Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh: Khẳng định vị thế vững chắc của Hội, cổ vũ nông dân hăng hái sản xuất
Phát huy vai trò “cầu nối” giữa chính quyền và nông dân, trong nhiệm kỳ 2018-2023 vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc cùng các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường...
Những năm gần đây, Quảng Ninh đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo, một cực tăng trưởng toàn diện của khu vực phía Bắc.
Trong đó, bên cạnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng tiếp tục được cơ cấu lại, phát triển toàn diện, bền vững, theo hướng hiện đại, gia tăng giá trị và đạt được những kết quả quan trọng.
Diện mạo nông thôn tỉnh Quảng Ninh thay đổi rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện, nhất là tại các khu vực miền núi, biên giới, biển đảo, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1%, số hộ khá và giàu tăng nhanh.
Đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới sớm hơn 1 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, lần thứ XV.
Tiến tới Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh lần thứ X,nhiệm kỳ 2023-2028, PV Báo NTNN/Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Nam - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh - về những kết quả mà các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua cũng như những giải pháp cho hướng phát triển trong nhiệm kỳ sắp tới.
Nhiệm kỳ 2018-2023, công tác Hội và phong trào nông dân đã hoàn thành cơ bản với hầu hết chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội IX đề ra. Xin ông cho biết các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đồng hành cùng nông dân, nông nghiệp, nông thôn như thế nào?
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trên 99.000 hội viên nông dân, chiếm khoảng 81,2% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh.
Thời gian qua, các cấp hội Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã liên tục triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ mang ý nghĩa thiết thực, bám sát đặc điểm địa bàn và nhu cầu thực tế. Qua đó, vừa khẳng định được vai trò vị thế của tổ chức Hội Nông dân, vừa là điểm tựa vững chắc, cổ vũ tinh thần đoàn kết, thi đua sôi nổi của hội viên trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng.
Cụ thể, xác định công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, nông dân luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với từng vùng miền, đối tượng.
Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, đã tổ chức tuyên truyền cho trên 684.223 lượt người về các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Các cấp hội cũng thường xuyên bám nắm địa bàn cơ sở, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ hội viên khắc phục khó khăn trong phát triển sản xuất, nhất là những khó khăn về vốn đầu tư.
Theo đó, trong nhiệm kỳ vừa qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn hai lần so với đầu nhiệm kỳ với 38,450 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh đạt 71,828 tỷ đồng. Đây là nguồn lực thuận lợi để Hội Nông dân các cấp hỗ trợ trực tiếp cho 1.092 hộ hội viên nông dân vay vốn xây dựng, đầu tư phát triển 193 dự án sản xuất kinh doanh.
Các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thường xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, để đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Bùi My
Để tạo điều kiện giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, trong nhiệm kỳ, Hội Nông dân đã phối hợp với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hỗ trợ cho hội viên, nông dân tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tín dụng thuận lợi phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, hạn chế tín dụng đen ở nông thôn.
Đến nay, tổng nguồn vốn ủy thác từ các ngân hàng qua tổ chức Hội Nông dân đạt 2.252 tỷ đồng.
Bên cạnh phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng hỗ trợ nông dân, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ hỗ trợ việc làm cho nông dân.
Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội Nông dân đã tổ chức 5 lớp đào tạo nghề cho 172 hội viên; phối hợp đào tạo nghề cho 10.590 lao động, 70% hội viên được giới thiệu việc làm sau đào tạo. Thông qua đó góp phần thúc đẩy hình thành và liên kết giữa các hộ dân và giữa nông dân với doanh nghiệp. Nhiều nông hộ đã chủ động thành lập các nhóm, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau làm giàu.
Hội Nông dân các cấp cũng hỗ trợ nông dân về thông tin, xây dựng thương hiệu, giới thiệu và tiêu thụ nông sản; vận động cán bộ, hội viên, nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế.
Đồng thời, vận động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh đang có 643 hợp tác xã, 210 tổ hợp tác; trong đó, các cấp Hội Nông dân đã trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập và bảo trợ hoạt động 99 hợp tác xã, 48 chi hội, 87 tổ hội nghề nghiệp, 42 câu lạc bộ nông dân theo ngành nghề quy mô cấp huyện, cấp xã, cụm xã với gần 2.000 thành viên tham gia.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho hội viên, nông dân về chuyển đổi số nông nghiệp, giảm thiểu rác thải nhựa, xây dựng môi trường sống trong lành... Ảnh: Bùi My
Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh cũng tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua của Hội, các cuộc vận động như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc"… và đặc biệt là phong trào thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi".
