 con chị Tuyết chỉ nhỏ hẹp như vậy. Chiếc bàn học cũ nhưng chị không có tiền để sắm cho con. Ảnh: Trung Hiếu
Con gái lớn chỉ 2 năm nữa sẽ vào cấp 3 khiến chị Tuyết càng thấp thỏm lo âu. Chị bảo: "Hai năm nữa là con tôi lên lớp 10 rồi. Mà hộ khẩu không có thì con lại phải thi vào trường tư, học trường tư thì tôi không thể nào lo được cho con vì học phí cao gấp 2 đến 3 lần trường công. Nhưng con muốn học trường công thì không đủ điều kiện. Không riêng gì tôi mà rất nhiều công nhân ở đây vô cùng trăn trở. Giá như có giấy tạm trú mà con vẫn được học trường công thì công nhân đỡ gánh nặng chi phí học tập đi phần nào".
Chị Tuyết trải lòng, trong trường hợp bất đắc dĩ nhất, chị mới về quê. Chị muốn các con có môi trường học tập tốt tại Hà Nội nên "nếu còn trụ được, chắc chắn sẽ trụ lại đây". "Như mọi người là chỉ làm 2 ca thôi còn tôi phải cố gắng làm 3 ca, để có mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng như hiện tại. Mỗi ngày tôi chỉ ngủ khoảng tầm 3 tiếng, còn lại phải dành thời gian để làm việc, rất vất vả. Lương của tôi thì 2 năm nay không tăng, nên tôi phải cố gắng cày cuốc thật nhiều. Chia sẻ với đời sống nhân viên, công ty tôi còn cho về nhà làm việc trên máy tính để giảm chi phí tiền xăng xe".
Trở về phòng trọ sau ngày đi làm về, chị Từ Thị Dung (SN 1990, công nhân công ty Panasonic tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội) tất bật thái súp lơ nấu cơm. Vừa làm bữa, chị Dung vừa dí dỏm nói: "Tối nay mâm cơm của hai vợ chồng tôi gồm tận 2 món, một là súp lơ xào, hai là món thịt mà tôi đã kho sẵn trong nồi, để dành ăn 3 hôm. Bữa cơm thời giá cả leo thang như vậy là đầy đủ lắm rồi".
Chị Từ Thị Dung đang ngồi chuẩn bị bữa cơm tối. Ảnh: Trung Hiếu
Chị Dung cho biết thêm: "Trước đây, trung bình mỗi bữa, số tiền 50 nghìn có thể mua đủ thịt, rau cho hai vợ chồng. Nhưng bây giờ giờ có thêm cháu nhỏ nữa là phải tiết kiệm hơn nhiều. Tôi cũng phải đau đầu cân nhắc xem mua gì cho hợp lý, phải ăn no thì mới đủ sức khỏe để làm việc được".
Vừa lạch cạch đun nấu, chị Dung cùng chồng là anh Hà Duy Khánh (38 tuổi) vừa bàn bạc, tính toán về các khoản chi tiêu cho dịp Tết sắp tới. "Tết dương lịch này vợ chồng tôi không thể về quê được, đành phải chờ đến Tết âm thôi, vì mỗi lần đi lại thì tốn kém lắm", chị Dung nói.
Căn phòng nhỏ ngay đầu dãy trọ, với ánh sáng le lói phát ra từ chiếc đèn chữ U yếu ớt là nơi trú ngụ của vợ chồng chị Dung và cô con gái út 8 tháng tuổi. "Con bây giờ phải thuê người trông, chi phí thuê một tháng khoảng 3 triệu. Tiền phòng trọ 1 tháng là 800.000 đồng, còn tiền điện, tiền nước thì dao động từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Vợ chồng tôi còn phải tiết kiệm để gửi tiền về quê lo cho hai con gái lớn đang ở nhà với ông bà nữa.", chị Dung bộc bạch.
Chị tiếp lời: "Điều mà vợ chồng tôi lo ngại sắp tới đây là tiền điện tăng, bình thường đang là 3.000 đồng/số, mới đây ông chủ trọ thông báo sẽ tăng lên 4.000 đồng/số từ đầu năm sau. Ví dụ là tôi đang dùng 100 số với mức giá 300.000 đồng chẳng hạn, thì tới đây cũng 100 số đấy sẽ tăng vọt thêm khoảng 200.000 đồng nữa".
Hai cô con gái lớn ở quê đều phải xa bố mẹ khi vừa tròn 18 tháng tuổi. Những câu hát, lời ru chỉ có thể được chị Dung gửi tới con qua những cuộc gọi hàng đêm: "Ban ngày hai vợ chồng tôi đi làm rồi thì không nói, tối về hai đứa trẻ cứ học xong là sẽ mượn điện thoại của ông để gọi cho bố mẹ. Tôi rất nhớ và thương các con, hàng ngày kể cả không có việc gì tôi cũng phải gọi điện để được nhìn thấy mặt chúng".
Giờ đây, niềm mong ước nhỏ nhoi của vợ chồng chị Dung chỉ đơn giản là công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng được ổn định, công ty có thêm nhiều đơn hàng để anh chị có thể tăng ca, kiếm thêm thu nhập…
Còn tiếp!
Hiện nay, không còn xa lạ khi phụ nữ kết hôn với người kém tuổi, nhưng phía sau vẻ lãng mạn, tươi mới ấy là không ít câu chuyện của sự mệt mỏi, gồng gánh và hụt hẫng. Theo chuyên gia, để hôn nhân lệch tuổi bền vững, tình yêu thôi là chưa đủ – mà cần cả sự trưởng thành, đồng hành và chia sẻ trách nhiệm từ cả hai phía.
Trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tàu biển Pacific World đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là du khách Nhật Bản lần đầu đến Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 4, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng với 114.598 khách hàng dư nợ,
Tổ công tác Bộ Công an đã đến làm việc với Công an tỉnh Vĩnh Long để xác minh, kiểm tra toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con ông Nguyễn Vĩnh Phúc (SN 1983, ngụ xã Trà Côn, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn) tử vong. Ông Phúc là người nổ súng bắn người rồi tự sát khiến xôn xao dư luận vài ngày qua.
Thay vì chen chúc tại các điểm du lịch đông nghẹt người dịp 30/4 - 1/5, nhiều “tín đồ xê dịch” có xu hướng “trốn lễ” một cách đặc biệt: dựng lều giữa thiên nhiên, thức dậy bên hồ nước xanh trong, hoặc băng rừng vượt đèo để đổi lấy những khoảnh khắc bình yên.
3 con giáp này nhận lộc Thần Tài, được quý nhân giúp đỡ, công việc suôn sẻ, có thêm nhiều cơ hội kiếm tiền, thành công đáng ngưỡng mộ.
Cuối tháng 1/1972, tại cánh rừng chồi thuộc vùng giải phóng Tây Bắc Campuchia bên bờ sông Prechxamdec cách biên giới Việt Nam khoảng 70km, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định/T.4 tổ chức Hội nghị Khu ủy - Hội nghị Bình Giã V.
Các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt năng suất tôm 40-50 tấn/ha; có thể nuôi 4 vụ tôm/năm, lợi nhuận ròng đạt 40%. Nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông đang cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp xanh...
Công an TP.HCM đã mời 2 đối tượng Tiktoker dàn dựng clip “mất điện thoại khi xem diễu binh” để câu like, câu view đến trụ sở làm việc.
19h30 tối nay (30/4), CLB CAHN sẽ tiếp đội khách PSM Makassar trong khuôn khổ bán kết lượt về giải Vô địch các câu lạc bộ Đông Nam Á – Shopee Cup 2024/2025. Phát biểu trước trận đấu quan trọng này, HLV hai câu lạc bộ đều thể hiện quyết tâm giành chiến thắng để đi tiếp tới vòng chung kết.
Lực lượng Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng vận chuyển trái phép hơn 4,2 kg ma túy loại MDMA qua đường hàng không. Số ma túy được ngụy trang tinh vi trong 26 hộp thực phẩm chức năng dán nhãn “altapharma”.
Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ) những ngày này cũng rất nhộn nhịp. Dòng khách từ khắp nơi đổ về TPHCM dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đông lên từng ngày, hàng giờ.
Nhiều hãng tin, cơ quan truyền thông các nước đã đưa tin bài ảnh về việc Việt Nam kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, bao gồm cả lễ diễu binh diễu hành sáng nay 30/4.
Giá USD hôm nay trên thị trường quốc tế dừng ở mức 99,03 điểm. Dù thị trường cho thấy dường như giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng niềm tin vào giá trị dự trữ của đồng USD có thể đã qua nhưng vẫn còn tồn tại nhiều ẩn số.
Gặp tai nạn giao thông, chân trái của bệnh nhân có đến 90% phần mềm bị dập nát, da bị lóc hoàn toàn từ đùi xuống gan bàn chân, tách rời khỏi lớp cơ.
Với vị trí địa lý ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, Thái Bình được ví như một hòn đảo nổi nằm bên bờ Biển Đông. Nếu như trong các cuộc kháng chiến, “ốc đảo” Thái Bình là một vị trí phòng thủ chiến lược thì trong giai đoạn hội nhập phát triển, vị trí “ốc đảo” lại trở thành điều khó khăn và bất lợi.
Sáng 30/4, TP.HCM rực rỡ trong sắc đỏ của cờ Tổ quốc. Hàng vạn người dân TP.HCM hào hứng chứng kiến lễ diễu binh kỷ niệm ngày lễ trọng đại của dân tộc
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, sau 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử và tạo được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Tử Long là một trong 50 nghệ sĩ tham gia diễu binh mừng đại lễ 30/4. Anh đã có mặt từ buổi sơ duyệt và tổng duyệt trong những ngày qua.
Thực hiện các kỹ năng chiến đấu nơi thao trường dễ dàng hơn nhiều việc thực hiện nó trong môi trường khốc liệt của chiến đấu thực tế. Chỉ có những chiến binh dày dạn mới có thể bình tĩnh sử dụng các kỹ năng mà mình được trang bị.
Sáng 30/4, Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành cấp Quốc gia 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức trọng thể tại tuyến đường Lê Duẩn (quận 1) và một số tuyến đường trung tâm. Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách mời quốc tế cùng hàng vạn người dân tham dự.
Chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ non sông Việt Nam" diễn ra với nhiều tiết mục hoành tráng, ý nghĩa, thể hiện niềm tự hào của toàn dân tộc trong ngày kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Nhân tố ‘lạ’ HAGL cao 1m88 lọt ‘mắt xanh’ HLV Kim Sang-sik; M.U có thể gọi Rashford trở lại; HLV Mourinho muốn chiêu mộ Chiesa; AS Roma có thể bổ nhiệm Fabregas; Darwin Nunez được Atletico Madrid quan tâm.
“Phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu…” – đó là thông điệp mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025, tổ chức ở Hà Nội giữa tháng 4/2025.
Từ nền kinh tế nghèo đói, lạc hậu và chậm phát triển chịu chiến tranh tàn phá, bị bao vây cấm vận, 50 năm sau dưới nỗ lực đổi mới và phát triển, Việt Nam đã trở thành quốc gia có quy mô GDP đứng top 30 thế giới.
“Người già vui có mái ấm, trẻ em yên tâm học tập và người lao động có thêm động lực sản xuất” - đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành tại buổi lễ tổng kết và trao nhà.
Từ rạng sáng, các nghệ sĩ và dàn Hoa hậu, Nam vương đã tập trung đông đủ để chuẩn bị cho lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. "Tôi tham gia đại lễ 30/4 trong vai trò đại biểu với niềm cảm xúc biết ơn, xúc động trào dâng", NSND Trịnh Kim Chi chia sẻ với Dân Việt.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày thứ Ba tuyên bố rằng đã đến lúc Moskva và Kyiv cần đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm chấm dứt chiến tranh tại Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi vai trò trung gian hòa giải nếu không đạt được tiến triển nào.
Cây cảnh nở những chùm hoa cam đỏ rực rỡ, những bông hoa như những chiếc kèn tinh nghịch, hướng mặt đón nắng một cách tinh nghịch, ngạo nghễ.
Công an TP.Đà Nẵng chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin sai lệch, xuyên tạc vụ án "Bợm Phước", khẳng định không có sự bao che, dung túng tội phạm từ cơ quan chức năng. Đề nghị người dân tỉnh táo, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.
Từ 1/8 kết thúc hoạt động của cán bộ không chuyên trách cấp xã. Bộ Nội vụ đang nghiên cứu, đề xuất thêm chế độ hỗ trợ nhóm đối tượng này.