Dư luận đang nóng lên với chủ đề “kêu gọi không (hoặc cấm) ăn thịt chó” ở Hà Nội, TPHCM, Hội An… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký phê duyệt khoản viện trợ xây dựng dự án TP Hội An “du lịch, thân thiện, không ăn thịt chó mèo”.
Nhưng trong thực tế, vẫn tràn ngập đủ loại ăn trộm "động vật đồng hành" của loài người, với video được công bố hẳn hoi: trẻ trai, đi ô tô Mẹc, dùng súng điện bắn "thú cưng" của dân tại Hà Nội; 4 gã đi hai xe máy cõng theo kích điện to đùng và sào tre 4m để dí điện vào giết chó của dân ở TP HCM, vác chó ngất lên xe máy, dân đuổi theo thì dí sào điện vào mặt đe dọa ngay trên phố.
Tháng 7/2023, ở tỉnh Vĩnh Long, có 4 gã còn dùng súng điện bắn chó ngay trên "phố đông", dân đuổi theo thì dí súng vào mặt đe doạ trước khi tẩu thoát, hai gã trong số đó, quê ở Đồng Tháp đi "liên tỉnh" để trộm chó. Vụ trên, Công an huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố, bắt giam 4 cẩu tặc về hành vi "cướp tài sản.
Ông Nguyễn Bé Hiền – Chi cục trưởng Chi cục Lãnh thú y và thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp từng thở dài, nói với chúng tôi: "Họ đi xe hơi đi ăn trộm chó, chó nhà tôi, cũng ăn trộm không còn con nào. Bố tôi ở nhà họ rình mãi, khi ông đi sang hàng xóm uống trà, là mới xông vào bắt trộm chó. Hàng xóm kêu người đến cứu, hôm sau họ quay lại, vác dao, trỏ mặt, muốn sống thì đừng có nhúng mũi vào chuyện của tao nữa".
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát Môi trường của tỉnh Đồng Tháp cũng nhờ nhà báo kiến nghị đến trung ương, cần có chính sách quyết liệt và hiệu quả hơn để quản lý, chứ người ăn trộm chó bán thịt ở cả một dãy phố. Biết, mà khó xử lý được lắm, lý do là do nhiều bất cập với những cái vướng còn tồn tại.
Tại Đồng Tháp, B - một trùm trộm chó bị "cắn câu" chúng tôi. B chia sẻ, bọn em trộm chó khắp nhiều tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đi xe máy trắng đêm, lên tận Sài Gòn "bắt" là bình thường.
"Bọn em có dăm bảy thằng thôi, có thể cung cấp vài trăm cân thịt chó cho anh mỗi đêm. Nếu tính cả tuần… thì vài tấn" – người này nói. Nói rồi, anh ta lấy chân đá vào cái bao tải đựng thú cưng đi ăn trộm đêm qua, "em chuẩn bị gửi xe khách đi TP HCM đó. Có bà chị mua hàng của em đã nhiều năm".
B bảo, anh ta dùng "súng" điện "bắn" chó một cái là lăn quay ngay. "Súng" anh ta tự chế thì bắn mới xa (khoảng 6m) và hiệu quả, chứ mua trên mạng xã hội thì súng dởm lắm.
Bắn xong, dây điện nối từ viên đạn vào "súng" lại giúp thu "đạn" về, xạc xong lại đi bắn tiếp."Đội quân" của B xuất phát từ trung tâm huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, tỏa đi nhiều huyện thị trong tỉnh và các tỉnh khác. Họ đi trong đêm, trắng đêm.
Theo lời kể của B, bạn bè anh ta hầu hết cờ bạc, rượu chè, cũng khó tránh khỏi ma tuý, nên có đêm ăn trộm cả tạ chó, "ẵm" vài triệu đồng, nhưng vèo cái là hết ngay.
Với những cái bẫy chó, mèo trong đêm, thì phải chế dụng cụ, tiền vật liệu cũng tốn, có khi mua cả thức ăn để dụ chó, mất thêm tiền mua "kẹo" (bả chó nhập lậu từ Trung Quốc). Mùa mưa Nam bộ lại phải nghỉ dài dài, trừ "vốn" đi, thì "lãi" cũng lớn; nhưng ăn chơi trác táng, hết ngay.
B kể tiếp: "Đi ăn trộm chó, bây giờ là khá nguy hiểm. Vì bà con quý chó lắm, họ truy đuổi rất gắt gao, khó bắt hơn vì họ thường xích nhốt trong nhà hoặc ngay cổng nhà để tiện trông nhà, và chỗ đó luôn gần camera an ninh. Thế nên đi trộm chó bọn em phải đeo khẩu trang kỹ, che biển số xe. Xe độ cực mạnh để chạy trốn. Ở Tây Nam Bộ, em sợ nhất tỉnh… Bến Tre. Bà con căm thù trộm chó, họ chặn ở các cây cầu vào tỉnh, không khéo là sa luới liền".
B và nhiều đối tượng liên quan đến các đường trộm chó và dây tiêu thụ thịt chó phi pháp đều có quan điểm giống nhau: im lặng trước bạn hàng.
B bảo: anh ta dùng bả đi ăn trộm chó. Ném một cục bả (gồm độc tố cực mạnh và a xít, họ làm sẵn, mua lậu từ Trung Quốc), chó ăn vào, chưa đầy một phút là lăn quay.
"Bả ấy siêu độc, chó ăn vào đến cổ họng đã nát họng, đứt cuống họng mà chết. Nhưng vì nó chết luôn rồi nên không nuốt được cục bả vào dạ dày, rồi chất độc ngấm khắp cơ thể con chó. Nên ăn thịt chó không… độc lắm" – B mô tả.
Qua tham vấn một chuyên gia thú y, chúng tôi được biết, bả chó đã ngấm vào họng, giết chết được con chó tội nghiệp, thì suốt cả đêm, có khi cả ngày sau đó, chả có lý do gì chất độc không tiếp tục xâm nhập vào nội tạng rồi lan khắp cơ thể chó.
Vì khá lâu sau kể từ khi nằm ngất ra cho cẩu tặc vác đi, cơ thể con chó vẫn ấm và vẫn có sự "lan toả" độc tố như thường. Đó là lý do để nhiều chủ quán thịt chó không dám mua hàng "chó bả", "chó kẹo" về chế biến.
Chúng tôi khảo sát một loạt các khu vực buôn bán thịt chó (bán sỉ và bán lẻ) ở nhiều tỉnh thành từ Tây sang Đông Nam bộ. Các câu chuyện, hình ảnh từ thực tế còn thống thiết hơn những gì mà B nói.
Tại đường 3/2, TP Cần Thơ, tại các cửa hàng thịt chó lớn, ông (bà) chủ thường nói luôn: cứ nửa đêm, gần sáng là bọn trộm mang chó đến đây bán.
Nhà hàng giết mổ ngay vì là hàng phi pháp nên sợ công an lần ra và xử lý. Chó dính bả, chó bị bắn súng điện, chưa mổ đã biết. Lúc treo chó lên sạp để bán, người dân mua ai cũng biết cả, vì vết điện bắn chết chó, khiến da con vật vỡ toác, cháy đen; thui vàng lên rồi, nhìn phần da cháy và nát đó vẫn… rợn tóc gáy.
Tại huyện Hòn Đất, rồi TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; tại TP Biên Hoà, các huyện Định Quán, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; tại An Giang, chúng tôi kỳ công gặp các trùm buôn, họ đều thừa nhận: mua chó ăn trộm, chó bả, chó "điện" (bắn súng điện) có thể cung cấp cả tấn hàng mỗi ngày. Vận chuyển ra Bắc, giao tận nhà cũng được.
Chúng tôi tận mắt chứng kiến các lò mổ ở thành phố Biên Hoà, giấu diếm, nói là chó "có nguồn gốc" nhưng khi giết mổ, họ đem ra toàn chó vẫn đeo vòng, đeo đồ trang trí diêm dúa ở phom cổ đang bị chọc tiết. Chẳng ai bán chó mà "nguyên đai nguyên kiện" đồ thú cưng như vậy cả, trừ khi đó là hàng ăn trộm.
