Các trường dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025: Thí sinh ở mức điểm nào sẽ yên tâm?
Các trường chia sẻ điểm sàn và dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 sau khi công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thành Cát Tư Hãn, chúa tể thảo nguyên bất khả chiến bại, từng chinh phục hơn 40 quốc gia và nổi tiếng bất khả chiến bại. Nhưng ông chưa từng chinh phạt các vương quốc nằm ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Gần 300 năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Babur, một hậu duệ ở Trung Á, đã thay ông làm điều này. Babur sáng lập triều đại riêng gọi là Đế chế Mughal (nghĩa là Mông Cổ trong tiếng Ba Tư cổ). Di sản của Babur nói riêng và Đế chế Mughal nói chung ngày nay có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa Ấn Độ và Pakistan.
Babur (tên thật: Zahir-ud-din Muhammad) sinh ngày 14/2/1483 tại thành phố Andijan, thung lũng Ferghana, nay thuộc Uzbekistan. Ông là con trai cả của Umar Shaikh Mirza II, tiểu vương vùng Ferghana. Nhà bên nội ông thuộc dòng dõi Thiếp Mộc Nhi – người sáng lập đế quốc Timur ở Trung Á. Thiếp Mộc Nhi tự nhận mình là hậu duệ của Tumanay Khan, tổ tiên trong phả hệ Mông Cổ có Thành Cát Tư Hãn.
Mẹ của Babur là Qutlugh Nigar Khanum, con gái của Yunus Khan – quốc vương xứ Moghulistan. Gia tộc bên ngoại của Babur thuộc dòng dõi bắt nguồn từ Sát Hợp Đài – con trai của Thành Cát Tư Hãn. Do đó, Babur cũng thường tự nhận mình là hậu duệ Thành Cát Tư Hãn.
Mặc dù là người gốc Mông Cổ nhưng Babur đã tiếp thu sâu sắc truyền thống Turco-Ba Tư (Thổ - Ba Tư) và theo đạo Hồi. Bên cạnh tiếng Thổ, ông còn thông thạo tiếng Ba Tư cổ điển, vốn là ngôn ngữ triều đình và văn hóa chính của giới quý tộc Timur.
Một trong số những người thân thích của Babur – như các chú Mahmud Khan (Moghul Khan) và Ahmad Khan – vẫn nhận họ là người Mông Cổ. Họ cho phép Babur sử dụng binh sĩ Mông Cổ để khôi phục thế lực trong những năm đầy biến động sau này.
Lên ngôi khi mới 11 tuổi
Năm 1494, tiểu vương Ferghana qua đời đột ngột, và Babur, 11 tuổi, được đưa lên kế vị. Tuy nhiên, ngai vàng của ông lúc ấy không hề vững chắc: nhiều người chú và anh em họ đều âm mưu giành quyền lực.
Nhận ra "tấn công là cách phòng thủ tốt nhất", Babur bắt đầu các chiến dịch mở rộng lãnh thổ. Năm 1497, khi mới 14 tuổi, ông được lực lượng trung thành với gia tộc giúp chinh phục thành phố Samarkand (nay thuộc Uzbekistan) nổi tiếng trên tuyến Con đường Tơ lụa. Tuy nhiên, khi Babur bận ổn định ở Samarkand, các lực lượng đối lập nổi dậy ở quê nhà Andijan. Khi quay về dẹp loạn, Babur để mất thành Samarkand.
Tới năm 1501, ông giành lại cả hai thành phố, nhưng bị thủ lĩnh người Uzbek là Shaibani Khan đánh bại nặng nề, chấm dứt quyền lực của Babur tại vùng đất nay là Uzbekistan.