Với vai trò là cơ quan thường trực phong trào thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã có những sáng kiến nào trong tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện phong trào, thưa ông?
- Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động thi đua, chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân các cấp phối hợp với chính quyền cùng cấp phát động, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào.
Định kỳ hằng năm, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh ban hành các nghị quyết, kế hoạch, quyết định giao chỉ tiêu cụ thể; Hội Nông dân cơ sở tổ chức cho 100% hội viên nông dân đăng ký tham gia phong trào thi đua.
Với sự quan tâm từ cấp tỉnh đến cơ sở, phong trào ngày càng phát triển rộng khắp, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, nông dân. Trong nhiệm kỳ, đã có 37 hộ đạt danh hiệu "Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" cấp Trung ương; công nhận 5.883 "Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" cấp tỉnh theo 2 giai đoạn.
Các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu nâng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình OCOP, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bình quân hằng năm, có hơn 90% hộ hội viên nông dân đăng ký và 66% số hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dũng cảm vượt qua khó khăn thử thách, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; hình thành các mô hình kinh tế tập thể, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ phong trào thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi", ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế tập thể... Ảnh: Bùi My
Trong giai đoạn 2018 - 2023, số hộ nông dân có hội viên nông dân chỉ đạt 85,47%, chưa đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội IX đề ra. Theo ông đâu là nguyên nhân?
- Việc tổ chức lại một số đơn vị hành chính dẫn đến sáp nhập các chi hội (sáp nhập 180 thôn, bản thành 90 thôn, bản, khu; sáp nhập 74 chi hội trong toàn tỉnh) một số chi hội số lượng hội viên đông, địa bàn rộng nên khó khăn trong tổ chức hoạt động.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy, tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nhiều diện tích đất nông nghiệp giảm nhanh; phần lớn lao động chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp khiến cho việc phát triển hội viên và tổ chức các hoạt động của hội gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc 01 chỉ tiêu chưa đạt trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Trong giai đoạn tiếp theo, mục tiêu của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh là gì và chúng ta sẽ có giải pháp nào để triển khai hiệu quả, thưa ông?
- Một trong những mục tiêu lớn mà Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung triển khai trong giai đoạn 2023-2028 đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội; nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống cho nông dân; đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" gắn với xây dựng các mô hình liên kết chuỗi giá trị, mô hình kinh tế xanh, an toàn, phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo nghề, giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết định công nhận 2.618 hộ đạt danh hiệu "Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" cấp tỉnh trong giai đoạn 2020-2022. Ảnh: Bùi My
Cụ thể, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đặt ra một số chỉ tiêu trong giai đoạn 2023-2028 như: Trực tiếp, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 3.000 hội viên trở lên; hằng năm có trên 60% số hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu và có trên 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi;
Chúng tôi cũng đặt mục tiêu tư vấn, hỗ trợ thành lập mới trên 100 hợp tác xã, tổ hợp tác; 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ trên từ 200 hội viên nông dân trở lên có tài khoản trên sàn thương mại điện tử.
Do đó, trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển các mô hình sản xuất hợp tác xã, tổ hợp tác, nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị liên kết; sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ...; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân;
Đồng thời, tập trung tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động, tạo việc làm cho nông dân và cư dân nông thôn để thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trong tỉnh…
Trong đó, Hội Nông dân sẽ tập trung vào một đề án, chuyên đề trọng tâm như: Đề án "Phát triển các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi gắn với các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân"; chuyên đề "Nâng cao kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, hội viên nông dân"…
Một nhiệm kỳ mới lại bắt đầu với nhiều thời cơ mới, nhưng cũng có nhiều thách thức, song với tinh thần "Đoàn kết - Sáng tạo - Đổi mới - Phát triển", tin tưởng rằng các cấp Hội Nông dân sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng, ông Nguyễn Văn Phước cho biết: Hội Nông dân thị trấn luôn đồng hành cùng địa phương trong chặng đường phát triển mới theo hướng "Du lịch, dịch vụ, thương mại và nông nghiệp".
