Đi du lịch cùng nhà ngoại, tôi bị mẹ chồng đi nói xấu khắp nơi là "loại hồ ly tinh", thao túng con trai bà chi tiền cho bố mẹ vợ hưởng thụ
Càng cãi, bố mẹ chồng càng khăng khăng cho rằng tôi đã "bỏ bùa" vào đầu con trai họ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chuyến "vi hành" bị bại lộ...
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt quả là một trong những nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa và có khát vọng đổi mới - khát vọng của một nhà lãnh đạo rất bản lĩnh, táo bạo, quyết liệt nhưng cũng rất thương dân.
Đại tá Hồ Hà, nguyên là vệ sĩ tiếp cận bảo vệ Thủ tướng Võ Văn Kiệt khoảng ngót 30 năm trước, kể lại cho tôi nghe câu chuyện sau đây vào năm 2016, khi ông công tác tại Văn phòng Chủ tịch Nước...
Vào những 1994-1995, chính quyền Hà Nội ở các cấp đã buông lỏng quản lý trật tự xây dựng. Trong đó, họ để người dân vi phạm hành lang bảo vệ đê điều đến mức nghiêm trọng, xây nhà trái phép tràn lan lấn chiếm chân đê Yên Phụ và Nghi Tàm ngay sát Hồ Tây.
Người ta phát hiện có những vết nứt ở thân đê cũng như những ổ mối ở chân đê. Tình trạng "phạt cho tồn tại" ngày đó khiến người dân xem thường luật pháp rồi họ càng "làm tới", vì nếu tính chi ly họ vẫn là người hưởng lợi.
Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, trật tự xây dựng ở đường đê Yên Phụ - Nghi Tàm - Tứ Liên được vãn hồi, sau khi đã phá dỡ hơn 200 ngôi nhà. Dư luận chung đánh giá rất cao sự quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ .
Hai bên chân đê sau đó được chính quyền Hà Nội cho mở đường nhỏ có bề rộng 5m, xem như vệt ngăn cách giữa nhà dân với chân đê. Người dân Hà Nội nhìn chung rất đồng tình, thậm chí người nào sống gần đó cũng đều được hưởng lợi. Ngay cả người có nhà ngay chân đê, bị cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng vi phạm cũng không hẳn tất cả đều bị "thiệt".
Chủ trương của Chính phủ chỉ đạo khi đó là chờ sau khi "chặt" bớt nhà chạm vào chân đê thì bước kế tiếp sẽ tiếp tục" chặt ngọn" nhà cao tầng để tránh lún đê. Song việc chặt ngọn có cần thiết nếu độ cao của những ngôi nhà chỉ vừa phải?
Để chuẩn bị cho bước ra quyết định tiếp theo, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho gọi Bộ Công an, đề nghị cử nhân viên nghiệp vụ sang nhà ông ở tại phố Phan Đình Phùng, hoá trang làm sao có thể giúp ông "vi hành" thuận lợi, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương.
Đại tá Hồ Hà kể với tôi rằng, sau khi được hoá trang rất khéo léo thì quả là rất khó nhận ra đó là ông Sáu Dân (tên thân mật của ông Kiệt), trừ giọng nói Nam Bộ thì khó thực hiện.
Nhiều công trình kiên cố đã được xây dựng ngoài đê sông Hồng. Ảnh từ Internet.
Song một cán bộ công tác trên UBND Quận Ba Đình từng biết và gặp anh Hồ Hà vệ sỹ tiếp cận của ông Sáu ở đâu đó, nay kết hợp với cái giọng quen quen của ông già Nam Bộ khó trộn lẫn kia, khiến người ấy sinh nghi và luận ra đây rất có thể là ông Võ Văn Kiệt chứ không ai khác. Vị Thủ tướng cởi mở và đôn hậu nổi tiếng ấy hoá ra đang đứng cùng một nhóm người dân bàn tán rất vô tư trên đê Yên Phụ.
Và rồi người nọ thì thầm với người kia, cho đến lúc mọi người cùng òa lên kinh ngạc khi biết người đang nghe họ kêu ca chính là Thủ tướng Võ Văn Kiệt...
