Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không thể để “nước đến chân mới nhảy” (Bài 4)
Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), để hoạt động phòng vệ thương mại có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu nhằm sớm có giải pháp ứng phó với các vụ việc liên quan.
LTS: Để kết lại loạt bài về phòng vệ thương mại, Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại về vai trò của phòng vệ thương mại trong giai đoạn kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Để bảo vệ mình trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc phòng vệ thương mại.
Hiện tại, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới giúp kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn nhận thức của nhiều doanh nghiệp về lĩnh vực phòng vệ thương mại vẫn hạn chế.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện tại, mục tiêu cấp thiết trong hoạt động trong công tác phòng vệ thương mại là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Qua đó, chủ động phòng tránh, ứng phó với các vụ việc với số lượng ngày càng gia tăng.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại. (Ảnh: Ngọc Hải)
Trong năm 2020, ngành phòng vệ thương mại có thể nói đã rất bận rộn và trải qua nhiều sự kiện. Ông đánh giá công tác phòng vệ thương mại năm vừa qua của Việt Nam như thế nào?
Năm 2020, dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế gặp khó khăn, sản xuất suy giảm thì kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam tăng ấn tượng. Do đó, không ngạc nhiên khi số vụ phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam gia tăng đột biến và đạt mức kỷ lục là 39 so với 16 vụ của năm 2019.
Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam trong năm 2020 với 8 vụ; theo sau là Úc (7 vụ). Các nước như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Indonesia, Ai Cập… cũng gia tăng điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác nhau đối với Việt Nam.
Nếu như so sánh với giai đoạn 2005 - 2010 mới có 21 vụ thì giai đoạn 2011 - 2015 là 52 và giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 11.2020 là 100. Đặc biệt, thời gian gần đây, xu thế đáng lo ngại là số lượng các vụ việc cũng tăng lên do các nước cho rằng hàng hóa xuất khẩu của ta sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ các nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Qua đó, những hàng hóa nêu trên không tạo thêm giá trị gia tăng đáng kể tại Việt Nam, như thép, nhôm, thậm chí là tôm. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, phòng vệ thương mại là biện pháp hợp pháp, được quốc tế công nhận và các quốc gia có thể áp dụng.
Số vụ việc phòng vệ thương mại năm 2020 gia tăng nhưng không "bất ngờ".
Điều này tác động thế nào đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Cục Phòng vệ thương mại đã ứng phó thế nào với tình trạng trên?
Các vụ việc này đã tác động đến lượng kim ngạch xuất khẩu không nhỏ. Từ năm 2000 tới nay, ước tính, tổng kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng bị điều tra phòng vệ thương mại lên tới hơn 12 tỉ USD. Qua đó, nhiều doanh nghiệp, mặt hàng, kể cả mặt hàng xuất khẩu quan trọng như tôm, cá tra, sắt thép, nhôm, gỗ... đã gặp khó khăn.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cùng với đó, đây cũng là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam với 27 biện pháp đã áp dụng.
Trong bối cảnh trên, Cục Phòng vệ thương mại đã đồng hành, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhằm giải quyết các vụ việc. Qua đó, hơn 200 vụ việc phòng vệ thương mại đã được xử lý với tỷ lệ thành công cao.
Theo ông đánh giá, hiện tại, nhận thức, sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với lĩnh vực phòng vệ thương mại như thế nào? Ngoài ra, theo phản ánh của chuyên gia, doanh nghiệp, hiện tại, Việt Nam đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại (FTA) với các cam kết tốt. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt hết quy định, hệ thống thuật ngữ của FTA vẫn là một "bài toán" với các doanh nghiệp, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia rất nhiều FTA, trong đó, nổi bật là EVFTA hay RCEP. Với thị trường của EU theo hiệp định EVFTA, các nội dung kỹ thuật, chuyên môn có thể rất khó.
Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu hoặc liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn để được giải thích, cung cấp thông tin. Qua đó, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy" hoặc sẽ bị các nước nhập khẩu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chỉ vì tìm hiểu không kỹ các quy định.
Thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, cùng với đó, các mặt hàng tôm, cá tra, thép, gỗ... liên tục bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Khi mới gặp phải các biện pháp này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của ta đã rất bất ngờ và thất vọng.
