Xem phim, tôi nhớ lại lời "xúi bẩy" năm xưa của hàng xóm và cách người bố tuyệt vời bỏ ngoài tai để dạy tôi nên người!
Cách dạy dỗ của bố theo tôi suốt cuộc đời.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trang sử vàng của dân tộc từng ghi nhận công lao to lớn của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh trong sự nghiệp mở mang bờ cõi về phương Nam.
Tháng 2 năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai, tại đây ông đã "Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay)" đánh dấu sự xác lập và thực thi chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam bộ.
Tháng 5 năm 1700, trong cuộc tiến binh bảo vệ vùng biên cương phía Nam, Nguyễn Hữu Cảnh đột ngột qua đời ở Sầm Giang (Rạch Gầm) trong sự tiếc thương vô hạn của quân sĩ và nhân dân trong vùng. Sự nghiệp mở mang bờ cõi vừa mới bắt đầu, trước mắt biết bao việc phải làm. Gánh nặng đặt lên vai các tướng sĩ dưới quyền, đặc biệt là những tướng sĩ tâm phúc, đồng hương Quảng Bình, những người đã theo ông đi suốt cuộc trường chinh về phương Nam, trong đó nổi lên có phó tướng Trương Phúc Phan - người kế tục sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh làm Trấn thủ dinh Trấn Biên.
Ảnh minh hoạ.
Trương Phúc Phan sinh ở làng Trường Dục, huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Cụ nội của ông là Trương Công Da (sau được ban chữ "Phúc" thành Trương Phúc Da) người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm quan dưới triều vua Lê Anh Tông (1556-1573) theo Nguyễn Hoàng vào Nam, định cư tại làng Trường Dục và trở thành thủy tổ của dòng họ Trương Phúc ở đây. Trương Phúc Da được giao làm Trấn thủ dinh Quảng Bình đầu tiên dưới thời chúa Nguyễn Hoàng.
Ông nội của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Phấn sinh ra và lớn lên trên đất Quảng Bình "võ nghệ, tài lược hơn người" theo cha làm đến chức Cai cơ. Năm 1630, Trương Phúc Phấn giữ chức Trấn thủ dinh Bố Chính (dinh Ngói), là người có công lớn bảo vệ lũy Trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không được gọi ông là "Phấn cố trì" (Phấn giữ thành).
Cha của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Cương, người có nhiều công lao trong các trận chiến ở Quảng Bình. Ông là bề tôi thân cận của chúa Nguyễn Phúc Thái (Trăn), được chúa đặc biệt tin dùng. Năm 1689, Trương Phúc Cương được phong giữ chức Trấn thủ Cựu dinh.
Bác ruột của Trương Phúc Phan là Trương Phúc Hùng "kiêu dũng, thường đi trước hãm trận, đi đến đâu giặc dạt đến đó". Ông từng được phong làm Trấn thủ dinh Bố Chính, dinh Quảng Bình, Đốc chiến quân cơ.
Cũng như Nguyễn Hữu Cảnh, khi lớn lên Trương Phúc Phan được nuôi dưỡng trong dòng dõi võ tướng, lừng lẫy chiến công trên đất Quảng Bình trong những năm tháng chiến tranh Trịnh - Nguyễn ở thế kỷ XVII.
Mến trọng tài đức của người thanh niên đầy tâm huyết, chúa Nguyễn Phước Thái đã gả con gái thứ ba là công nữ Ngọc Nhiễm cho Trương Phúc Phan.
Khi các chúa Nguyễn tiến hành công cuộc mở cõi, Trương Phúc Phan cùng nhiều tướng sĩ tâm phúc là người đồng hương Quảng Bình đã kề vai sát cánh cùng Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tiến về phương Nam.
Năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh mất, Trương Phúc Phan được chúa Nguyễn Phúc Chu giao giữ chức Trấn thủ dinh Trấn Biên. Dinh Trấn Biên và huyện Phước Long ở phía Đông sông Sài Gòn quản lý một vùng rộng lớn bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay. Dinh Trấn Biên là địa bàn cửa ngõ mở lối cho đoàn quân Nam tiến dọc theo dải ven biển nhanh chóng làm chủ toàn bộ đất Hà Tiên để tiến sâu vào trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời vươn ra chiếm lĩnh các đảo, quần đảo phía nam biển Đông và vịnh Thái Lan.
Làm Trấn thủ dinh Trấn Biên, Trương Phúc Phan tiếp tục sự nghiệp của Nguyễn Hữu Cảnh chiêu tập dân vào Nam khai hoang mở đất, tổ chức các đơn vị hành chính, xây dựng bộ máy, xác lập chủ quyền lãnh thổ vùng đất Nam bộ.