Câu chuyện sau đó trở nên cởi mở hơn dù người dân đã biết mình đang có vinh hạnh nói chuyện với ai. Họ vui vì được nói chuyện với Thủ tướng trong hoàn cảnh quá bất ngờ. Họ mếu máo trong nước mắt khi bày tỏ lỗi lầm trong chuyện này, nhưng có ý nói rằng lỗi này cũng là do chính quyền đã "phạt cho tồn tại", khiến ai cũng... "thích" được nộp phạt.
Từ thực tiễn mắt thấy tai nghe, ông Sáu Dân suy nghĩ rất nhiều. Ông đã nghe và hiểu nỗi đau của người dân, cộng với sự tư vấn của các chuyên gia có chuyên môn, kỹ thuật về xây dựng, thủy lợi, nên sau đó đã không ban hành quyết định" cắt ngọn" chiều cao của các ngôi nhà không quá cao tầng cạnh đê. Thủ tướng rất nghiêm khắc với dân mà thương dân cũng từ chi tiết này!
Là nhà lãnh đạo luôn muốn lắng nghe dân nói và rất cầu thị, ông Võ Văn Kiệt hiểu: Chính từ việc hữu khuynh và thiếu trách nhiệm của chính quyền cơ sở khi "phạt cho tồn tại" nên đã khiến dân coi thường bộ máy công quyền. Cũng không loại trừ việc phạt này là có tiêu cực từ chính quyền lẫn bên trong.
Ý tưởng táo bạo nhưng không được hậu thế theo đuổi
Từ sự việc này, ông Võ Văn Kiệt đã đi khảo sát kỹ hơn hai bờ Sông Hồng và chứng kiến cảnh ngổn ngang, nhếch nhác của một khu dân cư rộng lớn ngoài đê mà vô cùng xót xa. Ông thấy tiếc cho "quỹ đất vàng" đầy tiềm năng này và muốn quy hoạch lại, trong khi quỹ đất ở nội đô ngày một cạn kiệt.
Ông suy nghĩ nhiều về câu chuyện trên rồi nhắc thư ký gọi điện cho Chủ tịch TP.Hà Nội lúc đó là ông Lê Ất Hợi, mời lên gặp Thủ tướng để bàn bạc.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội sốt sắng ủng hộ ý tưởng của ông muốn biến khu đất ngoài đê sông Hồng thành khu dân cư văn minh, thông qua việc quy hoạch lại rồi xây dựng tại đó những chung cư cao tầng, có công viên hiện đại để người dân vui chơi. Ông Võ Văn Kiệt rất kỳ vọng ý tưởng này sớm thành hiện thực.
Lúc đó, ông Kiệt chưa dùng cụm từ "khu đô thị mới" hoặc "khu chung cư cao cấp" như cách gọi bây giờ. Ông chỉ gợi ý Chủ tịch Hà Nội xây dựng khu vực ngoài đê sông Hồng thành mô hình với vài ba phường gì đó, và người dân sẽ được tái định cư tại chỗ sau khi đã quy hoạch rõ ràng.
Đây cũng chính là ý tưởng vừa được đề xuất của Hà Nội với Chính phủ nhiệm kỳ này và được biết đã có sự đồng thuận với đề nghị của Thủ đô, không chạy theo hướng quy hoạch để bán đất toàn bộ với quá nhiều cao ốc mà thay vì là nhiều khu công viên hoặc dịch vụ công cộng…
Năm đó, ông Lê Ất Hợi có hứa với Thủ tướng là sẽ về báo cáo ngay chuyện này với lãnh đạo Hà Nội để bàn rồi triển khai...
Những tưởng sớm muộn gì thì ý tưởng nói trên cũng sẽ được hiện thực hoá, bởi chính Thủ tướng là người gợi ý cho lãnh đạo Hà Nội. Rất tiếc sau đó, nhiệm kỳ của ông kết thúc. Phải chăng vì thế mà không có ai hối thúc Hà Nội thực thi, còn thành phố thì hình như cũng không còn quan tâm đến việc này?
