Nghị sĩ Ukraine nhận thấy một chi tiết kỳ lạ trong lời nói của ông Zelensky về hòa bình
Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ viện dẫn hiến pháp Ukraine khi thuận tiện, ý kiến này được nghị sĩ Ukraine Dubinsky bày tỏ trên kênh Telegram của mình.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ năm 1914-1918, là một trong những cuộc tàn sát kinh hoàng nhất mà thế giới từng chứng kiến, với hơn 16 triệu quân nhân và người dân thiệt mạng.
Chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi hoàn toàn bản đồ chính trị thế giới, dẫn đến sự sụp đổ của các đế quốc như Áo-Hung, Ottoman và Nga, vốn đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và hình thành các quốc gia mới thay thế. Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, tình trạng hỗn loạn chính trị và biến động xã hội vẫn tiếp diễn, dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu khác, thậm chí còn lớn và nghiêm trọng hơn trong 2 thập kỷ sau đó.
Sự kiện gây ra Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát người thừa kế của đế quốc Áo-Hung, Archduke Franz Ferdinand, vào năm 1914. Tuy nhiên, các nhà sử học nói rằng, Chiến tranh thế giới thứ nhất là đỉnh điểm của một chuỗi các sự kiện, kéo dài từ cuối những năm 1800. Các sự kiện dẫn đến chiến tranh bao gồm rất nhiều tính toán và hành động sai lầm dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Theo History, dưới đây là 8 sự kiện lịch sử dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Binh sĩ Anh đang quan sát trận địa tại Pháp. Hơn 70 triệu binh sĩ, trong đó, 60 triệu tại các nước châu Âu, đã được huy động cho Thế chiến thứ nhất. Ảnh: Daily Mail
Cả Nga và Pháp, thua cuộc trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871, đều lo sợ sức mạnh đang trỗi dậy của Đức, vốn đã liên minh với Áo-Hungary và Italy. Bởi vậy, 2 quốc gia quyết định hợp lực để bảo vệ lẫn nhau. Đó là sự khởi đầu của Triple Entente (Đồng minh ba bên) trong Thế chiến thứ nhất.
“Theo suy nghĩ của tôi, chính sự hợp sức của Đồng minh ba bên tham gia theo từng giai đoạn, Liên minh Pháp-Nga năm 1894, Liên minh Anh-Pháp năm 1904 và Hiệp ước Anh-Nga năm 1907, thực sự củng cố hệ thống các thỏa thuận ngoại giao đã hình thành nên các khối đối lập gây ra chiến tranh vào năm 1914”, Richard S. Forgarty, Phó Giáo sư lịch sử tại Đại học Albany (Mỹ) giải thích. “Hệ thống liên minh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cuộc chiến và thậm chí thúc đẩy cuộc chiến khi tạo ra kỳ vọng về sự ganh đua và cạnh tranh quốc tế”, ông Forgarty nói thêm.
Đạo luật này, được ủng hộ bởi Bộ trưởng Hải quân Đế quốc Đức, Đô đốc Alfred von Tirpitz, đã mở rộng đáng kể quy mô hạm đội chiến đấu của Đức. Trong đó, Đô đốc Alfred von Tirpitz cam kết xây dựng một hải quân có khả năng cạnh tranh với Hải quân Hoàng gia Anh.
“Ông Tirpitz buộc Anh tham gia liên minh với Đức theo điều kiện của Đức”, Eugene Beiriger, Phó Giáo sư nghiên cứu về lịch sử, hòa bình, công lý và xung đột tại Đại học DePaul (Mỹ) cho biết. Trong khi đó, người Anh phản ứng bằng cách đóng nhiều tàu hơn và chấm dứt chính sách “cô lập vinh quang” vào cuối những năm 1880 để thành lập liên minh với Nhật Bản, Pháp và Nga.
“Luật Hải quân của Đức đã tạo ra những hậu quả không mong muốn. Cuối cùng họ đã xa lánh cả chính phủ và công chúng của Anh trước chiến tranh”, ông Beiriger viết trong một email.
