Thủ môn SLNA: Cao 1m80, mới 23 tuổi đã ‘ăn cơm tuyển’ 8 năm
Nguyễn Văn Việt là thủ môn trẻ triển vọng của SLNA, đã có 8 năm khoác áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đều đặn sáng sớm mỗi ngày, ông Công Ngọc Dũng (61 tuổi) dậy từ rất sớm ăn mặc chỉnh tề bước đến căn nhà số 6, ngõ 319, phố An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội của gia đình để lau dọn bàn ghế, cắm hoa tươi. Mọi việc xong xuôi, ông dâng hương lên ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc này, người cháu nội gần 3 tuổi cũng chạy tới, ông Dũng liền bế cháu gái trên tay nhẹ nhàng bảo "Con bái cụ đi". Lúc này, bé gái liền chắp tay kính cẩn làm theo.
Ông Công Ngọc Dũng xúc động khi kể về ngày 2/9 lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
Ngôi nhà mái ngói nhuốm màu thời gian này bao năm qua vẫn luôn ngát hương hoa thơm. Đây cũng là nơi lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở, làm việc trên chặng đường từ Việt Bắc về Hà Nội năm 1945. Ngôi nhà này thường ngày vẫn mở cửa đón các đoàn khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Cây mộc hương được trồng ngay sát hiên nhà từ khi ngôi nhà được xây dựng đến nay gần 100 trăm mỗi năm vẫn toả hương, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Dũng xúc động hồi ức về những ngày tháng Tám cách đây tròn 78 năm. Khi ấy, gia đình bà cụ Nguyễn Thị An (bà nội ông Dũng) vinh dự được đón đoàn cán bộ, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Chiến khu Việt Bắc trở về ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945.
Hàng ngày, ông Dũng luôn lau dọn sạch sẽ, bài trí hoa tươi cho căn nhà. Ảnh: Gia Khiêm
Trong ba ngày nghỉ lại tại đây (từ ngày 23/8 đến 25/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp làm việc với các đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho ngày Quốc khánh 2/9 - ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông Dũng kể, sinh sau không được chứng kiến thời kỳ Bác Hồ tới đây và chỉ nghe kể lại qua ký ức sâu thẳm của bà nội và cha mình. Những dấu ấn về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến và ở đây ghi mãi trong tâm thức những người thân có gì đó rất thiêng liêng, lôi cuốn kỳ lạ.
Bể nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng năm 1945 và 1946. Ảnh: Gia Khiêm
Chiếc giường nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm nghỉ ngơi trong những ngày ở lại ngôi nhà làm việc. Ảnh: Gia Khiêm
Khi ấy, gia đình ông không hề biết Bác Hồ là ai, chỉ biết đoàn cán bộ từ chiến khu Việt Bắc trở về. Trước đó, từ năm 1942 vẫn có các đoàn cán bộ cách mạng đến, người nhà cũng thấy có sự khác lạ nhưng không biết nhiều. Trong đoàn cán bộ ngày đó đặc biệt có một ông cụ đã có tuổi, mặc bộ quần áo chàm, chòm râu dài, người mắt sáng, vầng trán cao nhưng ông rất gầy và yếu. Hình như ông cụ ấy mới qua một trận ốm.
Qua lời kể của bà và cha mình, ông Dũng nhớ rất rõ từng lời. Mỗi khi kể về Bác Hồ, ánh mắt ông rực sáng kèm lẫn sự xúc động cũng như niềm tự hào. Ông chia sẻ, mặc dù vậy nhưng ông già ấy vẫn nhanh nhẹn, sau khi chào hỏi mọi người trong gia đình rồi tiếp tục miệt mài làm việc cho tới khuya mới chịu đi nghỉ.
"Đến sáng sớm ngày hôm sau, người nhà tôi thấy ông ra bờ ao tập thể dục xong lại bắt tay vào công việc. Vị cán bộ từ chiến khu trở về ấy bận suốt ngày, không mấy lúc nghỉ tay, ngoài lúc nghe các đồng chí từ Hà Nội về báo cáo lại tình hình", ông Dũng chia sẻ.
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ảnh: Tư liệu
Ông cũng kể tiếp, chiều 25/8, sau khi ở nhà mình 3 ngày, bố mình đang chuẩn bị cơm chiều thì thấy ông cụ vẫy tay gọi lại. "Đồng chí gọi tôi ạ?", bố ông Dũng nhanh nhảu hỏi. Lúc này, ông cụ đáp: "Bây giờ chú đi mời những người trong gia đình vào đây cho tôi nói chuyện". Nghe xong, bố ông Dũng đi gọi đông đủ người thân trong gia đình.