Đó chính là một thời điểm vàng mà chúng ta đã bỏ lỡ rất đáng tiếc trong công tác quy hoạch Thủ đô. Nếu như ta triển khai ngay hồi đó thì đơn giản hơn rất nhiều và ít tốn kém hơn so với bây giờ cả trăm, nghìn lần. Tình trạng xây dựng lộn xộn tại những khu vực ngoài đê sông Hồng vẫn tiếp tục diễn ra, tạo nên một Hà Nội xấu xí, nhếch nhác phía bờ sông, trong khi lẽ ra đã có thể tận dụng được quỹ đất vàng này để biến nơi đây thành một khu đô thị văn minh, hiện đại.
Tôi được biết, một lần ông Sáu Kiệt ra Hà Nội vào năm 2007, khi đó cũng là lúc Quốc hội đang chuẩn bị quyết định sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội. Ông tìm gặp Bí thư Thành ủy khi đó là ông Phạm Quang Nghị thì được biết, hướng phát triển Thủ đô sắp tới chính là Hà Tây chứ không phải là hai bờ Sông Hồng. Tất nhiên, để quy hoạch Sông Hồng cho khoa học, bài bản cần phải rất căn cơ, vì vấn đề trị thủy Sông Hồng mùa mưa lũ sẽ ra sao cho thật an toàn.
Song, rõ ràng 1/4 thế kỷ trước, chúng ta đã từng để vuột mất một cơ hội mà bây giờ mới tiếp tục bàn bạc, nghiên cứu nghiêm túc thì thật đáng tiếc.
Sau khi thôi trọng trách Thủ tướng, ông Sáu Dân vẫn ấp ủ một chuyến "vi hành" khác sang Hà Lan để tìm hiểu người Hà Lan làm đê biển ra sao mà họ có thể sống dưới mực nước biển. Ông muốn có thực tiễn về góp ý với nhà nước ta, từ đó sẽ áp dụng ra sao vào vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh với sức ép của nạn triều cường đầy nan giải khi mùa mưa đến.
Chuyến đi ngày đó, theo lời kể của ông Phạm Ngọc Minh, nguyên Chủ tịch Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines, ông Kiệt nói với ông Phạm Ngọc Mình (khi đó là Tổng giám đốc Vietnam Airlines) sang trao đổi với bên Bộ Ngoại giao rằng, ông rất muốn làm một cuốn hộ chiếu mang tên cũ của mình là Phan Văn Hoà, để ông đi lại cho thoải mái, tránh nghi lễ ngoại giao rình rang khi ông đã nghỉ.
Trong khi các vị có trách nhiệm còn lúng túng, chưa chốt để ông đi bằng hộ chiếu nào, thì rất tiếc ông Võ Văn Kiệt lâm bệnh rồi đi xa mãi mãi, và công việc tìm hiểu về đê biển Hà Lan thì vẫn còn dang dở
Tôi từng đọc trên báo và được một tác giả cho biết, có lần ông Sáu Dân đã "tiết lộ bí quyết lãnh đạo thành công" của mình cho các thế hệ sau: Phàm đã là người lãnh đạo thì cần phải nghe kỹ, nghe ngược, nghe xuôi các nhà nghiên cứu, quản lý (nghe xốn lỗ tai cũng được) trước khi quyết định. Và một khi đã ra quyết định thì đừng đưa tay ra sau sờ ghế mình đang ngồi, thà bị mất chức còn hơn là ngồi đó để thấy dân mình đói khổ...
Hẳn chúng ta không thể quên một câu chuyện cũng đã trên 1/4 thế kỷ trước về con người dám làm, dám chịu trách nhiệm như ông Sáu Dân. Đó là vào ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo.
Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã tồn tại từ hàng ngàn năm đối với người Việt. Song để quyết làm cho được, ông Sáu Dân đã cho làm cuộc tổng điều tra, nếu không cho dân Bình Đà, Hà Tây sản xuất pháo thì sẽ có bao nhiêu người lao động và ăn theo gặp khó khăn vì ảnh hưởng đến nồi cơm của gia đình. Ông yêu cầu phải tính cho được nghề phụ khác giúp họ sống được.