Sa hoàng Nicholas II muốn có một cảng cho phép hải quân và tàu thương mại của ông tiếp cận Thái Bình Dương. Nhật coi sự gây hấn ngày càng tăng của Nga là một mối đe dọa và đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào hạm đội của Sa hoàng Nicholas II tại Cảng Arthur. Cuộc chiến tranh, diễn ra cả trên biển và trên bộ, đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Nhật. Ông Beiriger lưu ý rằng, cuộc chiến tranh đã giúp thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu.
Các đồng minh của Nga là Pháp và Anh, vốn là đồng minh với Nhật Bản, đã ký thỏa thuận riêng vào năm 1904 để tránh bị lôi kéo vào cuộc chiến. Sau đó, Pháp đã thuyết phục Nga tham gia liên minh với Anh, đặt nền móng cho liên minh trong Thế chiến thứ nhất.
4. Áo-Hungary sáp nhập Bosnia và Herzegovina (năm 1908)
Theo một hiệp ước năm 1878, Áo-Hung đang cai trị Bosnia và Herzegovina, mặc dù mặt kỹ thuật, họ vẫn là một phần của đế chế Ottoman. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Áo-Hung sáp nhập lãnh thổ của họ, động thái này đã vấp phải sự phản đối. Hai tỉnh có dân số chủ yếu là người Slav muốn có đất nước riêng của họ, trong khi người Slav ở gần Serbia có tham vọng chiếm đoạt các tỉnh.
Một đoàn tàu chở binh lính rời nhà ga trong cuộc khủng hoảng thôn tính Bosnia năm 1908. Ảnh: Getty Images
“Trong các đế chế đa sắc tộc, lòng tự hào dân tộc đã thúc đẩy sự phản kháng đối với những người thống trị. Căng thẳng tăng lên ở vùng Balkan, nơi những người Slav chống lại sự thống trị của Áo-Hung”, Doran Cart, người phụ trách Bảo tàng và Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho biết. Ngoài ra, động thái này đã đưa Nga, nước tự coi mình là người bảo vệ của Serbia, tiến tới một cuộc đối đầu với đế quốc Áo-Hung.
5. Cuộc khủng hoảng Ma-rốc thứ hai (năm 1911)
Pháp và Đức đã tấn công Ma-rốc trong nhiều năm, nơi Hoàng đế Kaiser Wilhelm II của Đức can thiệp vào việc gây áp lực với liên minh Pháp-Anh. Trong Cuộc khủng hoảng Ma-rốc lần thứ nhất năm 1905, Hoàng đế Kaiser Wilhelm II đi thuyền đến Tangiers để bày tỏ sự ủng hộ đối với Quốc vương Ma-rốc nhằm chống lại các lợi ích của Pháp. Tuy nhiên, thay vì lùi bước trước cuộc xung đột, Anh lại ủng hộ Pháp.
Tuần dương hạm nhỏ SMS Berlin nhằm củng cố vị trí của quân Đức ngoài khơi Agadir, Ma-rốc vào tháng 7/1911. Ảnh: Getty Images
Trong Cuộc khủng hoảng Ma-rốc thứ hai vào năm 1911, Ngoại trưởng Đức Alfred von Kiderlen-Wächter đã gửi một tàu tuần dương hải quân đến neo đậu tại một bến cảng trên bờ biển Ma-rốc, để phản ứng với một cuộc nổi dậy của bộ lạc mà Đức cho rằng đang được Pháp hậu thuẫn với lý do giành lấy đất nước. Một lần nữa, Anh lại ủng hộ Pháp. Cuối cùng, Đức buộc phải đồng ý công nhận một chế độ bảo hộ của Pháp ở Ma-rốc. Hai cuộc khủng hoảng đã đưa Anh và Pháp xích lại gần nhau hơn và thúc đẩy một cuộc đối đầu với Đức.
6. Italy xâm lược Libya (năm 1911)
Nhà nước Italy thời hiện đại, kể từ năm 1861, “phần lớn bị gạt ra khỏi cuộc tranh giành đã xây dựng Anh, Pháp và các cường quốc khác thành các đế chế trên toàn thế giới”, Phó Giáo sư Forgarty giải thích.
Chính phủ Italy tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1911 vì nước này từ chối cho phép Italy chiếm đóng quân sự ở Tripoli. Quân đội Italy đổ bộ sau trận pháo kích ở Benghazi. Ảnh: Getty Images
Chính phủ Italy đã nhắm mục tiêu vào Libya, một quốc gia Bắc Phi chưa bị một cường quốc Tây Âu nào tuyên bố chủ quyền, và quyết định lấy nó từ đế chế Ottoman. Chiến tranh Italy-Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc bằng một hiệp ước hòa bình, nhưng quân đội Ottoman đã rời Libya và cho Italy làm thuộc địa. Đây là cuộc xung đột quân sự đầu tiên có ném bom trên không, nhưng ý nghĩa thực sự là nhằm phơi bày sự lung lay của đế chế Ottoman và sự kiểm soát lỏng lẻo đối với các lãnh thổ hải ngoại. Đó là một trong những yếu tố dẫn đến Thế chiến thứ nhất, mà ông Forgarty cho là “cuộc chiến của các đế chế, một số đang mở rộng hoặc tìm cách bành trướng, một số muốn giữ lấy những gì họ có, một số khác không muốn mất những gì họ đã để lại”.
7. Các cuộc chiến tranh Balkan (năm 1912-1913)
Serbia, Bulgaria, Montenegro và Hy Lạp, những quốc gia đã tách khỏi đế chế Ottoman trong những năm 1800, đã thành lập một liên minh gọi là Liên đoàn Balkan. Liên minh này do Nga hậu thuẫn nhằm lấy đi nhiều hơn nữa lãnh thổ còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Balkan.
Trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất năm 1912, Serbia, Hy Lạp và Montenegro đã đánh bại các lực lượng Ottoman, và buộc họ phải đồng ý với một hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, Liên đoàn Balkan nhanh chóng tan rã, và trong Chiến tranh Balkan lần thứ hai, Bulgaria đã chiến đấu với Hy Lạp và Serbia tại Macedonia, đồng thời đế quốc Ottoman và Romania cũng lao vào cuộc chiến chống lại Bulgaria.
Binh lính trên chiến trường trong Chiến tranh Balkan. Ảnh: Getty Images
Cuối cùng Bulgaria đã bị đánh bại. Các cuộc chiến tranh Balkan khiến khu vực này càng trở nên bất ổn hơn. Trong khoảng trống quyền lực do đế quốc Ottoman để lại, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Serbia và Áo-Hung. Điều này đã khiến đế quốc Áo-Hung và đồng minh của họ, Đức, quyết định rằng một cuộc chiến với Serbia là cần thiết vào một thời điểm nào đó để củng cố vị thế của Áo-Hung. “Nhiều nhà sử học coi các cuộc Chiến tranh Balkan là sự khởi đầu thực sự của Chiến tranh thế giới thứ nhất”, Phó Giáo sư Forgarty nói.
8. Vụ ám sát Thái tử Archduke Franz Ferdinand của Áo (năm 1914)
Archduke Franz Ferdinand, người thừa kế ngai vàng Áo-Hung, đã đến Sarajevo để kiểm tra quân đội đóng ở Bosnia và Herzegovina. Thái tử Ferdinand và vợ Sophie bị bắn chết trong xe hơi.
“Vụ ám sát làm nổi bật chủ nghĩa dân tộc đang kéo đế quốc Áo-Hung chia rẽ”, ông Forgarty nói.
Bên cạnh đó, căng thẳng giữa các cường quốc châu Âu ngày càng gia tăng, khi họ đứng về các bên khác nhau trong cuộc khủng hoảng. Theo History, vụ ám sát Thái tử Archduke đã đặt cả đế quốc Áo-Hung và Nga, vốn tự coi mình là người bảo vệ người Serbia, vào thế ràng buộc. Không bên nào trong số này muốn lùi bước và tỏ ra yếu thế. Lo sợ một cuộc chiến sẽ kéo theo Nga, Áo-Hung đã yêu cầu sự giúp đỡ từ Đức. Đức cam kết sẽ ủng hộ nếu Áo-Hung sử dụng vũ lực chống lại người Serbia. Sự ủng hộ của Đức đã khuyến khích Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28/7/1914.
Hai ngày sau, quân đội Nga được huy động và Đức nhận thấy rằng họ cũng đang ở trong thế bị ràng buộc. Đức không muốn chiến đấu với cả Nga và đồng minh của họ là Pháp trên hai mặt trận cùng một lúc, bởi vậy bắt buộc phải loại quân đội Pháp ra khỏi cuộc chiến trước khi Nga sẵn sàng chiến đấu. Đức tuyên chiến với Nga vào ngày 1/8/1914 và 2 ngày sau đó tuyên chiến với Pháp. Các lực lượng của Đức đã tập trung tại biên giới của Bỉ, nơi họ dự định sẽ vượt qua để xâm lược Pháp. Sau đó, Bỉ kêu gọi sự giúp đỡ, và vào ngày 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra từ đó.
Đêm đông Hà Nội, rét cắt da. Trong tiếng còi báo động dồn dập, những chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 siết chặt tay trên cần điều khiển, sẵn sàng nghênh chiến B-52 – thần chết trên không của Mỹ. Từ những cánh đồng Phù Lỗ đến trận địa pháo Đông Anh, từng quả tên lửa đỏ rực xuyên qua màn nhiễu điện tử dày đặc, vẽ nên bản hùng ca bất diệt. Chính họ, những người lính gan thép, đã dựng nên "lũy lửa" giữa trời đêm, bẻ gãy cánh B-52, viết nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không.
Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ viện dẫn hiến pháp Ukraine khi thuận tiện, ý kiến này được nghị sĩ Ukraine Dubinsky bày tỏ trên kênh Telegram của mình.
Nổi tiếng là điểm đến sôi động, nhiều hoạt động vui chơi giải trí bậc nhất Việt Nam, TP.HCM còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực phong phú, đa dạng và độc đáo. Những món ăn vừa ngon, rẻ, gây ấn tượng sau đây du khách không nên bỏ lỡ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Tại Triển lãm “50 Hành trình - Một Tương lai Xanh” do VinFast tổ chức, 50 chiếc xe máy điện độc bản là 50 câu chuyện từ quá khứ, hiện tại tới tương lai kể về hành trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước.
Tính tới thời điểm này, Lucao đã ra sân 49 trận cho CLB Hải Phòng, ghi 24 bàn và có 12 đường kiến tạo cho đồng đội lập công. Anh được coi là một trong những ngoại binh hay nhất V.League thời điểm này.
Công an Thái Bình cho biết, Tổ công tác Trạm Cảnh sát giao thông Cầu Nghìn đã đưa các đối tượng cùng tang vật bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra giải quyết theo quy định pháp luật.
Các cơ quan chống tham nhũng Ukraine mới đây thông báo phát hiện một vụ tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến việc mua bán củi cho lực lượng vũ trang.
Tại buổi gặp mặt bạn bè quốc tế do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức sáng 30/4, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam kêu gọi bạn bè quốc tế tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
“Bối thuỷ nhất chiến” là một trận đánh diễn ra vào 204 TCN tại Trung Quốc thời cổ đại. Trong trận này, danh tướng của nhà Hán là Hàn Tín chỉ huy 3 vạn quân nhưng đã đánh thắng 20 vạn quân Triệu dưới quyền thống lĩnh của tướng Trần Dư.
Ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 của báo Nhân Dân đã thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách đến tham quan, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc những ngày qua.
HLV Popov mua sắm rầm rộ tại Thể Công Viettel? Rooney chỉ trích fan Arsenal ở trận thua PSG; Harry Kane chia tay đồng đội thân nhất vào cuối mùa giải; Vượt Real Madrid và Man City, Bayern Munich đạt thỏa thuận cá nhân với Wirtz; Nguyễn Xuân Son đưa vợ đi cafe đường tàu, ăn bún chả Hà Nội.
Căng thẳng gia tăng kể từ vụ tấn công khủng bố chết người tuần trước ở Kashmir.
Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.
Dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất đông người dân đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để tham quan, chiêm ngưỡng những kỷ vật hào hùng gắn với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trưa 30/4, hai đoàn tàu Thống Nhất SE1 và SE4 xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn đã gặp nhau tại ga Đà Nẵng, tạo nên khoảnh khắc đầy xúc động.
TP.HCM bắn pháo hoa 30/4 tối nay tại 30 điểm, từ 21h đến 21h15. Đây là lần đầu tiên TP.HCM bắn pháo hoa với số điểm bắn nhiều nhất từ trước đến nay.
Xích Bích là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thời kỳ Tam quốc, góp phần định hình thế cục “chân vạc” của 3 thế lực Ngụy – Thục – Ngô Sau này. Trong Tam quốc diễn nghĩa, người có công lớn nhất làm nên chiến thắng Xích Bích là Gia Cát Lượng.
Những này này, âm thanh của các ca khúc "Tiến về Sài Gòn", "Đất nước trọn niềm vui", "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", "Đất Việt", "Việt Nam trong tôi là"... vang lên trên nhiều sân khấu lớn cũng như được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Tác giả Lucas Leiros viết trong bài báo đăng trên báo infoBRICS rằng, Moldova đang sao chép chính sách của Ukraine bằng cách giao đất đai và tài nguyên thiên nhiên của mình cho các công ty nước ngoài.
Theo phán quyết mới nhất, Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đã bị AFC phạt 20.000 USD (tương đương hơn 500 triệu đồng) vì để CĐV đốt pháo sáng tại Giải bóng đá bãi biển châu Á 2025 mới đây.
Trước khi sáp nhập, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Điểm nhấn đặc biệt ở Hồng Vân là các tuyến đường ngõ xóm đến liên thôn, xã đều luôn sạch bóng rác thải và được người dân trồng hoa rất đẹp.
Tháng 4/1975, trong những ngày hấp hối của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, một kế hoạch giải cứu cán bộ chiến sỹ Đoàn liên hợp quân sự tại Trại Davis đã được đưa ra. Nhưng họ đã quyết tâm bám trụ trận địa, sẵn sàng chiến đấu ngay giữa lòng địch, dù có phải hy sinh.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 30/4: Hiện mức lãi suất trên 6%/năm đang được một số ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phong trào xây dựng ‘cánh đồng 5 tấn’ ở Hải Dương diễn ra sôi nổi, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Hiện nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang tập trung thu hoạch mùa tiêu năm 2025. Để kịp tiến độ, các hộ trồng tiêu phải thuê một lượng lớn nhân công thu hái, tạo cơ hội kiếm thêm thu nhập cho nhiều lao động tự do.
Nhiều đại sứ, nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam là khách mời dự Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay 30/4. Ngay sau lễ kỷ niệm, một số nhà ngoại giao đã chia sẻ trên FB cá nhân hoặc với các đồng nghiệp những cảm xúc và lời chúc mừng của họ.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trải qua các chiến dịch quy mô lớn nối tiếp nhau, phối hợp với hoạt động nổi dậy của quần chúng, quân và dân ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giáng đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, song công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vai trò quan trọng.
Xảy ra va chạm giao thông giữa 2 xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thái Bình, người đàn ông điều khiển chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát 17C 203.xx đã cầm gậy bóng chày tấn công một tài xế khác.
Không chỉ giá sầu riêng, tính đến ngày 28-4, thị trường mít các loại, trong đó có giá mít ruột đỏ xơ vàng trồng tại Kiên Giang ghi nhận nhiều biến động.
Trong lịch sử chiến tranh nhân dân Việt Nam, dân tộc ta thật tự hào khi có những nhà tình báo xuất sắc, với sức chịu đựng và chấp nhân hy sinh đến lạ lùng như nữ Đại tá tình báo Đinh Thị Vân hay Thiếu tướng Đặng Trần Đức. Cả hai người đều được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sáp nhập 3 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, tỉnh mới dự kiến mang tên Lâm Đồng sẽ tăng thế về nông nghiệp công nghệ cao. "Siêu tỉnh" sau hợp nhất sẽ là "thủ phủ" nông nghiệp công nghệ cao.