Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã nào?
Theo tờ trình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, TP HCM sẽ giảm từ 273 xã, phường xuống còn 102 xã, phường. Riêng xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) là đơn vị hành chính cấp xã duy nhất giữ nguyên hiện trạng, không sáp nhập với xã, phường khác. Vì vị trí địa lý đặc thù, chỉ có thể tiếp cận xã đảo Thạnh An bằng đường thủy. Do đó, địa phương này được giữ nguyên hiện trạng, trở thành xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập với địa phương khác.Thạnh An là xã đảo duy nhất của TP HCM, có diện tích hơn 131 km2, dân số hơn 4.200 người. Xã Thạnh An được Thủ tướng phê duyệt công nhận là xã đảo từ ngày 1/7/2021.Xã đảo Thạnh An cách Thành phố hơn 70 km về hướng Đông Nam, có không khí trong lành, đời sống dân dã. Nơi đây được biết đến là một địa điểm du lịch thú vị, có nhiều trải nghiệm “chữa lành”.Để đến được nơi này, người dân và du khách phải di chuyển đến bến tàu Cần Thạnh của huyện Cần Giờ. Từ bến tàu, du khách mất thêm khoảng 45 phút di chuyển bằng đò (tàu gỗ cỡ nhỏ) sẽ đến được xã đảo Thạnh An. Mỗi người tốn khoảng 20.000 đồng cho lượt di chuyển này. Số lượt tàu trong ngày cũng giới hạn, do đó du khách cần tham khảo lịch tàu chạy để sắp xếp cho phù hợp.
Phần lớn du khách từ TP HCM đi Thạnh An chọn đi và về trong ngày. Tuy nhiên nếu muốn ở lại qua đêm, trên xã đảo Thạnh An cũng có một số nhà nghỉ với giá cả phải chăng. Du khách cũng có thể thưởng thức hải sản tươi sống khi đến du lịch tại xã đảo này.Được biết, huyện Cần Giờ có diện tích hơn 704 km2, dân số khoảng 76.000 người. Hiện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã, gồm An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An. Trong ảnh là một lớp học trên xã đảo Thạnh An.Lực lượng Biên phòng cùng ngư dân xã đảo Thạnh An treo cờ tổ quốc lên tàu đánh cá.
Tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 mới đây đã tán thành tờ trình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. UBND Thành phố tiếp thu, hoàn thiện đề án gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo tờ trình này, 7 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Cần Giờ sau sắp xếp sẽ còn 4 đơn vị hành chính cấp xã. Sáp nhập xã Tam Thôn Hiệp và một phần xã An Thới Đông vào xã Bình Khánh, lấy tên xã Bình Khánh. Sáp nhập xã Lý Nhơn và một phần xã An Thới Đông lấy tên xã An Thới Đông. Hợp nhất xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, lấy tên xã Cần Giờ. Xã đảo Thạnh An giữ nguyên hiện trạng, trở thành xã đảo duy nhất của TP.HCM không sáp nhập.
Từ vùng trũng đến khu đô thị mới, từ hạ tầng đơn sơ đến những toà cao ốc chọc trời… sau 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP HCM ngày nay phát triển vượt bậc với những công trình mang tính biểu tượng mới.
Cựu chiến binh Trần Quang Ngọc từ Hà Nội vào TP HCM dự Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước ngỡ ngàng khi thấy máy bay chiến đấu, trực thăng bay trên bầu trời.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu các sở, ngành và UBND quận Bắc Từ Liêm tập trung đẩy nhanh tiến độ để khởi công dự án khu công nghệ cao sinh học Hà Nội trước ngày 2/9/2025. Dự án này có tổng diện tích hơn 200 ha, vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Những ngày cuối tháng 4, đường phố Hà Nội và TP HCM rực rỡ sắc cờ hoa dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Hoa hậu Thanh Thủy, Tuyết Vân, Nguyễn Trần Duy Nhất hào hứng trong buổi hợp luyện tối 22/4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP HCM) chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Tối nay (22/4), trong khuôn khổ chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam”, Hà Nội sẽ tổ chức màn bắn pháo hoa hoành tráng tại đường đua F1. Để có trải nghiệm xem pháo hoa một cách thuận tiện và trọn vẹn, người dân cần lưu ý các phương án di chuyển và tìm vị trí lý tưởng.
10 người trong một đại gia đình ở Long An đã có mặt tại TP HCM để hoà chung cùng không khí 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sáng 22/4, họ đã cùng nhau ngắm nhìn máy bay chiến đấu Su-30MK2 và Yak130, trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên bầu trời.