"Tôi về đây với gia đình, được gia đình hết lòng giúp đỡ. Bây giờ tôi phải đi công tác. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình. Tôi chúc gia đình mạnh khoẻ và có dịp nào đó tôi sẽ về thăm lại", lời ông cụ gửi gắm.
Tới sáng ngày 2/9/1945, gia đình ông Dũng có vinh dự rất lớn là được về Hà Nội tham dự cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Ba Đình. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ra mắt quốc dân đồng bào với bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử.
Ông Dũng xúc động khi hồi ức lại ngày Quốc khánh 2/9 lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
"Bố tôi kể được đi dự cuộc mít tinh ở Quảng trường Ba Đình sáng ngày 2/9, nhưng đêm 1/9 không ai ngủ. Mọi người lo chuẩn bị cờ, hàng ngũ… chỉ mong đi thật nhanh và đến thật sớm để được dự ở Quảng trường. Đến nơi mọi người rất trang nghiêm, chỉ nhìn lên khán đài, thể hiện ánh mắt khát vọng để chờ đoàn cán bộ Chủ tịch làm thủ tục tuyên ngôn, khai sinh ra Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bố tối ngờ ngợ thấy ông cụ già đi dáng cao cao, gầy, giọng nói người xứ Nghệ bước ra cất tiếng: 'Tôi nói đồng bào nghe rõ không?', lúc này mọi người cùng đồng thanh hô 'rõ rõ'. Người cất tiếng khi ấy giống ông cụ mấy ngày trước ở nhà mình đến như vậy.
Cả biển người hân hoan trong niềm vui độc lập. Ảnh tư liệu
Tuy nhiên, bố tôi mường tượng có lẽ người ấy mình đã gặp ở đâu nhưng không dám nhận. Điều đó thể hiện tính chất vùng an toàn khu, cơ sở của nhà mình luôn được giữ bí mật trong cách mạng. Ngay những người như cha tôi được gần gũi nhất với Bác Hồ, phục vụ mà không nhận ra, không biết được đó là ai. Khi dự mít tinh về tới nhà mọi người hỏi, ông cũng không dám nhận.
Lúc bấy giờ, ông Hoàng Tùng (nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa V) nói với bố tôi rằng đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã ở với gia đình từ những ngày trước. Nghe xong không khí của gia đình nói chung và tâm trạng của các chiến sĩ cách mạng như bố tôi được gần Bác đã kể lại đã khóc trong niềm sung sướng đến tột độ. Bố tôi rất xúc động vì cảm nhận được rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bôn ba, gian khổ. Tuy nhiên, tiếng nói của Người lại sang sảng, mọi người đều hướng về. Đó là ký ức về ngày 2/9/1945 tôi được nghe lại từ bà, bố mình về không khí cách mạng khi ấy. Sau ngày Quốc khánh 2/9, gia đình tôi lại quay lại công việc bình thường của cán bộ tự vệ của làng Phú gia lúc bấy giờ", ông Dũng xúc động kể lại.
Theo ông Dũng, một điều đáng nhớ nữa về Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là Người có trí nhớ uyên bác. Lần thứ 2, Bác về thăm Phú Gia (tức Phú Thượng nay) và gia đình vào ngày 24/11/1946 sau khi Người trở về từ Hội nghị Văn hoá toàn quốc.
"Một dấu ấn kỷ niệm của tôi đó là Bác rất bình đẳng với mọi tầng lớp nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị Chủ tịch nước từ năm 1946 nhưng Người vẫn luôn giản dị, đáng kính.
Hình ảnh ngôi nhà được gìn giữ nguyên vẹn trải qua bao thăng trầm lịch sử. Ảnh: Gia Khiêm
Thấy Bác ngồi trên bộ trường kỷ trong nhà, ông cụ nhà tôi trở về định chắp tay vái thì Bác rất nhanh đỡ tay cụ bảo 'Không, không! Giờ cách mạng rồi, chúng mình đều là anh em, không còn như chế độ phong kiến thực dân trước đây nữa… Hai người dắt tay nhau ngồi trên bộ trường kỷ ngồi nói chuyện", ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng được nghe bà kể lại, trong buổi nói chuyện, Bác Hồ hỏi "Bây giờ giặc Pháp chuẩn bị đánh ta một lần nữa, các cụ có sợ không? Cụ Công Văn Trường (ông nội ông Dũng) trả lời "Thưa cụ, giặc Pháp có nhiều xe tăng, máy bay, không biết ta có đánh được nó không?"