Theo đó, các doanh nghiệp cho rằng bị nước nhập khẩu đối xử bất công và đây là các biện pháp bảo hộ trá hình. Phản ứng này là bình thường, đặc biệt khi chúng ta còn bỡ ngỡ với các quy định của thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện tại, các doanh nghiệp Việt đã dần quen và biết cách vượt qua rào cản thương mại đặc biệt này để tiếp tục ổn định sản xuất, xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi và có kinh nghiệm xử lý cũng như chuẩn bị chiến lược ứng phó phù hợp đối với mỗi vụ kiện.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã có bộ phận nhân lực về pháp luật chuyên xử lý các vụ kiện về phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là trong một số ngành xuất khẩu quan trọng như thủy sản, thép, dệt may...
Dù vậy, vẫn còn một số DN nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công cụ phòng vệ thương mại do cho rằng không trực tiếp tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Vấn đề này cần có thời gian và phải được cải thiện một cách có hệ thống.
Nhận thức và sự tham gia của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định tới kết luận của vụ việc ngay cả khi có kết luận sơ bộ và kết luận chính thức.
Theo đó, việc chủ động theo dõi và tuân thủ quy định của nước nhập khẩu, đồng thời phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Bộ Công thương, cơ quan điều tra nước ngoài là điều kiện tiên quyết để bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhiều hội thảo, tọa đàm về phòng vệ thương mại được tổ chức trong năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, bảo vệ hàng hóa của Việt Nam.
Hiện tại, công tác phòng vệ thương mại không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường trong nước cũng cần được quan tâm, đặc biệt, nổi bật thời gian vừa qua là hai ngành mía đường và phân bón. Xin ông chia sẻ thêm về nội dung này?
Trong hai vụ việc liên quan đến ngành mía đường và phân bón, công tác điều tra phòng vệ thương mại rất quan trọng đối với việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt là bảo vệ người nông dân, doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất.
Đối với vụ việc mía đường, ngành sản xuất trong nước đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.
Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.
Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tác động, hoạt động của ngành và sẽ có những đợt rà soát nhằm điều chỉnh biện pháp cho hợp lý.
Đối với vụ việc áp thuế chống bán phá giá với phân bón DAP và MAP nhập khẩu, nhiều ý kiến cho rằng điều này làm tăng giá phân bón trong nước. Cũng cần phải nhận định rằng, tuy ngành sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ, tuy nhiên, vẫn cần có những động thái bảo vệ. Qua đó, tránh phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.
Đối với đề xuất miễn giảm thuế hoặc cấp hạn ngạch với một số thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp cần làm thủ tục đề nghị theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. Ví dụ, doanh nghiệp muốn xin miễn trừ hay giảm thuế phải chứng minh được tính "không thể thay thế" của hàng hóa sản xuất trong nước. Sau đó, cơ quan quản lý mới có cơ sở để điều chỉnh biện pháp.
Áp thuế chống bán phá giá phân bón, đường nhập khẩu là hai động thái tiêu biểu cho hoạt động bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Hiện tại, về lĩnh vực phòng vệ thương mại, giới chuyên môn nhận định, việc "phòng bệnh" quan trọng hơn "chữa bệnh". Ông nhận định về tầm quan trọng của việc cảnh báo sớm nguy cơ như thế nào?
Chính phủ đã khẳng định quyết tâm không để các doanh nghiệp nước ngoài biến Việt Nam thành điểm trung gian nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành Đề án 824, qua đó Bộ Công thương đã xây dựng danh sách cảnh báo gửi tới các bộ, ngành, UBND các tỉnh.
Trong đ, danh sách 14 mặt hàng, trong đó có 4 mặt hàng đã bị kiện phòng vệ thương mại gồm: Thép chống ăn mòn; gỗ dán; lốp xe ô tô; ống đồng. Bộ Công thương cũng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ cũng như đang phối hợp xây dựng đề xuất về khai báo xuất khẩu tự nguyện với các đối tác thương mại lớn.
Trong các vụ kháng kiện, Cục Phòng vệ thương mại đã chủ động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động như cảnh báo sớm. Trao đổi thường xuyên với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời.
Chúng tôi cũng tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Cục đã tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo phổ biến kiến thức về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước. Đặc biệt, tập chung vào các địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai…
Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC về phân công, phân cấp công tác tổ chức và tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ.
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra khoảng 10 giờ 25 phút ngày 6/5 trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã cướp đi sinh mạng của hai bà cháu, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân.