Lưu vong sang Afghanistan
Trong ba năm sau đó, vị hoàng tử mất ngôi lang bạt khắp Trung Á, tìm kiếm đồng minh để phục quốc. Năm 1504, Babur ở tuổi 21 tuổi, dẫn đội quân nhỏ và những người trung thành băng qua dãy Hindu Kush phủ tuyết để tiến vào Afghanistan, nơi triều đại địa phương đang suy yếu sau cái chết của tiểu vương Mirza Ulugh Beg II. Kabul, kinh đô chiến lược của vương quốc, lúc đó gần như không có sự kiểm soát vững chắc.
Nhờ tài ngoại giao khôn khéo, sự dũng cảm và danh tiếng là hậu duệ của Thiếp Mộc Nhi – người từng cai trị khu vực này một thế kỷ trước – Babur nhanh chóng thu phục được sự ủng hộ của một số quý tộc và thủ lĩnh địa phương, trong đó có cả người gốc Mông Cổ, người Tajik và người Thổ.
Cuộc vây hãm Kabul không kéo dài quá lâu, vì lực lượng phòng thủ yếu và nội bộ chia rẽ. Cuối cùng, Babur chiếm được thành Kabul gần như không đổ máu lớn, và lần đầu tiên kể từ khi rời khỏi Ferghana, ông có được một vùng đất ổn định làm căn cứ vững chắc để tái thiết thế lực.
Vẫn nuôi mộng tái chiếm Thung lũng Fergana, Babur nhiều lần hợp tác với các vua vùng Herat và Ba Tư để phản công người Uzbek (1510–1511), nhưng tiếp tục thất bại. Không nản lòng vì phải rời xa quê hương, ông bắt đầu hướng tầm mắt về phương nam – nơi có vùng đất rộng lớn, giàu có và đang bất ổn. Đó là tiểu lục địa Ấn Độ và cũng là vùng đất Thành Cát Tư Hãn chưa từng chinh phạt.
Cơ hội từ sự mục nát của vương triều Delhi
Năm 1521, cơ hội lý tưởng mở ra với Babur. Vua Ibrahim Lodi của Vương triều Delhi (cai trị vùng đất nay thuộc Afghanistan, miền bắc Ấn Độ, một phần Pakistan) bị dân chúng và tầng lớp quý tộc ghét bỏ vì phong cách cai trị độc đoán và ưu ái phe cánh riêng. Một số quan lại người Afghanistan trong triều đình đã gửi thư mời Babur – hậu duệ của Thiếp Mộc Nhi – đến lật đổ Lodi.
Babur vui vẻ nhận lời. Ông tổ chức một cuộc vây hãm thành Kandahar (nay thuộc Afghanistan), nơi giữ vị trí chiến lược quan trọng. Dù cuộc vây hãm kéo dài, nhiều quý tộc quan trọng của Lodi – như Alam Khan (chú của Lodi) và lãnh đạo vùng Punjab – đã quay sang ủng hộ Babur.
Khi Babur bắt đầu hành trình chinh phục tiểu lục địa, ông không có nhiều lựa chọn về đường đi. Từ căn cứ tại Kabul, để tiến quân vào tiểu lục địa Ấn Độ, con đường duy nhất khả thi lúc bấy giờ là vượt qua đèo Khyber – một lối đi hẹp xuyên dãy núi Hindu Kush, nối liền Afghanistan với vùng Punjab, nơi ngày nay là Pakistan.
Đây là tuyến đường lịch sử từng in dấu chân của nhiều đạo quân chinh phạt: từ quân Hy Lạp của Alexander Đại đế, các đoàn viễn chinh Hồi giáo thế kỷ 8, cho đến những chiến binh Thổ - Mông Cổ trước thời Babur. Tuy hiểm trở, Khyber là cánh cửa duy nhất đủ rộng, đủ bằng phẳng và đủ nguồn nước để một đội quân lớn – với ngựa, voi, đại bác và lương thảo – có thể vượt qua.