Cụ Trường vừa dứt lời, Bác Hồ nói ngay và quả quyết: "Pháp mạnh thật nhưng chúng ta có lòng dân. Nhân dân ta đoàn kết một lòng nhất định chúng ta sẽ đánh thắng". Cụ Trường: "Vâng, nhân dân ta nghe theo ý cụ, sẽ chiến thắng được giặc Pháp".
Lần thứ 2 bác về thăm Phú Gia đã có buổi gặp và làm việc với cán bộ xã, quận. Bác dành 1 buổi chiều làm việc với chính quyền để bàn và nhắc nhở chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp. Đây là những dấu ấn tôi được nghe bà và bố kể lại qua hai lần Bác về làm việc và thăm gia đình", ông Dũng kể tiếp.
Từ đó đến nay, ngôi nhà của gia đình ông Dũng được coi như "bảo tàng ký ức" lưu giữ những kỷ niệm in dấu chân Người. Trải qua gần 80 năm, ngôi nhà vẫn được bảo tồn vẹn nguyên trong khuôn viên rộng 187,6m2 với 14 di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại tại đây.
Đó là bộ tràng kỷ nơi Bác Hồ từng ngồi làm việc; chiếc sập gỗ Bác đã nằm nghỉ ngơi; chiếc máy chữ, vali mây được Người mang về từ Chiến khu Việt Bắc; và cả bể nước, chiếc gương, chậu rửa mặt bằng đồng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng…
Hai buồng nhỏ ở hai đầu nhà là nơi trưng bày nhiều bức ảnh của các cán bộ cách mạng đã ở ngôi nhà này để hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp; cùng ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới thăm gia đình.
Ngôi nhà được công nhận là "Nhà lưu niệm Bác Hồ" và chính thức mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996 cho tới nay. Ngôi nhà này gia đình ông Dũng không ở và chỉ để thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện nay, không còn xa lạ khi phụ nữ kết hôn với người kém tuổi, nhưng phía sau vẻ lãng mạn, tươi mới ấy là không ít câu chuyện của sự mệt mỏi, gồng gánh và hụt hẫng. Theo chuyên gia, để hôn nhân lệch tuổi bền vững, tình yêu thôi là chưa đủ – mà cần cả sự trưởng thành, đồng hành và chia sẻ trách nhiệm từ cả hai phía.
Nguyễn Văn Việt là thủ môn trẻ triển vọng của SLNA, đã có 8 năm khoác áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ nam phụ huynh vào trường hành hung, bắt nữ giáo viên đứng giữa mưa khiến dư luận phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại điểm trường Bắc Thắng, thuộc trường Tiểu học và THCS Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
50 năm trước, vào trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp 1 nhà. Bản tin Dân Việt ngày hôm nay xin dành trọn thời lượng để tri ân sự kiện lớn của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối với Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO.
Với cách làm lẩu gà lá giang này, bạn có món ngon thơm ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, cả nhà đều mê.
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về ngừng bắn Ngày Chiến thắng là khởi đầu cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 29/4.
Công Phượng không phải là lựa chọn của HLV Kim Sang-sik tại ĐT Việt Nam. Nhưng ở bối cảnh hàng công sứt mẻ về chấn thương và sụt giảm phong độ, ông Kim chẳng thể gạt chân sút này khỏi kế hoạch chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia. Điều mà ông Kim bận tâm lúc này có lẽ là dùng anh thế nào sao cho phù hợp.
Một đường dây cá độ bóng đá qua mạng Internet với quy mô đặc biệt lớn, giao dịch số tiền hơn 100 tỷ đồng, vừa bị Công an TP. Đà Nẵng phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an triệt phá. Theo điều tra, hành vi của các đối tượng đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Vậy các đối tượng trong đường dây này sẽ đối mặt với những khung hình phạt nghiêm khắc nào theo quy định pháp luật?
Hình ảnh máy bay tiêm kích Su-30MK2 thực hiện màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục, kết hợp cùng trực thăng bay rước kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tạo nên khung cảnh hùng tráng, đầy tự hào dân tộc.