Trao đổi với PV Dân Việt, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định xác nhận, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định vừa xảy ra sự việc người nhà đấm liên tiếp vào mặt nhân viên y tế gây xôn xao.
Nhóm đối tượng người Trung Quốc cấu kết với đồng phạm tại Việt Nam, lập sàn giao dịch Verbo Capital để lừa đảo hơn 4.000 người, chiếm đoạt 300 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài và là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự, đại diện ĐH Kinh tế Quốc dân đã nêu lý do vì sao sau 25 năm mới trao bằng tốt nghiệp cho ông Dương Thế Hảo, cựu sinh viên của trường.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an đã thông tin làm rõ thêm một số vấn đề dư luận quan tâm, trong đó có diễn biến điều tra vụ sữa giả, thuốc giả vừa qua.
Phim hoạt hình Việt Nam Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu vừa ra mắt teaser trhứa hẹn đưa khán giả nhí cùng các phụ huynh bước vào chuyến phiêu lưu kì ảo giàu bản sắc văn hóa dân gian.ailer đầu tiên, đồng thời ấn định lịch khởi chiếu rạp toàn quốc từ 30/5/2025.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an đã cung cấp một số thông tin liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại Vĩnh Long đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận những ngày qua.
Lòng se điếu, một món ăn với tên gọi độc đáo và được giới sành ăn săn lùng như "mỹ vị nhân gian", bất ngờ trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận nảy lửa..
HLV Kim Sang-sik triệu tập 4 cầu thủ Việt kiều? Trent Alexander Arnold xác nhận rời Liverpool, chuẩn bị gia nhập Real Madrid; Kroos nói Pedri là tiền vệ hay nhất hiện tại; Italia là miền đất dữ đối với Barcelona; Bayern Munich cấm Harry Kane và đồng đội tổ chức tiệc ở Ibiza.
Trung tướng Đặng Vũ Sơn, Nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh, để Việt Nam thực sự ghi danh trên bản đồ công nghệ số toàn cầu, chúng ta cần nhiều hơn những con người đổi mới sáng tạo, cần những doanh nghiệp dám nghĩ lớn, làm thật như 1Matrix.
Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đang xác minh clip người đàn ông chạy xe máy lấn làn, bẻ cần gạt nước ô tô và liên tục chửi bới gây xôn xao mạng xã hội.
Hình ảnh vệ tinh thương mại do giới phân tích tình báo nguồn mở công bố cho thấy, Nga gần đây đã điều chuyển hàng loạt máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95 đến căn cứ không quân Belaya – cách Ukraine tới hơn 4.000 km.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, sẽ đình chỉ chủ tịch huyện nếu tiếp tục chậm triển khai thực hiện các công việc liên quan đến dự án cao tốc trên địa bàn.
Tại khu vực biển Lao Mái Nhà, cách bờ khoảng 1 hải lý, Đồn Biên phòng Xuân Đài vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường TX Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) tiến hành thả một con rùa biển về với môi trường tự nhiên.
Cầu Sông Bé được người Pháp xây dựng tròn 100 năm. Đến hôm nay, dù đã gãy đôi, không còn hoạt động, nhưng cầu Sông Bé vẫn không ngừng hấp dẫn mọi người khi có dịp đi qua.
Chính quyền huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) vừa ra thông báo về việc tạm dừng công tác điều hành đối với Chủ tịch UBND các xã: Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mô hình trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC đã trở thành "chìa khóa" giúp hàng ngàn hộ dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa ở Quảng Trị có thu nhập cao hơn, từ đó thoát nghèo bền vững.
Trong 2 tháng tới đây, tỉnh Quảng Ninh đã có yêu cầu các chủ đầu tư, địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp, nhằm đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu năm 2025.
Ngày 6/5, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường liên thôn ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh khiến một nam sinh lớp 12 tử vong tại chỗ, một em khác bị thương nặng.
Đầm lầy, phía trên là lớp một đất bùn, cát, lá khô, thậm chí là những cây cỏ mọc rất bình thường. Nhưng đáng sợ là lớp bùn đất ấy chỉ “lơ lửng” bên trên, còn phía dưới là mạch nước ngầm phun trào. Nó có khả năng “nuốt chửng” bất cứ ai nếu sa chân vào.
Một số loại gia vị như tỏi, nghệ, hành tây, bạc hà, gừng và rau mùi tây... không chỉ dễ dàng tạo ra các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng mà còn có tác dụng phòng và trị bệnh.