Babur đi đúng lối này. Tháng 11/1525, ông rời Kabul, đưa đại quân vượt Khyber, tiến vào thành phố Peshawar (nay thuộc Pakistan), sau đó nhanh chóng chiếm giữ các vùng Lahore và Dipalpur, đều thuộc Pakistan hiện nay. Chỉ trong vòng vài tuần, toàn bộ vùng Punjab đã nằm trong tay Babur – một bàn đạp chiến lược giúp ông tiến sâu vào tiểu lục địa Ấn Độ và giành thắng lợi quyết định trước quân Lodi trong trận Panipat năm 1526.
Tháng 4/1526, Babur chính thức tấn công quân Lodi trên cánh đồng Panipat, vùng Punjab (nay thuộc Ấn Độ và Pakistan). Quân đội ông chỉ có 24.000 người, phần lớn là kỵ binh, đối đầu với 100.000 quân và 1.000 voi chiến của Lodi. Tuy nhiên, Babur có một thứ mà đối thủ không có: súng hỏa mai và chiến thuật hiện đại.
Đội quân của Babur sử dụng súng hỏa mai (matchlock muskets) và đại bác kéo bằng voi, nhưng nguồn gốc của những loại vũ khí này không đến từ Trung Quốc, mà chủ yếu qua người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và các kỹ sư pháo binh đến từ Trung Á.
Babur được hỗ trợ kỹ thuật quân sự bởi một chuyên gia người Thổ tên là Ustad Ali Quli, và một chỉ huy pháo binh khác tên Mustafa Rumi. Họ đều từng phục vụ trong quân đội Ottoman, vốn đã sử dụng rộng rãi súng hỏa mai và pháo binh trong các trận đánh từ thế kỷ 15 (ví dụ: trận Constantinople năm 1453).
Ustad Ali Quli huấn luyện quân đội Babur cách dàn quân theo kiểu hàng ngang, có pháo binh bắn yểm trợ từ phía sau – chiến thuật hoàn toàn mới lạ ở Ấn Độ lúc bấy giờ.
Kết quả là trận Panipat lần thứ nhất đi vào lịch sử: Babur tiêu diệt quân Lodi, giết chết nhà vua và 20.000 binh sĩ. Vương triều Delhi cuối cùng sụp đổ, mở đường cho Đế chế Mughal xuất hiện tại tiểu lục địa Ấn Độ.
Chiến tranh với các vương quốc Hindu
Sau khi hạ Lodi, Babur tiến sâu hơn vào tiểu lục địa Ấn Độ, đối mặt với các vương quốc Hindu Rajput, đặc biệt là liên minh do Rana Sanga thuộc xứ Mewar (nay thuộc Ấn Độ) lãnh đạo. Khác với tổ tiên Mông Cổ – vốn chỉ đến cướp bóc rồi rút – Babur quyết tâm lập một đế chế lâu dài tại Ấn Độ và Pakistan, chọn Agra (nay thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) làm kinh đô.
Năm 1527, tại trận Khanwa, quân đội Hindu Rajput đông hơn cả quân Lodi trước đó nhưng vẫn bị Babur đánh bại nặng nề. Tuy nhiên, các cuộc kháng cự của các vương quốc Hindu vẫn tiếp diễn trong nhiều năm sau đó.
Qua đời – truyền ngôi cho Humayun
Mùa thu năm 1530, Babur lâm bệnh nặng. Biết rằng một số quý tộc âm mưu đưa người khác lên thay, con trai cả Humayun vội vàng quay về Agra để giữ ngôi. Nhưng chính Humayun cũng mắc trọng bệnh. Truyền thuyết kể rằng Babur cầu xin Thượng đế lấy mạng mình để cứu con, và điều đó đã ứng nghiệm.
Ngày 26/12/1530, Babur qua đời ở tuổi 47. Humayun, mới 22 tuổi, lên ngôi giữa muôn vàn khó khăn. Dù có thời điểm mất ngôi một thời gian, Humayun sau này giành lại ngai vàng, và đến thời Akbar Đại đế – con trai ông – Đế chế Mughal bước vào thời kỳ cực thịnh.