Thế mới hiểu, ngoài tính quyết liệt của người lãnh đạo đất nước, ông luôn nghĩ đến dân và thương dân đến độ nào.
Những câu chuyện kể trên cho thấy, tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thật sâu xa, và cho dù sau này đã nghỉ công tác, ông lúc nào cũng nghĩ đến dân, lo cho dân cũng như sự phát triển bền vững của đất nước trước những mối đe dọa thiên tai nghiệt ngã .
Càng cãi, bố mẹ chồng càng khăng khăng cho rằng tôi đã "bỏ bùa" vào đầu con trai họ.
Vi phạm giao thông phạt tới 150 triệu đồng, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) phạt cao gấp 4 lần hiện nay là những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Chính phủ trình Quốc hội. Theo các chuyên gia, việc nâng mức xử phạt tối đa đối với các lĩnh vực như PCCC, an ninh trật tự, giao thông đường bộ, an ninh mạng góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Một nữ blogger có hơn 30 triệu người theo dõi đã vu khống chủ cũ quấy rối tình dục.
Đơn vị trình diễn 10.500 drone tại TP.HCM gặp sự cố hôm 30/4 cho biết số lượng drone bị mất hiện vẫn còn rất nhiều nhưng chưa có con số cụ thể. Họ đang tìm tục tìm kiếm ở khu vực bay và mong được nhận lại nếu người dân thấy, nhặt được drone.
Thủ môn Đình Triệu hoàn toàn có thể mất vị trí chính thức ở ĐT Việt Nam trong lần hội quân sắp tới để hướng đến vòng loại Asian Cup 2027.
Với bờ biển dài hơn 18 km, hệ thống sông ngòi dày đặc cùng những vùng đất ngập mặn trù phú, tỉnh Ninh Bình đang nắm giữ lợi thế to lớn để phát triển ngành thủy sản một cách mạnh mẽ và bền vững.
Không còn là "ý tưởng trên giấy", những sáng chế của học sinh Đắk Lắk gắn liền với những cây cà phê, quả sầu riêng. Từ thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp giám sát vườn cà phê, đến máy tách vỏ sầu riêng bán tự động, tất cả đều xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Nam thần điện ảnh Việt bất ngờ bị liệt dây thần kinh số 7, mặt bị đơ cứng sau rời Đà Lạt về TP.HCM. Tình trạng của anh đang khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng.
7 năm trước, với 60 con cầy hương bố mẹ mua từ miền Nam để nuôi thử, anh Nguyễn Văn Hiếu, thôn Văn Tinh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) giờ đây sở hữu trại cầy hương trên 200 con, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Cách đây 240 năm, trong cuộc chiến tranh chống quân Xiêm xâm lược, nghĩa quân Tây Sơn đã cùng nhân dân tiêu diệt và bắt sống trên 4 vạn tên địch, chỉ còn vài nghìn tàn binh chạy được về nước. Thắng lợi lẫy lừng đó đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của chúng, là mốc son trong lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta, để lại những bài học kinh nghiệm quý về nghệ thuật tác chiến trên địa bàn sông nước.
Viện trưởng VKSND Tối cao đã ban hành quyết định hủy bỏ 2 quyết định của Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long, Viện trưởng VKSND huyện Trà Ôn liên quan vụ nữ sinh tai nạn tử vong. Đồng thời yêu cầu Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Long huỷ bỏ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 73/QĐ-ĐTTH ngày 23/01/2025 của Công an huyện Trà Ôn.
Lần đầu chiêm bái Xá lợi Đức Phật, nhiều phật tử xúc động. Họ tin rằng, đây là duyên lành đối với người theo đạo Phật, điều này khó có lần thứ hai trong đời.
Nguyễn Trần Việt Cường là tiền vệ cánh thuộc biên chế CLB B.Bình Dương. Chân sút 25 tuổi đã thi đấu chuyên nghiệp 8 năm.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, việc bố trí cán bộ Hà Nội là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Thủ đô.