Để xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Xây dựng nhấn mạnh các đề xuất liên quan đến quyền lợi hành khách, đặc biệt là vấn đề chậm, hủy chuyến và trách nhiệm bồi thường của hãng hàng không.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rút hồ sơ để thẩm tra vụ tai nạn giao thông xảy ra hồi tháng 9/2024 tại Vĩnh Long. Đây là vụ việc dẫn tới bố của nữ sinh tử vong nổ súng vào tài xế xe tải rồi tự sát.
Có những thông tin về Phố Huế - Hà Nội mà ngay cả những người sống lâu năm ở Thủ đô cũng chưa chắc đã biết!
Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) khẳng định, không có chỉ đạo nào liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con gái ông Nguyễn Vĩnh Phúc (người đàn ông nổ súng bắn người rồi tự sát) tử vong như thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời khẳng định không có quan hệ với tài xế xe tải.
Sáng 30/4, 48 khối diễu binh, diễu hành lần lượt tiến vào lễ đài trong tiếng hô vang dõng dạc, những bước chân mạnh mẽ. Các đội hình di chuyển 5 km từ cổng chính Thảo Cầm Viên đến Dinh Độc Lập (quận 1, TP HCM).
Sáng 30/4, thông tin từ chính quyền Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang đã ký tờ trình gửi Chính phủ về Đề án sắp xếp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
Sáng 30/4/1975, giữa khói lửa sân bay Tân Sơn Nhất, chiến sĩ Phạm Văn Lãi thoăn thoắt trèo lên tháp nước Trại Davis, cắm cờ giải phóng.
CLB CAHN đã thua 0-1 ở trận bán kết lượt đi ASEAN Club Championship trước PSM Makassar nhưng vẫn còn nguyên cơ hội đảo ngược tình thế khi chơi trận lượt về trên sân nhà.
Sáng 30/4, tại chương trình Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm việc Moscow kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của bốn khu vực của Ukraine: Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia - theo Bloomberg.
"Dù ông đã không còn ở đây để trực tiếp chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này, nhưng cháu tin rằng ở trên kia, ông vẫn luôn dõi theo, hạnh phúc và tự hào" - Trang Pháp viết về ông ngoại - nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh trong ngày cả dân tộc đón mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Nghệ sĩ Nhân dân, Đại tá Khương Đức Thuận chia sẻ với PV Dân Việt kỷ niệm khi hóa thân thành Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim "Giải phóng Sài Gòn".
Trong những ngày đầu tháng 4 này, bộ phim được coi như là một lát cắt về cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta đã được ra mắt. Đó là phim “Địa đạo-Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Tôi đã xem, đã rơi nước mắt và khắc sâu trong lòng mình câu nói của nhân vật “Chú Sáu” trong phim: Địa đạo là chiến tranh nhân dân. Chính xác. Hoàn toàn chính xác.
Tại Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ, Ủy viên BCH Thành Đoàn TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) Huỳnh Mạnh Phương, đã có bài phát biểu ấn tượng.
Trong ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tàu biển Pacific World đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là du khách Nhật Bản lần đầu đến Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 4, dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt 4.904.627 triệu đồng với 114.598 khách hàng dư nợ,
Tổ công tác Bộ Công an đã đến làm việc với Công an tỉnh Vĩnh Long để xác minh, kiểm tra toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn giao thông khiến con ông Nguyễn Vĩnh Phúc (SN 1983, ngụ xã Trà Côn, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn) tử vong. Ông Phúc là người nổ súng bắn người rồi tự sát khiến xôn xao dư luận vài ngày qua.
Thay vì chen chúc tại các điểm du lịch đông nghẹt người dịp 30/4 - 1/5, nhiều “tín đồ xê dịch” có xu hướng “trốn lễ” một cách đặc biệt: dựng lều giữa thiên nhiên, thức dậy bên hồ nước xanh trong, hoặc băng rừng vượt đèo để đổi lấy những khoảnh khắc bình yên.
3 con giáp này nhận lộc Thần Tài, được quý nhân giúp đỡ, công việc suôn sẻ, có thêm nhiều cơ hội kiếm tiền, thành công đáng ngưỡng mộ.
Cuối tháng 1/1972, tại cánh rừng chồi thuộc vùng giải phóng Tây Bắc Campuchia bên bờ sông Prechxamdec cách biên giới Việt Nam khoảng 70km, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định/T.4 tổ chức Hội nghị Khu ủy - Hội nghị Bình Giã V.