Có thể nói, Babur sống một đời gian truân, chinh chiến và không ngừng tìm chỗ đứng cho mình. Cuối cùng, ông đã gây dựng nền móng cho một trong những đế chế lớn nhất thế giới. Là người yêu thơ và vườn cảnh, Babur để lại nhiều tác phẩm văn học – đặc biệt là cuốn "Baburnama" – hồi ký do chính ông viết.
Đế chế Mughal do Babur sáng lập kéo dài hơn 300 năm, cho đến khi rơi vào tay đế quốc Anh Anh vào năm 1868. Ở thời kỳ cực thịnh, đế chế Mughal kiểm soát lãnh thổ rộng 4 triệu km2 và có số dân khoảng 158 triệu người.
Hơn 500 năm sau khi Babur đặt chân đến tiểu lục địa, di sản của ông vẫn còn hiện hữu – nhưng được nhìn nhận rất khác nhau tại Ấn Độ và Pakistan. Tại Pakistan, Babur được coi là biểu tượng của thời kỳ huy hoàng Hồi giáo, người đặt nền móng cho sự hiện diện lịch sử – văn hóa của người Hồi giáo ở Nam Á. Ông thường được nhắc đến trong sách giáo khoa. Một số tuyến đường và công trình ở Pakistan mang tên ông.
Tại Ấn Độ, Babur được công nhận là người sáng lập triều đại Mughal, là một phần quan trọng trong bề dày lịch sử Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ thường tránh đề cập đến ông, cũng một phần do mối quan hệ căng thẳng với nước láng giềng Pakistan.
Có thể nói, sự khác biệt này còn là biểu hiện rõ nét của hai bản sắc dân tộc được hình thành sau cuộc chia cắt năm 1947. Một bên nhấn mạnh vào di sản Hồi giáo như một phần căn cốt (Pakistan), bên kia lại cố gắng xây dựng bản sắc Hindu là trung tâm (Ấn Độ).
Thầy giáo Trần Ích Phát, quê Chí Linh, Hải Dương, có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người, đủ các danh vị.
Các trường chia sẻ điểm sàn và dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 sau khi công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.
Khi làm Tri phủ Thanh Hóa, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255-1330) đã lập vùng đất Văn Trinh là thái ấp. Tuy vậy, với vùng đất này, ông không chỉ là người lập ấp, mà còn là người “khai sinh” ra hát nhà trò - một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.
Đạt Nguyên Toàn - nhà khoa bảng nổi tiếng nhất triều Nguyễn, với tài năng và đóng góp to lớn cho nền khoa học và văn hóa Việt Nam
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS; công nghệ cảnh báo ngập hiện đại, bảo vệ vùng lõi đô thị Cần Thơ) đã hoàn thành từ giữa năm 2024. Thời gian qua, hệ thống này chỉ vận hành bằng sổ tay, chưa có quy trình vận hành nên chưa thể bàn giao.
Xã Nam Thái Ninh của tỉnh Hưng Yên mới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba xã: Thái Thọ, Thuần Thành và Thái Thịnh của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình cũ). Với diện tích tự nhiên 26,41 km², quy mô dân số gần 20.000 người, địa bàn rộng, dân cư đông, có tuyến Quốc lộ 37B chạy qua, xã Nam Thái Ninh là địa phương tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự.
Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng báo động về cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có tại Dải Gaza với 470.000 người đối mặt nguy cơ chết đói khi chiến sự giữa Israel và Hamas kéo dài sang tháng thứ mười.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị, nuôi dưỡng thành công một bé gái sinh cực non ở tuần thai thứ 24. Đáng chú ý, bé chỉ nặng vỏn vẹn 550 gram.
U23 Indonesia là chủ nhà của giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 và đội bóng này hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho U23 Việt Nam khi hai bên chạm trán nhau tại trận chung kết vào ngày 29/7.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2025.