Ở tuổi 95, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn mê đọc sách, báo in, xem chương trình truyền hình. Dù đi lại khó khăn, cần người dìu, mỗi ngày ông vẫn tranh thủ chút thời gian ra phòng khách ăn cơm tối và xem TV. Căn hộ tập thể ở phố Vạn Bảo (Hà Nội) của nhạc sĩ Phạm Tuyên đầy ắp sách, báo, đặc biệt là những vật dụng liên quan đến "gia tài" 700 bài hát của ông.
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã lên tiếng chính thức sau clip về sinh viên của trường có hành vi thiếu chuẩn mực, vô lễ với các cựu chiến binh.
Bộ Y tế đề nghị tháo gỡ nội dung quảng cáo 2 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm nguy hại, cùng với đó, yêu cầu Facebook, YouTube đóng các quảng cáo sản phẩm vi phạm.
Do mực nước sông Lô (đoạn chảy qua TP Tuyên Quang) đang ở mức rất thấp nên lộ ra một bãi soi rộng lớn nằm giữa lòng sông. Nơi đây bỗng trở thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng, cắm trại... lý tưởng của người dân địa phương và du khách thập phương trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.
Chính phủ Nga vừa ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế chậm lại rõ rệt trong quý đầu tiên của năm 2025, cho thấy nền kinh tế của nước này đang đối mặt với nhiều áp lực ngày càng lớn.
Công an tỉnh Thái Bình đã bắt giữ được đối tượng đâm em rể họ đến tử vong ở Thái Bình.
Loại củ này đem rim với sườn non sẽ cho bạn món ăn ngon ngọt, có độ giòn dai, vị mặn đậm đà và mùi thơm đặc trưng.
Các điểm tham quan du lịch tại TP.HCM tấp nập dịp lễ 30/4. Khách sạn ghi nhận chạm đỉnh công suất lớn nhất từ trước đến nay. Các tour du lịch tại thành phố cũng đang rất hấp dẫn du khách.
Đến 11h ngày 3/5, Đội CSGT An Sương (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM, PC08) mới giải quyết xong hiện trường vụ va chạm giao thông giữa xe container và ô tô 4 chỗ xảy ra trên đường Đỗ Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM.
Trung vệ Quế Ngọc Hải tiếp tục không góp mặt trong đội hình CLB B.Bình Dương tại vòng 20 V.League 2024/2025 do tái phát chấn thương, qua đó bỏ ngỏ khả năng trở lại với ĐTQG.
Từ năm 2025, thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại có nhiều điểm mới. Các cơ sở và cá nhân phát sinh chất thải nguy hại sẽ không còn thực hiện thủ tục đăng ký như trước, thay vào đó, phải khai báo và cập nhật trong hồ sơ môi trường, theo Luật Bảo vệ môi trường, các quy định khác. Liệu quy định mới này có đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý chất thải nguy hại hay không?
Với giọng hát giàu cảm xúc, có âm sắc riêng, danh ca Phương Dung và danh ca Thanh Tuyền từng được đông đảo công chúng yêu mến, có cát-xê ở mức kỷ lục.
Trong không khí rộn ràng của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị quan trọng: đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho chuỗi hơn 30 sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn thành phố.
Một nhóm trinh sát và phá hoại của Nga mới đây đã xâm nhập thành công vào "pháo đài" Pokrovsk và cố thủ trong một tòa nhà ở rìa thành phố nhưng nhanh chóng bị Ukraine phát hiện và tiêu diệt toàn bộ.
Sau gần 4 năm đi vào sử dụng, cầu Quang Thanh kết nối địa phận huyện Thanh Hà (Hải Dương) với huyện An Lão (TP Hải Phòng) qua sông Văn Úc giúp người dân khu Hà Đông đi lại thuận tiện hơn.
Ngày 3/5, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã làm rõ và xác định được danh tính nam sinh lớp 10 buông hai tay khi lái xe trên địa bàn TP.Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu).