10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2021 do báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt và Hội đồng chuyên gia bình chọn
Theo lệ thường, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt cùng với Hội đồng chuyên gia ngồi lại với nhau dịp cuối năm để bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2021.
Năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2021 – 2025, Chính phủ mới được hoàn thiện, bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành mới, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Đại hội Đảng XIII đã thông qua và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 10 năm tới (2021-2030). Đặc biệt, Đại hội XIII đã đề ra tầm nhìn của Đảng về mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập Nhà nước Việt Nam mới. Đây là điểm mới, có ý nghĩa rất quan trọng.
Toàn cảnh hội trường tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN
Cũng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 gồm 5 điều, đề ra 7 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và 5 nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế. Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 đã đưa nông nghiệp và công nghiệp trở thành mũi nhọn, đóng góp chính vào GDP của Việt Nam. Đây là điểm mới so với lần thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn trước.
Năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn, biến động và thách thức mới chưa từng có, nhưng kinh tế vĩ mô cơ bản vẫn ổn định. Đây chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ được phục hồi trong bối cảnh bình thường mới.
Điểm thành công trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ là lạm phát vẫn được kiểm soát dưới 4% trong bối cảnh giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu tăng và đứng ở mức cao. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Đây là yếu tố giúp ổn định xã hội, là cơ sở cho sự ổn định cho năm 2021 và tiền đề để phục hồi kinh tế trong năm 2022. Tuy sức cầu yếu nhưng sự phối hợp chính sách tiền tệ, tài khóa rất hài hòa, Bộ Tài chính và NHNN kết hợp giúp lạm phát được kiểm soát tốt, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Trong đó, Chiến lược quốc gia cũng đặt ra mục tiêu xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững đến năm 2030 như sau:
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng chất thải được thu gom 10%;
- Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại;
- Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%;
- Tỷ lệ xe buýt năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động;
- Tỷ lệ mua sắm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 35%;…
Những đợt dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp, nhất là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. GDP 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,42%, con số này "kém xa" so với mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% được Quốc hội đặt ra và thấp hơn nhiều so với tăng trưởng toàn cầu dự báo ở mức 6% cho năm 2021.
Các doanh nghiệp tiếp tục giải thể, ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của Covid-19.
Đằng sau mỗi con số là những "nỗi đau", sự dịch chuyển không mong muốn của hàng triệu người lao động. 11 tháng có tới hơn gần 110.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, đến hết quý III/2021 vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trở nên phức tạp trên cả nước khiến việc giãn cách xã hội kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp, dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa làm số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều người lao động buộc phải rời khỏi thị trường, khiến số người tham gia lực lượng lao động quý 3 bị sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý 3 xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi trong quý 3 là hơn 1,8 triệu người, tăng 700,3 nghìn người so với quý trước và tăng 620,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 4,46%, tăng 1,86 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,74 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 5,33% và 3,94%).
Trong khó khăn vì dịch Covid-19, chúng ta vẫn tận dụng được các lợi thế của hiệp định thương mại giúp xuất khẩu giữ vững "phong độ", trong đó điểm nhấn là xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục chưa từng có dự báo đạt 47 tỷ USD. Bất chấp dịch Covid-19, 11 tháng năm nay xuất khẩu ước đạt khoảng 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%). Theo Bộ Công Thương dự tính, ước cả năm đạt kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam năm 2021 có thể đạt con số 660 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 331,1 tỷ USD và xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD.
Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán với nhiều chỉ số quan trọng, như: VN-Index chinh phục đỉnh mới ở mức 1500,81 điểm vào ngày 25/11/2021; Đến hết tháng 11/2021, vốn hóa thị trường chứng khoán đạt xấp xỉ 148% GDP đạt 9,2 triệu tỷ đồng; 11 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước vượt 4 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số, tăng 47% so với cùng kỳ. Đặc biệt, 2 sự kiện mang tính bước ngoặt đối với thị trường chứng khoán trong năm 2021 đó là việc vận hành hệ thống giao dịch mới của HoSE từ tháng 7/2021 giải quyết vấn đề nghẽn lệnh của thị trường và chính thức ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đất đai sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau mỗi tháng. Một số nơi tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng, thậm chí có địa phương, có thời điểm tăng tới 300% chỉ trong vài tuần. Với giá đất tăng nóng, nhiều địa phương đã liên tiếp mở các phiên đấu giá đất với giá cao ngất. Đặc biệt, cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm thu hút sự quan tâm của dư luận khi mức thắng giá bình quân kỷ lục là hơn 2,4 tỷ đồng/m2. Con số này phần nào minh chứng cho sức "nóng" vô cùng lớn của thị trường bất động sản năm 2021.Tuy nhiên, tình trạng sốt đất là hiện tượng không lành mạnh, bất lợi cho phát triển bền vững.
Bốn lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được bán đấu giá thành công, thu về 37.350 tỷ đồng. Ảnh: Văn Dũng
Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.
Số lượng danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam mua trong năm nay tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tổng doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp 1,5 lần.
Khoảng 49% người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua do sức hấp dẫn của các ưu đãi về giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và sự sẵn có của hàng hóa (33%). Lần đầu tiên, thanh toán sử dụng tiền mặt có nguy cơ bị "truất ngôi" với mức giảm đáng kể từ 60% năm 2020 xuống chỉ còn 42% vào năm 2021. An toàn, quyền riêng tư và phí dịch vụ là ba mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi xem xét các các loại hình thanh toán.
Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong đợt dịch thứ 4 vừa qua, nhiều địa phương áp dụng các biện pháp cách ly để phòng chống theo các Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ. Các biện pháp cách ly đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động vận tải và ngành giao thông vận tải đã có những phải pháp gì để khắc phục những khó khăn, bảo đảm liên tục chuỗi cung ứng sản xuất, lưu thông hàng hóa,… Trước tình hình này, ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, kịp thời có các giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn trước mắt. Đến nay, Nghị quyết 128 đã chỉ rõ và cố gắng khắc phục để phục hồi phát triển kinh tế, phòng chống dịch tốt. Nhiều ý kiến đánh giá, Nghị quyết 128 ra đời kịp thời đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh, tình hình; hướng dẫn cách thức bảo đảm tích ứng an toàn, linh hoạt để phòng chống dịch hiệu quả. Đáng chú ý, Nghị quyết này thay thế cho các Chỉ thị trước đó là 15,16, 19, thay đổi tư duy ứng phó với dịch bệnh, tạo tiền đề cho phục hồi kinh tế.
Quán ăn sẽ được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch, vùng đỏ sẽ được bán mang về (Bán đồ ăn mang về ở vùng dịch TP.HCM. Ảnh Hồng Phúc
Theo số liệu Bộ Tài chính công bố đến hết 30/11, lũy kế thu ngân sách nhà nước ước đạt 1,39 triệu tỷ đồng, vượt 3,7% dự toán và tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa vượt gần 1% so với dự toán và tăng hơn 6% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2020 giảm gần 7% so với năm trước). Thu từ dầu thô ước vượt 65% dự toán và tăng 20% so cùng kỳ. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 17% dự toán và tăng 24% so cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách được hoàn thành trước thời hạn.
Việc OpenAI giới thiệu tính năng mua sắm ngay trong "siêu ứng dụng" ChatGPT mở ra bước tiến mới trong xu hướng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và thương mại điện tử.
Một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở phía tây nam Moscow sau vụ nổ tại một tòa nhà dân cư. Ít nhất 15 cư dân được báo cáo đã bị thương trong vụ việc, với một số người lo ngại bị mắc kẹt bên trong tòa nhà đang cháy.
Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) mới bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm hành chính gần 500 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5, giá dầu thô trên thị trường giảm rất mạnh gần 2 USD/ thùng, xuống dưới 60 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hành động khiêu khích của Nga có thể diễn ra vào ngày 9/5 và các nhà lãnh đạo nước ngoài có thể trực tiếp trải nghiệm.
Cho đến nay, có lẽ cùng với "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Tuy nhiên, số ngôn ngữ cũng như số bản dịch đã có chưa được biết một cách đầy đủ và thống nhất giữa các nhà sưu tầm và nghiên cứu.
Ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Bác sỹ Cao Việt Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé trai 4 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định vẫn đang tiên lượng nặng, điều lo lắng nhất là các tạng như thận, ruột… cần theo dõi chức năng phục hồi. Một tin đáng mừng là sau mổ, đến nay các chỉ số đang được giữ ổn định.
Trải qua nhiều thăng trầm, từng suýt bị xóa sổ tại Việt Nam, nhưng cây ca cao vẫn lặng lẽ bám rễ và hồi sinh nhờ những con người kiên định với niềm tin rằng ca cao Việt có thể đứng vào hàng ngũ hảo hạng của thế giới.
Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng gay gắt; chiều tối và đêm mưa rào, giông vài nơi. Nam Bộ và Tây Nguyên ngày nắng, chiều tối có mưa rào rải rác. Cảnh báo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong mưa giông.
Trước khi sáp nhập với tỉnh Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu phải xử lý dứt điểm các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường tại 4 làng nghề trước 30/9/2025.
Bắt nam nghi phạm giết nữ chủ quán cà phê; vắng nhà lâu ngày, trở về bất ngờ phát hiện thi thể trong phòng tắm; vụ Tịnh thất Bồng Lai, chuẩn bị xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên liên quan hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa đại ngàn Tây Bắc, vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.
Tổng thống Nga Putin cho biết Moscow có đủ phương tiện để đạt được mục tiêu của mình trong cuộc xung đột mà không cần dùng đến các biện pháp quyết liệt.
Mô hình trồng chanh không hạt của hộ anh Dương Tấn Minh, ngụ ấp Long Thịnh, xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống gia đình.
Chợ phiên Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) họp vào sáng thứ Hai và thứ Sáu hằng tuần. Đây là nơi mua bán nhiều sản vật núi rừng, từ rau rừng, măng rừng, cua suối, lươn đồng, ốc đá, trai sông...
Ông Bùi Văn Hòa, nông dân giỏi ở xã Phước Hội, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một người lành nghề mộc, giỏi trồng cây cảnh. Ngoài tạo việc làm với thu nhập tốt cho 25-30 lao động, giúp hộ nghèo, ông Hòa còn trực tiếp "đứng lớp" hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh, cây ăn trái cho nông dân.
Cả ba tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình đều là vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời, có các làng khoa bảng. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà khoa bảng, những người có học vị cao và giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ.
Khi Nguyễn Minh Triết còn ở trong triều và có lần được cử làm Đề điệu (người thay mặt chúa Trịnh trông coi việc thi cử) ở trường thi Nghệ An. Ông thật khác người, lấy hai thị nữ mặc quần áo gấm giả trai, cho đi theo hầu...
Trả lời họp báo sau trận đấu, HLV Vũ Hồng Việt khẳng định, Thép Xanh Nam Định cố gắng từng trận đấu một bởi cả Thể Công Viettel hay Hà Nội FC đều đang bám đuổi quyết liệt trong cuộc đua vô địch.
Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu của Ung Chính đế – Ô Lạp Na Lạp Thị, xuất thân từ danh môn thế gia thuộc Mãn Châu Chính Hoàng Kì. Cha của bà là Phí Dương đã có nhiều đóng góp lớn cho triều đình. Ông là thân tín của hoàng đế và là thủ lĩnh của bộ binh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức xác nhận chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga, trong đó ông sẽ tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Moscow.