Hải Phòng vs SLNA (19h15 ngày 3/5): Thời cơ cho đội khách
Trong thời điểm phải chịu rất nhiều áp lực, SLNA có cơ hội giành điểm tại vòng 21 V.League 2024/2025 khi gặp Hải Phòng thi đấu sa sút trong thời gian gần đây.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Để miền biên cương bớt cam khó, vươn tới những chân trời thịnh vượng, thì việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, loại trừ các hủ tục lạc hậu luôn là một bài toán đầy thách thức.
Nhà giáo Ưu tú người dân tộc Mông Hầu Thị Sải, nhiều năm là Hiệu trưởng Trường Dân tộc Nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (hai huyện Thông Nông, Hà Quảng nay đã sáp nhập). Cô được nhiều thế hệ học sinh vùng cao coi như người mẹ huyền thoại, như "bà tiên" cứu giúp cuộc đời và xây dựng tương lai cho họ. Cô "quên mình" lao vào loại trừ hủ tục, ngăn chặn các đám cưới tảo hôn, "cướp" học trò về lại trường lớp, tránh để họ trở thành cô dâu chú rể với "lời ru buồn" khi mới chỉ 8 đến 12 tuổi đầu…
Nhà giáo ưu tú Hầu Thị Sải, quê gốc huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Bố cô là cán bộ cách mạng từ trước năm 1954, sau về Ty Tài chính của tỉnh công tác. Ông mất sớm, mẹ ở vậy nuôi cô bé Sải và hai người em ăn học đầy đủ cả. Năm 1978, cô vinh dự về "thủ phủ Việt Bắc", tỉnh Thái Nguyên, học sư phạm.
Cô gái người Mông xinh xắn, thùy mị, ra phố lần đầu chụp ảnh kỉ niệm. Vẻ yêu kiều của sơn nữ của Hầu Thị Sải còn được chủ tiệm ảnh ngưỡng mộ, đem phóng to, treo lên thành biển hiệu thu hút khách.
Bây giờ, cô Sải sống ở ngay gần nhà vợ chồng Triệu Thị Hoa, "cô dâu nhí" mà ngày trước nhà giáo đã "phá đám cưới". Hoa đang làm Trưởng phòng Nội vụ huyện Hà Quảng.
Lúc Hoa đang học cấp 2, mới 12 tuổi đầu, bị bố mẹ ép về để bỏ học cưới chồng. Cô Sải và giáo viên chủ nhiệm đã giấu Hoa trong vườn chuối, trong phòng thư viện trường nội trú.
Thậm chí lớp đang học, không "chạy" kịp khi bố mẹ, ông bà kéo đến tìm "cô dâu tí hon", Hoa phải trốn dưới hộc bàn ở ngay chân cô giáo, khi cô ngồi giảng bài. Có khi, giữa đêm, gia đình đến "bắt dâu", Hoa phải chạy trốn rồi được đưa vào nhà một ông cán bộ tốt bụng. Ông ấy chính là bố chồng của Hoa hiện tại.
Nhà giáo dân tộc Mông Hầu Thị Sải (giữa) tại một Hội nghị của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Nhà ông (cũng là nhà vợ chồng Hoa) giờ kế bên ngay nhà "mẹ Sải", cô trò thân thiết như mẹ con ruột. Chồng Hoa là công an.
Triệu Thị Hoa (SN 1980) nhớ lại: "Đang học, bố mẹ kéo đến bắt về cưới chồng, em sợ lắm. Một chị lớp 9 dẫn em chạy theo cửa ngách của lớp, đi vào trong bản gồm nhiều nhà dân và lẩn trốn. Em như nín thở và khóc đến mức không nhìn thấy đường nữa. Sau này bố mẹ giận cô giáo, bảo: không coi cái Hoa là con nữa. Cô Sải không cho nó về với bố mẹ, thì cô đi mà nuôi nó, cho nó ăn cơm, mua áo cho nó mặc".
"Tất cả là do hủ tục", Nhà giáo Ưu tú Hầu Thị Sải thở dài. Sớm được ăn học, rồi về trường Sư phạm Việt Bắc dưới Thái Nguyên tu nghiệp sư phạm, nên suy nghĩ của cô giáo Sải rất hiện đại: "Đứa bé dễ thương thế, nó mới học lớp 5, lấy chồng thế nào được? Mà "chú rể" mới 8 tuổi, trời ạ".
Khi cô Sải ra tay "ngăn đám cưới", có cô giáo khác bảo: Con nhà người ta, họ gọi con về để cưới, thì mình có quyền gì mình ngăn?
"Tôi nghĩ, Luật Hôn nhân Gia đình đã có, tuổi đang học lớp 5, mới 12 tuổi đầu, thì cưới chồng có đúng luật không? Nếu chúng ta im lặng, là chúng ta có lỗi", nghĩ vậy, cô Sải quyết định giấu "cô dâu nhí" Triệu Thị Hoa đi.
Cô cũng thông báo tới Ủy ban, tới Phòng Giáo dục, tới các đồng chí công an. Vấn đề là: gia đình liên tục đến tìm, đưa cô bé Hoa khỏi khu nội trú của trường, thì giấu vào đâu? Cô tính với thầy T, nguyên hiệu trưởng nhà trường: cho cháu nó đến nhà thầy ở được không? Thầy đồng ý.
Một hôm, cô bé Hoa từ vị trí lẩn trốn trở lại trường để học, rón rén về vào ban đêm. Nó rình quan sát ở lối vào trường rất lâu. Lâu đến mức, bố nó rình ở góc bụi cây mỏi quá phải đứng lên ngó nghiêng. Từ xa nó nhận ra dáng quen quen của bố mình. Nó ù té chạy. Nó và đứa bạn chạy nhanh và hoảng loạn tới mức lạc nhau, Hoa bị gai cào, sâu róm đốt đầy người vì chui trốn bờ bụi. Lúc đó chả ai có điện thoại bàn hay điện thoại di động, nhắn tin. Đứa bạn sợ quá, mếu máo về bảo là: lạc mất cái Hoa rồi, nó chui vào nhà ai ẩn nấp không dám ra, giờ không tìm được nữa.
Hôm sau một cô coi kho của nhà trường mới ngậm ngùi đem "trao trả" cái Hoa cho nhà trường. Cháu đi lạc vào nhà cô và sợ quá xin ở lại đó luôn.
"Tôi mới bảo cô thủ kho của trường: cô cứ nuôi cháu, tôi cho mang gạo và khẩu phần thức ăn xuống để cô nấu giúp nhé. Ít lâu sau, thấy bị lộ dần vị trí, cô coi kho lại đem Hoa xuống tá túc ở vị trí khác. Lần này là nhà em trai cô ấy, chỗ cổng huyện đội Thông Nông", cô Sải kể.
Nhiều câu chuyện về nạn tảo hôn đã được cô Sải và đồng nghiệp đưa vào các vở kịch, các chuơng trình trong hội diễn để nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
Sau này, trước nhiều sức ép, gia đình, dòng họ nhà Hoa không còn cách nào khác là "hủy hôn lễ". Đặc biệt, họ xem bói, cúng ma tà, thấy "thầy" bấm quyết phán rằng: Triệu Thị Hoa là cái vía tốt (lộc lá) của gia đình, giữ nó lại để đi học thì sẽ tốt cho phúc đức gia tộc nhà họ Triệu hơn. Vào làm dâu nhà kia thì "tổn phúc" rất nhiều. Gia đình nghe thế, lòng họ vui vô hạn. Họ cảm ơn cô Sải từ ngay sau buổi "cúng ma" đó.
Đến lúc Hoa đi học, cô Sải phải về Sở Giáo dục Đào tạo, phải kiến nghị lên lãnh đạo huyện, phải liên lạc với Trường "cấp cao" ở dưới "trung tâm vùng Việt Bắc" (TP Thái Nguyên) để "chiến đấu" cho học sinh đặc biệt "vừa thoát khỏi nạn tảo hôn" của mình được ưu tiên đi học. Hoa tốt nghiệp Trường vùng cao Việt Bắc, rồi Đại học Sư phạm Thái Nguyên, phát triển sự nghiệp đáng tự hào.
Nhiều vụ, cô Sải kỳ công "giải cứu chú rể", như trường hợp cháu Trịnh Văn Thim, người dân tộc Dao ở xã Lương Thông, cùng huyện. Đang học lớp 9 Thim đi lễ hội của người Mông, gặp một cô gái trẻ. Theo "phong trào", Thim cũng "bắt" cô bé về, thế là ai cũng hiểu, cậu và cô ấy nhất định sẽ cưới nhau.
Cô Sải nghe tin, thấy cậu bé vẫn tha thiết đi học lắm, mới bàn kế giải cứu "chú rể Thim". Sau này, Thim vẫn cưới cô ấy, tình yêu của các em đẹp thì cô rất chúc mừng, nhưng Thim phải đi học đã.
Cậu học sinh nghèo vượt khó Trịnh Văn Thim đã đỗ cùng lúc cả hai khối A, B của Học viện Nông nghiệp Việt Nam với số điểm rất cao. Tốt nghiệp, Thim được sang Úc học Thạc sỹ ở Đại học New England, rồi về tỉnh làm việc ở Sở NN&PTNT, có nhiều cống hiến tâm huyết cho quê hương. Gặp lại cô Sải, Thim và gia đình cháu lần nào cũng cực kỳ cảm kích.
Trao đổi với chúng tôi, anh Trịnh Văn Thim nhắc đi nhắc lại thật sự may mắn khi là "học sinh trường nội trú, học trò của cô Sải". Bởi, không có trường nội trú, không gặp được cô Sải, Thim và nhiều học sinh khác ở vùng cao Thông Nông sẽ không được đi học, nạn tảo hôn sẽ thêm nặng nề ở vùng rẻo cao biên giới này.
Khi ấy, Thim mới học lớp 8 đã được bố mẹ đi hỏi vợ cho. Theo lệ, bố mẹ Thim tự chọn con dâu, chú rể còn chưa bao giờ biết mặt cô dâu, đến hôm cưới mới trông thấy nhau lần đầu. Đủ thứ lý do để không hạnh phúc, gặp đủ thứ bi kịch theo cách cưới xin "hủ tục" đó.
"Bấy giờ non dại, em cũng định nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ. Tuy nhiên, sau khi cô Hầu Thị Sải và cô giáo chủ nhiệm thuyết phục, giải thích, gọi cả bố mẹ em xuống tận trường ký vào bản cam kết không được ép em lấy vợ, em đã quyết tâm tiếp tục học và chưa lấy vợ vội", Thim nhớ lại.
Nhưng sự đời đâu có dễ vậy, hủ tục "đám cưới trẻ con" đã ăn sâu như cây cỏ bám rễ trên vách núi nơi Thim ở. Gia đình đã mang bạc trắng, sính lễ sang nhà gái, hủy hôn sẽ làm mất mặt cả hai bên. Rồi chính bố mẹ Thim cũng mong có con dâu để thêm người làm việc nhà.
Bị ép, bị dọa, Thim sợ quá bỏ nhà đi lang thang gần hai tháng trời, chỉ để tìm câu trả lời cho hai câu hỏi: Nên tiếp tục đi học hay lấy vợ rồi bỏ học? Làm thế nào thuyết phục bố mẹ hủy đám cưới đã giao ước bắng bạc trắng kia?
Cuối cùng, cô Hầu Thị Sải đã cho cậu học trò Trịnh Văn Thim câu trả lời, bằng một câu hỏi khác.
"Lấy vợ rồi không học được nữa, nhiều anh chị đã vượt qua nạn tảo hôn để thành đạt. Em có muốn như các anh chị ấy hay lại lam lũ vất vả nhưng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc như bố mẹ và bà con ở bản nghèo?", Thim nhớ lại lời cô Sải.
Thim nhớ lời cô Sải, dũng cảm về nhà thuyết phục bố mẹ, rồi cùng bố sang "nhà gái" nói chuyện. Chuyện vẫn chưa dừng lại. Thim đến trường, nhà gái lại làm đơn đến Ban Giám hiệu yêu cầu phải đuổi học cậu học trò không chịu cưới vợ tảo hôn. Tất nhiên, không ai chấp nhận yêu cầu vô lý này.
"Bản thân em luôn lấy cô Sải làm tấm gương để phấn đấu mỗi ngày. Hy vọng có thể đóng góp được chút tâm sức cho bản làng, quê hương để không phụ công của cô anh ạ", Thim nói khi nhắc đến công ơn của cô Sải đối với mình.
Sau khi được cô Sải "giải cứu", Trịnh Văn Thim đã học hành tấn tới, tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam và sang Úc học cao học (trong ảnh Thim đứng giữa, nhận Bằng tốt nghiệp Thạc sỹ tại ĐH New England, Úc). Ảnh nhân vật cung cấp.
Có trường hợp, gian nan đi "phá đám cưới" theo đúng nghĩa đen. Cô học trò người Dao, xinh, hiền, ngoan, đang học lớp 9 thì tự dưng biến mất. Hỏi ra, bạn cùng lớp bảo: "Nó về bản cưới chồng, không đi học nữa". Thế nhà của bạn ấy ở bản nào, "chồng" là ai? Đi dò hỏi mãi, một học sinh bảo, anh Lìn cưới chị ấy đấy. Anh này trước cũng là học trò của trường nội trú nhà ta.
Cô Sải và giáo viên chủ nhiệm của cháu, đi hai xe máy theo hai hướng để tìm nhà cái cậu tên là Lìn kia. Bản làng xa xôi, điện thoại tin nhắn không có như bây giờ, cứ đi hỏi dò thôi.
Suốt nhiều năm ròng, nhà giáo Hầu Thị Sải đã nỗ lực giúp đỡ học sinh và bà con của mình, phía sau các con đèo cao và những dãy núi lớn. Ảnh Hoàng Chiên.
Đến nơi thì cậu Lìn không có nhà. Em gái Lìn bảo, anh Lìn bán quán ở trên đỉnh đèo ấy. Lìn nhận ra cô giáo cũ, em ấy mang cả bánh kẹo, nước ngọt ra mời.
"Tôi nhẹ nhàng nói chuyện đám cưới, em ấy còn đang học, tình yêu cô tôn trọng, đám cưới cô chúc mừng. Nhưng em ấy phải học xong đã, giờ lo cưới lúc còn trẻ con, em khổ, cô bé khổ, cả gia đình khổ, tương lai chắc chắn mù mịt", cô Sải nhớ lại lúc thuyết phục cậu học trò cũ.
Lìn nghe lời. Để chắc ăn "nắm đằng chuôi" cô Sải tìm cách đưa 'cô dâu tương lai" về trường luôn hôm đó. Cô Sải bảo: cho học trò của cô về trường nhé, để mai còn đi học. Lìn bảo, cô về đi, mai em đưa em ấy xuống trường sớm.
Cô nhẹ nhàng mà kiên quyết: Em ấy nghỉ học lâu quá rồi, mai lại bắt đầu buổi học sớm. Số lượng bài chuẩn bị nhiều lắm. Thôi, tiện xe máy của cô, em ấy lên xe của cô về trường nội trú luôn. Lìn đồng ý. Và đám cưới đó đã bị "đình" lại. Sau này, cô bé có một tương lai sán lạn, nhờ sự chỉ dạy của con chữ.
Với cô Sải, làm nhà giáo, làm hiệu trưởng, không chỉ đem con chữ đến cho học sinh, mà còn là trách nhiệm "nâng bước" mọi mặt cho các cháu, ngay cả khi đã tốt nghiệp ra trường!
Để mở rộng chiến dịch "hủy hôn", "phá đám cưới", "cướp cô dâu, chú rể", cô Hiệu trưởng Hầu Thị Sải còn chú trọng "huấn luyện" kỹ năng này cho nhiều giáo viên khác. Thậm chí, từ năm 2010, thầy giáo Hưng (nay là Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Hà Quảng) còn được cô Sải (lúc đó là Hiệu trưởng) "mời" đi lên tít vùng heo hút của xã Yên Sơn (nay thuộc huyện Hà Quảng) để thấm thía bi kịch tảo hôn.
Thầy giáo trẻ người Kinh ở dưới tỉnh Thái Nguyên "đô hội" lên "cắm bản vùng cao", nên chưa hiểu nhiều về tập quán đồng bào miền núi. Hai thầy cô cùng lên khu vực đèo Mã Quỷnh, "cứu" một học sinh sắp trở thành cô dâu khi mới học lớp 6. Lễ cưới đang được cập rập chuẩn bị.
Tuyên truyền, giải thích, có lúc giở Luật Hôn nhân Gia đình ra, có lúc dùng nghĩa đồng bào… cùng ngôn ngữ (tiếng Mông), cùng am hiểu phong tục ra để thuyết phục. "Điệp vụ" ấy thành công, thầy giáo Hưng, sau này đã tình nguyện hết lòng vào cuộc giải cứu các "đám cưới trẻ con". Bởi, thầy đã thấm thía chân lý này: hủ tục tảo hôn với quá nhiều hệ luỵ, nó tai hại ngoài sức hình dung của những người tự xếp mình vào thành phần… "ngoài cuộc".
Kỹ năng "cướp cô dâu" của Nhà giáo Ưu tú, Hiệu trưởng Hầu Thị Sải có được, một phần nhờ sự sắc sảo, phần nhiều là do bầu nhiệt huyết cống hiến. Cô đi khắp núi rừng, có khi gặp các gia đình có học sinh cá biệt để "xử" rất thấu tình đạt lý, mà hiệu quả bất ngờ.
Có lần về khu X.A, nơi có nhiều em rất bướng bỉnh, toàn học đội sổ, lại có khi, giáo viên đến góp ý, cô vừa quay đi, học sinh ném đá rào rào. Cô Sải đến, có bố là thương binh nặng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Con ông ấy hư, ông quen cảnh được "ưu tiên" nên lúc nào cũng bảo các thầy cô phải bỏ qua cho cháu.
Cô Sải bảo: "Em mà bỏ qua cho cháu, cho cháu điểm cao, hạnh kiểm tốt, thì cũng… có mất gì đâu. Cháu hư thì cũng hư ở trường, hư ở gần tôi được 2 năm nữa thôi. Nhưng cái hư đó thì tai hại cho anh chị cả một đời về sau. Tại thế nào các anh chị không nghiêm khắc để cháu sửa chữa, phục vụ cho tương lai sau này của mình và của con cháu!?".
Hôm sau, Hiệu trưởng Hầu Thị Sải gọi học sinh cá biệt kia lên phòng làm việc, rồi phân tích: bố con hy sinh xương máu cho tổ quốc, con phải ngoan để xứng đáng với sự hy sinh của bố và đồng đội. Chứ không lẽ, vì bố có công, mà con muốn làm gì thì làm, làm ma, làm quỷ, làm kẻ cướp đều được ư? Không mắng, chỉ lựa lời phân tích, rồi bố con bác ấy cùng nghe ra, nắm tay cô giáo lắc lắc cảm động.
Nhiều học trò được cô Sải "phá đám cuới", vận động quay trở lại trường lớp, ra trường Trường Nội trú tỉnh Cao Bằng học, rồi thi đỗ đại học và trở thành cán bộ giỏi giang. Ảnh tư liệu nhân vật cung cấp.
Vì cô giáo trước từng bị họ ném đá sau lưng khi đi "thương thuyết", nên lúc về, cô Sải cũng sợ sợ. Nhưng,"nói phải củ cải cũng nghe", nghe thủng, lúc về họ còn tặng quả cam, hay một vài chục quả nhót chín đỏ. Tết, họ mang tặng vài lạng thịt lợn gác bếp. Chứng tỏ họ quý cô giáo lắm chứ.
Mọi người ở trường nội trú vẫn rỉ tai nhau: bà Hiệu trưởng Hầu Thị Sải làm việc như bà điên, thứ bảy chủ nhật cũng ở trường. Cô Sải bảo: "Tôi không tham việc lắm, mà tôi nghĩ: tôi ở đây để người ta nhìn thấy "cái bóng" của tôi, họ phải có ý thức hơn, họ "kiêng nể" mà nghiêm túc và tận tuỵ hơn nữa".
Nhiều vụ, học sinh bị mất quần áo, mất đồng hồ, cô Sải làm "nhà điều tra", làm "quan tòa", gọi các bên lên. Cho cán bộ kiểm tra hiện trường, tách người mất của và nghi phạm ra hai phòng, hỏi chi tiết về thứ bị mất kia. Có khi, nhờ cái vệt tàn thuốc lá châm vào chiếc áo, nhờ vết thủng do treo lên cái đinh sắt trong nhà tắm ký túc xá, mà Bao Công tìm ra "ánh sáng chân lý", khiến hai bên tâm phục khẩu phục.
Dù đã nhận được nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù nổi tiếng ở nhiều hội nghị điển hình tiên tiến cấp quốc gia, dù bao năm tận tuỵ cống hiến trên mọi mặt trận của giáo dục Cao Bằng, nhưng khi chia tay tôi trong chiều nhập nhoạng để tiếp tục thu dọn đồ đạc trong cảnh chạy chợ tập tàng mưu sinh qua ngày, Nhà giáo Ưu tú Hầu Thị Sải vẫn tiếc nuối: "Giá mà hồi trẻ tôi có những kinh nghiệm xử lý các vấn đề nóng của giáo dục, của nhà trường, của học sinh như lúc làm hiệu trưởng và khi sắp về hưu… Thì tôi sẽ cống hiến được thêm nhiều lắm, nhà báo ạ".
Cô Sải trò chuyện với phóng viên Báo điện tử Dân Việt.
Thầy giáo Nguyễn Quốc Hưng, Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng): "Tôi nghĩ cô Sải là một người gương mẫu, là người dân tộc Mông, nên cô rất hiểu suy nghĩ của các em vùng cao. Chính vì nhờ những công lao của cô mà nhiều em học sinh đã thoát nạn tảo hôn, quay lại trường học".
Tại Cao Bằng, nhiều người đã biết đến các "kỷ lục": cậu bé Sùng A Tủa, ở huyện Bảo Lạc, mới học lớp 9 đã có 3 đứa con. Có cô gái 15 tuổi Triệu Mùi Phin, đã "con bế bon bồng".
Đón đọc: Thào A Quả và kỳ tích 25 năm mở đường (Bài 3)
"Tôi từng chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, vào sinh ra tử rồi nên luôn giữ tinh thần lạc quan để điều trị bệnh", cựu chiến binh Mai Văn Kiên bày tỏ.
Trong thời điểm phải chịu rất nhiều áp lực, SLNA có cơ hội giành điểm tại vòng 21 V.League 2024/2025 khi gặp Hải Phòng thi đấu sa sút trong thời gian gần đây.
Zoltan Koskovics, một nhà phân tích tại Trung tâm Quyền cơ bản của Hungary, cho rằng quá trình Ukraine hóa châu Âu đang diễn ra mạnh mẽ và dường như không thể ngăn cản được.
Tọa lạc tại Hải Phòng, ngôi nhà có tên Tree of Life House rộng 462,5 m2, diện tích sàn 710 m2 đã gây ấn tượng bởi thiết kế xanh, lấy cảm hứng từ “Cây sự sống” trong Kinh Thánh.
Từ ngày 26 đến ngày 29/4/2025, nhiều gói thầu có giá trị lớn trên 100 tỷ đồng được mở, trong đó một số gói có tỷ lệ cạnh tranh không cao.
Về đích xã nông thôn mới (NTM) năm 2022, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Đến nay, xã Quế Hiệp đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao.
Mít ruột đỏ được ưa chuộng cả trong nước và xuất khẩu, nhưng nguồn cung tăng khiến giá giảm. Trong khi đó, mít Thái có nhu cầu cao, nhất là từ thị trường Trung Quốc, dẫn đến giá tăng.
Sáp nhập Tiền Giang, Đồng Tháp, lấy tên là Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang. Hiện ở tỉnh Tiền Giang đang sở hữu một trại rắn quy mô rất lớn nuôi hàng trăm con rắn hổ mang chúa, loài rắn độc dài nhất thế giới.
Đầu tháng 5, 4 con giáp này có tiến bộ đáng kể trong sự nghiệp nhờ đầu óc linh hoạt và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, quá đó thu nhập cũng tăng theo.
Việc OpenAI giới thiệu tính năng mua sắm ngay trong "siêu ứng dụng" ChatGPT mở ra bước tiến mới trong xu hướng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và thương mại điện tử.
Việc cải cách tiền lương, ban hành bảng lương mới gắn với vị trí việc làm sẽ được thực hiện song song với việc sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập xã phường và sáp nhập tỉnh.
Dù gặp sự cố bị ngã trên sân khấu nhưng người đẹp Maria Ahtisa Manalo vẫn được xướng tên trở thành chủ nhân vương miện Miss Universe Philippines 2025. Trước đó, mỹ nhân Philippines từng là đối thủ "đáng gờm" của Hoa hậu Thùy Tiên.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Nhà Trắng coi triển vọng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc quan trọng hơn cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Sẽ có tối đa 5 Phó Chủ tịch và từ 8 – 10 biên chế sẽ là định hướng tổ chức bộ máy Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã theo hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23/4/2025 của Ban Tổ chức Trung ương. Bên cạnh đó, việc sắp xếp căn cứ vào tình hình thực tế, cơ cấu các tổ chức chính trị và xã hội tại địa phương, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nam diễn viên Vương Đại Lục bị truy tố với cáo buộc liên quan đến hành vi tự ý truy tìm dữ liệu cá nhân của người khác.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhiều người đã lựa chọn Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) để khám phá, trải nghiệm, trực tiếp quan sát những con động vật hoang quý hiếm trong môi trường tự nhiên...
Người dân chiêm bái Xá lợi Đức Phật không được quay phim, chụp ảnh. Người có vấn đề sức khỏe, ăn mặc không phù hợp sẽ không được vào chiêm bái.
Trước khi sáp nhập về tỉnh Phú Thọ cùng tỉnh Vĩnh Phúc, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có một cú "lội ngược dòng" ngoạn mục. Nông nghiệp Hòa Bình ghi dấu ấn đậm nét với những thành quả vượt trội, đặc biệt là các sản phẩm OCOP vươn tầm quốc gia và tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Ông là người lính quyết tử trong 60 ngày đêm giữ Hà Nội, là Đại đoàn trưởng đầu tiên đưa quân tiến vào Thủ đô trong ngày chiến thắng 10/10 lịch sử. Từ chiến hào khói lửa đến chiến trường Điện Biên, từ tư duy chiến lược đến thực tiễn chiến đấu, Trung tướng Vương Thừa Vũ không chỉ là một vị tướng tài ba, mà còn là một nhà lãnh đạo mẫu mực, một người thầy của tư tưởng quân sự hiện đại Việt Nam.
Nghị sĩ quốc hội Ukraine Irina Gerashchenko cho biết, các điều khoản riêng biệt trong thỏa thuận nêu rõ "nghĩa vụ vô thời hạn" của Kiev và bỏ qua sự phê chuẩn của quốc hội.
Một cô gái Nhật Bản cao chỉ 1,46 m đã làm nghề tài xế xe tải suốt sáu năm qua, trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho giới trẻ trong ngành logistics.
Ngay sau khi FIFA đưa ra án phạt đối với CLB Phú Thọ vì liên quan dàn xếp tỷ số, phía VFF đã có động thái. Theo đó, VFF khẳng định sẽ phối hợp cùng FIFA và các cơ quan chức năng để rà soát, xử lý theo quy định kỷ luật của LĐBĐVN.
HLV Popov giới thiệu ‘Hoàng Đức mới’ cho ĐT Việt Nam; HLV Slot được chi tiêu thoải mái ở Liverpool; Rodri khó thi đấu chung kết FA Cup; UEFA không thay đổi địa điểm trận chung kết Europa League; Kounde phải nghỉ 3 tuần.
Từng bước khắc phục khó khăn, gia đình ông Trần Quốc Đoàn, thôn Tân Văn 1, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vươn lên làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm bán kén, thu về hơn 30 triệu đồng/tháng.
“Cây cà na miền Tây hay còn gọi cà na mùa nước nổi ngày nay hiếm lắm” - ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1956, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) tỏ vẻ tiếc nuối.
Các quan chức Mỹ đã hoàn tất dự thảo gói trừng phạt kinh tế mới đối với Nga, bao gồm các biện pháp ngân hàng và năng lượng, nhằm tăng sức ép buộc Moscow phải chấp nhận nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chấm dứt cuộc chiến Ukraine.
Khoảng 2 tháng trước khi nhập viện xuất hiện trong tình trạng đau nhức, tê bì hai chân, đau nhiều khi vận động.
Hằng năm, khi rừng hồi, rừng quế nhuộm lá, đồng bào Dao Thanh Phán ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh lại bước vào ngày hội lớn, Hội Kiêng gió.
6 cây cảnh này không chỉ là loài cây đuổi muỗi, làm đẹp nhà, thanh lọc không khí mà còn là rau gia vị được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày.
Khu công nghiệp Yên Bình 2 quy mô gần 300 ha, vốn đầu tư 3.650 tỷ đồng, vừa được Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư, kỳ vọng hút mạnh FDI.
Tiền đạo Đinh Thanh Bình trở lại sau chấn thương là tin vui cho CLB Phù Đổng Ninh Bình và ĐT Việt Nam trước thềm FIFA Days tháng 6 cũng như giai đoạn then chốt giải hạng Nhất.