Ủy viên Quốc phòng châu Âu Andrius Kubilius tuyên bố, EU có thể tăng cường đáng kể sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine bằng cách mua vũ khí trực tiếp từ các nhà sản xuất Ukraine.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đảm nhận Tổ trưởng công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh.
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, lá cờ Phật giáo 500m2 tung bay trên bầu trời. Lá cờ không chỉ là biểu tượng của Phật giáo mà còn tượng trưng cho sự gắn kết, khát vọng hòa bình trên đất nước.
Thời gian trôi qua thật nhanh, và David Beckham đã bước sang tuổi 50. Tuy nhiên bất chấp tuổi tác, cựu ngôi sao MU và Real không những duy trì mà còn không ngừng khuếch đại sự nổi tiếng toàn cầu.
Sáng 5/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm bệnh nhi trong vụ bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nam Định.
Ngày 5/5, Công an Bình Thuận cho biết, Công an phường Phú Trinh( TP. Phan Thiết) phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh này vừa khám phá thành công vụ việc trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đất nước muốn phát triển thì phải đạt được những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế… Muốn vậy phải đảm bảo đủ nguồn lực, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân.
Cao điểm 30/4-1/5 vừa qua, lượng khách qua đường hàng không tăng trưởng mạnh. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, đơn vị đã khai thác gần 710 nghìn khách, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa ra quyết định đình nã đối với Nguyễn Ngọc Điệp (43 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) sau khi bị can này ra đầu thú hôm 25/4.
Ngay sau khi trận đấu giữa Hà Nội FC và Thép xanh Nam Định khép lại với thất bại thuộc về đội chủ nhà, bầu Hiển đã xuống sân để chúc mừng đội khách, đồng thời bật mí, quê ngoại của ông cũng ở Nam Định.
Lực lượng chức năng phường Tân Thành cùng công an TP.HCM tổ địa bàn quận Tân Phú điều tra làm rõ vụ cháy tiệm thuốc tây lúc rạng sáng trên đường Vườn Lài.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm 2025 mặc dù không gay gắt như năm 2024 nhưng nắng nóng có khả năng gia tăng, đặc biệt trong các tháng 5 và 6, kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, giống như mọi người dân Nga khác, đôi khi ông muốn hướng về Chúa và nhớ lại lần đầu tiên ông quỳ xuống cầu nguyện trong vụ bắt giữ Nord-Ost.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm sau vụ việc bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu. Bước đầu, bệnh viện đã đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh làm rõ vụ việc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai-Nguyễn Việt Sơn cho biết: “Giai đoạn 2020-2022 đã tiến hành khai quật 4 di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh, gồm: di tích Long Hưng, Tân Lại (TP Biên Hòa); Cầu Sắt, Suối Chồn (TP Long Khánh).
Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.
Tháng 5/2025, The Pathway - tổ hợp căn hộ cao tầng sát biển đầu tiên tại Sầm Sơn, thuộc quần thể Sun Grand Boulevard, chính thức ra mắt các tòa tháp mới P2, P3. Đây là bước đi chiến lược, hoàn thiện hệ sinh thái du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí đẳng cấp của Sun Group tại đô thị biển hiện đại đang trên đà bứt phá mạnh mẽ.
Ngày 05/05/2025, VinFast công bố ra mắt dòng xe buýt điện cỡ nhỏ EB 6 cùng phiên bản xe chuyên chở học sinh (school bus) có thể tích hợp các công nghệ giám sát tiên tiến, giúp đảm bảo an toàn tối đa và không để xảy ra trường hợp bỏ quên học sinh trên xe.
Minh Thành Tổ Chu Đệ được biết đến trong lịch sử Trung Hoa là hoàng đế đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành nổi tiếng. Một trong những di sản ông để lại đến nay là Trường Lăng, nơi an nghỉ cho mình cùng một hoàng hậu duy nhất.
Một người dân ở Bình Định cho rằng, theo Bản đồ địa chính hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 thì gia đình sử dụng diện tích đất hơn 1.500 m2, nhưng Hội đồng GPMB của UBND TX.Hoài Nhơn xác định không còn m2 đất nào nên không bồi thường.