Đồng thời với việc xác lập chủ quyền, ngay từ những ngày đầu lập đất, chính quyền của chúa Nguyễn ở Trấn Biên đã tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn của chủ quyền lãnh thổ mà tiêu biểu là chiến công đánh đuổi quân Anh ra khỏi đảo Côn Lôn (Côn Đảo) trong những năm đầu thế kỷ XVIII.
Côn Lôn nằm cách đất liền Vũng Tàu 97 hải lý. Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á, Côn Lôn được người phương Tây biết đến rất sớm. Từ thế kỷ XIII (1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên là Marco Polo gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Quốc về nước bị một cơn bão nhấn chìm 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo. Thế kỷ XV- XVI có rất nhiều đoàn thám hiểm người Âu ghé vào vùng đảo.
Tháng 8 năm 1702, Công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh do Nhất ban Tô Thích Già Thi (Allen Catchpole) chỉ huy 8 chiến thuyền với hơn 200 lính ngang nhiên đổ quân lên Côn Lôn xây pháo đài, dựng cột cờ chủ trương chiếm đảo lâu dài. Theo sách Đại nam thực lục tiền biên, quân Anh lúc đó đã "kết lập trại sách, của cải chứa đầy như núi, bốn mặt đều đặt đại bác". Trước tình hình đó, Trương Phúc Phan báo tin về chúa Nguyễn Phúc Chu, "Chúa sai Phúc Phan tìm cách trừ bọn ấy".
Thực hiện ý chỉ của Chúa, Trương Phúc Phan tìm cách đánh chiếm lại Côn Lôn trong tay quân Anh. Ông cho tuyển mộ được 15 người Chà Và (người có gốc từ đảo Malacca, Malayxia) sinh sống ở dinh Trấn Biên làm kế giả hàng, ra Côn Lôn làm thuê cho quân Anh. Ở Côn Lôn hơn một năm không thấy động tĩnh gì, quân Anh lấy làm đắc chí, sinh ra chủ quan. Nhân lúc quân Anh sơ hở, nửa đêm đội quân người Chà Và của Trương Phúc Phan nổi lửa phóng hỏa thiêu trụi doanh trại, giết chết số sĩ quan chỉ huy Nhất ban, Nhị ban, một số bị bắt đưa về đất liền, một số theo đường biển trốn thoát. Trương Phúc Phan được tin báo sai binh thuyền ra Côn Lôn tiếp ứng, thu hết của cải, vũ khí của quân Anh, giành lại Côn Lôn, giữ vững chủ quyền biển đảo ở vùng đất phía Nam.
Sau khi lấy lại Côn Lôn, Trương Phúc Phan cho tổ chức lại lực lượng bảo vệ đảo theo phương thức nửa dân sự, nửa quân sự. Theo sách Gia Định thành thông chí thì "Dân ở đảo tự kết lại làm binh sĩ, gọi là Tiệp Nhất, Tiệp Nhị, Tiệp Ba đội trực thuộc đạo Cần Giờ, có đủ khí giới để giữ lấy đất ấy phòng quân cướp hung dữ Đồ Bàn, không cần kêu gọi chỗ khác đến cứu giúp. Dân lính ở đây thường lấy yến sào, đồi mồi, vích, quế hương, mắm, ốc tai tượng, rồi theo mùa mà dâng nộp; còn lại thì đánh bắt hải sản như cá tôm để sinh sống..."
Nhờ có lực lượng bảo vệ đảo, trong thời gian Trương Phúc Phan là Trấn thủ dinh Trấn Biên mấy lần người Anh âm mưu chiếm lại Côn Lôn đều thất bại.
Để giữ vững chủ quyền biển đảo, bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa biển Đông đã được thiết lập và duy trì hoạt động từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635), chúa Nguyễn Phúc Chu (1692 -1725) còn đặt ra đội Bắc Hải hoạt động chủ yếu ở khu vực Trường Sa, Côn Lôn và vịnh Thái Lan.
Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết: "Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra xứ bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai đội Hoàng Sa kiêm quản". Bên cạnh các đội Hoàng Sa, Bắc Hải chúa Nguyễn còn thành lập đội Thanh Châu khai thác yến sào ở vùng biển phủ Quy Nhơn; đội Hải Môn khai thác yến sào, hải vật, hóa vật của tàu ở Côn Lôn, Cù lao Khoai ngoài biển phủ Bình Thuận...