Trong đầu tôi nổ tung vì thông tin nhận được.
Việc Nga trao trả thi thể các binh sĩ Ukraine đã tử trận đang tác động tiêu cực đến tình hình trong nước, bao gồm cả hoạt động huy động quân, theo lời nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Anna Skorokhod.
Cung cấp dịch vụ cảng biển và logistics cho nhiều tuyến vận tải quốc tế quan trọng, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại phường Phú Mỹ (TP.HCM) là cửa ngõ giao thương giúp kết nối Việt Nam với các thị trường lớn trên thế giới.
U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 đã và đang thể hiện khả năng chuyển hóa các tình huống không chiến thành bàn thắng rất ấn tượng và miếng đánh này có thể giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik hướng tới chiến thắng trước U23 Indonesia.
Từ vùng đất nắng gió Quảng Trị, cô đã dành hơn một tháng để lần theo vẻ đẹp Việt Nam từ cao nguyên lộng gió đến những miền biển xanh ngắt, ôm trọn cả mùa hè rực rỡ trong từng khung hình.
Câu chuyện xây dựng nông thôn mới ở Lai Châu không chỉ là những con đường mới, những ngôi nhà khang trang, nông thôn mới ở đây còn là sự đồng lòng của người dân, sự đồng hành của chính quyền… Cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lai Châu Vương Đức Lợi đã hé mở về hành trình vượt khó, biến thách thức sáp nhập địa giới thành cơ hội để "chất" nông thôn mới không ngừng nâng cao.
Đất là “huyết mạch” của nông nghiệp. Nó là giá thể để cây trồng sinh sống và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, môi trường đất cần phải được cải tạo liên tục bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bón phân cải tạo đất là kỹ thuật thường được áp dụng để cải thiện, duy trì nhằm nâng cao sức khỏe đất, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
Sáng nay, tại Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, một bước tiến lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã chính thức được triển khai, ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay.
Ba năm sau vụ tai nạn sân khấu tại đêm nhạc của nhóm Mirror khiến cả showbiz Hong Kong (Trung Quốc) chấn động, vũ công Lý Khải Ngôn, người bị thương nặng nhất trong sự cố lần đầu xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh và tình trạng hiện tại
Nữ ca sĩ kiêm diễn viên First Pornchita bị tố có quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông đã có gia đình, khiến dư luận Thái Lan xôn xao.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng tiết lộ, ông đã đưa bức thư của anh trai liệt sĩ vào phim "Đường thư" do Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Tuấn và MC Tuấn Tú đóng vai chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương ở TP. Huế
Theo kết quả xếp hạng từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong tháng 7 này, xã Nam Ba Đồn dẫn đầu trong bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đứng đầu trong số 78 xã, phường và đặc khu trên toàn tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã Nam Ba Đồn (tỉnh Quảng Trị) đã có chia sẻ kinh nghiệm với báo Dân Việt.
Chính sử ghi chép thái giám Nguyễn Bông cầu tự giúp Ỷ Lan phu nhân sinh Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), còn trong dân gian có giai thoại nói ông là tiền kiếp của vị vua này.
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về xử lý phản ánh tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Nhiều nhóm nam, nữ lái xe máy đã độ pô, thay đổi kết cấu phương tiện có hành vi lạng lách, chạy thành đoàn trong khu đô thị Sala đã bị CSGT tổ chức vây bắt.
Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, tổng kinh phí khái toán để hồi sinh 4 “dòng sông chết" ở nội đô, gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét là hơn 21.000 tỷ đồng.
Bộ CHQS Khánh Hòa vừa tiến hành bàn giao nhà tình nghĩa trị giá 250 triệu đồng cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Tiền vệ cánh Mahmoud Eid đã chính thức gia nhập Thép xanh Nam Định theo dạng chuyển nhượng tự do.
Đoàn Thanh niên tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Đoàn Thanh niên Chính phủ tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Lai Châu, nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).