Dân buôn, họ có cách đối phó với cơ quan chức năng: tôi mua hàng của dân, dân đem đến bán cho lò mổ, tôi mua của lò mổ, không biết chó nào là chó ăn trộm. Nên, tội đâu cẩu tặc sẽ chịu, khi đã mua hàng rồi thì hàng nào cũng như nhau.
Đó là mấu chốt của vấn đề, nếu cơ quan chức năng không vào cuộc xử lý tận gốc. Vì tệ nạn này đã tồn tại và gây công phẫn từ vài… thập niên, chỉ cần một sự ra tay thật sự, với cây gậy vàng là tinh thần thượng tôn pháp luật và thấm đẫm nhân văn, là đâu sẽ vào đó!
Quá trình thi công dự án 500 tỷ đồng làm vỡ đường ống, khiến 2.810 hộ dân ở (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) không có nước để sinh hoạt. Suốt 5 ngày trôi qua, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi dự án đi qua bị đảo lộn.
Chỉ còn khoảng 11 ngày nữa, theo kế hoạch của UBND TP. Hà Nội, tòa nhà 'Hàm cá mập' sẽ hoàn thành việc phá dỡ. Tuy nhiên, đến nay, công tác này vẫn chưa có dấu hiệu khởi động. Một số doanh nghiệp đã chủ động đề xuất phương án tháo dỡ không sử dụng ngân sách Nhà nước và đề nghị được thực hiện ngay.
Tiền lương cấp bậc Thiếu tá Quân đội nhân dân năm 2025 là 14.04 triệu đồng (mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp). Mức lương cơ sở để tính lương cấp bậc này là bao nhiêu? Cách tính lương Thiếu tá Quân đội nhân dân năm 2025 được quy định ra sao?
22,93 triệu đồng/tháng là mức lương của cấp bậc Thượng tướng Công an nhân dân năm 2025. Vậy mức lương cơ sở dùng để tính lương cho cấp bậc này là bao nhiêu? Cách tính lương của Thượng tướng Công an nhân dân được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết theo quy định hiện hành.
Thông tin ông Nguyễn Xuân Ký - cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, được tiếp nhận làm giảng viên tại Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội, gây tranh cãi trong dư luận xã hội. Liệu một cựu quan chức từng bị kỷ luật có phù hợp với vai trò nhà giáo?
Báo Dân Việt vừa có bài viết “Đà Nẵng: Xe tải hạng nặng “cày nát” tuyến đường 200 tỷ đồng, đe dọa an toàn người dân”, phản ánh tình trạng xe tải trọng lớn bất chấp biển cấm, vẫn ngang nhiên đi vào tuyến đường ĐH2 tại huyện Hòa Vang. Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã nhanh chóng ra quân và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm.
Báo Dân Việt nhận được phản ánh từ người dân và du khách về tình trạng hệ thống đèn đường tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) không hoạt động suốt cả năm qua. Việc đèn không chiếu sáng vào ban đêm đã ảnh hưởng đến việc đi lại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và gây lo ngại về an ninh trật tự, đặc biệt đối với du khách.
Báo Dân Việt đã nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc liên quan đến việc triển khai Đề án xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Vậy trong thời gian tới, liệu có thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố khi triển khai Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hay không?
Tòa nhà Viet Tower số 1 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cao 18 tầng (2 tầng hầm) bị bốc cháy vào khoảng 14h00 chiều 18/4. PV Dân Việt đã có mặt tại hiện trường, thông tin vụ việc.
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô học trò người Dao – Thanh Vân – vẫn miệt mài vươn lên trong học tập, đạt nhiều thành tích đáng tự hào. Thế nhưng, giấc mơ tiếp tục đến trường của em đang đứng trước nguy cơ dang dở vì những nỗi lo cơm áo gạo tiền đang đè nặng lên vai cha mẹ nơi vùng cao hẻo lánh.
Biển báo giao thông dày đặc, chồng chéo như “ma trận”, nhiều biển phụ chữ nhỏ, khó đọc xuất hiện trên nhiều tuyến phố. Tại Thủ đô Hà Nội, không ít biển báo che khuất tầm nhìn, lắp đặt sai vị trí, gây rối loạn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước thực trạng này, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo, đảm bảo đúng quy chuẩn, thuận tiện và an toàn cho người dân.