Lực lượng phòng thủ kết hợp quân, dân binh tổ chức khá chặt chẽ dưới thời Trấn thủ dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan được duy trì đến đầu thời nhà Nguyễn. Năm 1836, vua Minh Mạng cho xây dựng đồn binh và pháo đài Thanh Hải ở Côn Lôn, cử một đội quân và 50 lính, cấp cho thuyền và binh khí đến đóng giữ. "Như thế, có lính để phòng thủ, có ruộng để cấy cày, giặc biển không dám lại đến, thuyền buôn ngày một đông nhiều, sau vài năm tất thành nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được" (Đại Nam thực lục).
Với chiến công năm Quý Mùi (1703) đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Đảo dưới sự chỉ huy của Trấn thủ dinh Trấn Biên Trương Phúc Phan, quân dân ta đã mở đầu trang sử bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Nam của Tổ quốc.
Trương Phúc Phan mất, chúa Nguyễn phong tặng ông là Thái bảo Phan Quốc công. Để ghi nhớ công lao, sự ngiệp của vị tướng thao lược của thời kỳ mở cõi, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, ngày nay một số đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và một số thành phố, thị xã ở Nam Bộ được đặt tên Trương Phúc Phan.
Ngày 01/9/1620, Thái Xương Đế Chu Thường Lạc chết ngay trên bụng một mỹ nhân của ông, hưởng dương 39 tuổi. Vị hoàng đế Trung Hoa này ở ngôi đúng 29 ngày!
Cách dạy dỗ của bố theo tôi suốt cuộc đời.
Ngày 21/7, trường Tiểu học Nguyễn Huệ - 117 Quang Trung – Hồng Bàng – TP Hải Phòng sẵn sàng đón người dân tránh trú bão số 3 ( Wipha ).
Từ khoảng 22h30 tối nay, tại Hà Nội đã có gió rất mạnh, rít liên hồi. Người dân ở các chung cư cao tầng bật dậy chằng chống, gia cố thêm nhà cửa. Các chuyên gia nhận định rằng, do có nhiều nhà cao tầng, tại Hà Nội, hiệu ứng tăng tốc gió khi luồng gió lùa qua các khu vực có thể khiến thực tế gió mạnh hơn nhiều so với ghi nhận tại trạm quan trắc.
Lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà hậu Lê sát hại nên Nguyễn Hoàng đã cho người tìm đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin lời khuyên. Trạng Trình đã nhìn hòn non bộ và ngâm rằng: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Theo thông tin độc giả phản ánh, chiều tối 21/7, khu tòa nhà chung cư GHOMES Hạ Long trên địa bàn phường Hà Lầm (Quảng Ninh) xuất hiện tình trạng trông giữ xe trái phép và thu phí giữ xe qua đêm 500.000 đồng/xe.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 80km thì bão số 3 đột nhiên tăng cấp.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 22h tối nay, bão số 3 đang ở cách Quảng Ninh khoảng 80km về phía đông nam, cách Hải Phòng khoảng 180km về phía đông, cách Hưng Yên khoảng 190km, cách Ninh Bình khoảng 220km về phía đông đông bắc.
Câu chuyện về nước Cổ Thục không chỉ là sử ký địa phương mà còn là mắt xích quan trọng trong tiến trình hình thành các nhà nước cổ đại trên lưu vực sông Trường Giang, và đặc biệt, là tiền đề về mặt địa – chính trị cho sự ra đời của Thục Hán do Lưu Bị dựng nên hơn 500 năm sau.
Những người sinh ngày Âm lịch dưới đây luôn toát ra khí chất cao quý, có mục tiêu phấn đấu và thành công đến với họ chỉ là vấn đề thời gian.
Chiều ngày 21/7, khi bão số 3 (Wipha) đang rục rịch đổ bộ vào đất liền, người dân nuôi ong tại Ninh Bình khẩn trương di chuyển hàng trăm thùng ong đến nơi an toàn, chạy đua với thời gian để tránh những thiệt hại nặng nề do cơn bão có thể gây ra.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ngay trong đêm 21/7, lực lượng chức năng của phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xuống các thôn, tổ dân phố tuyên truyền, vận động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Sáng 21/7, Công an xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi bên lề đường do người dân phát hiện, trình báo.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà máy nước tại thôn An Thạch, xã Tân Minh (xã Kiến Thiết cũ), TP.Hải Phòng thông báo tạm dừng việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Ở cuộc đọ sức tại lượt trận cuối cùng bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, U23 Indonesia thi đấu lấn lướt nhưng vẫn bị U23 Malaysia cầm hòa 0-0. Thế nhưng, kết quả này cũng giúp đội chủ nhà đứng đầu bảng.
Nhiều trường đại học ở Hà Nội đã cho sinh viên nghỉ học trực tiếp trong ngày 22/7, chuyển sang học online nhằm tránh cơn bão số 3 WIPHA với cường độ mạnh đang chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão WIPHA), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành công điện khẩn, yêu cầu toàn thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân.
Nhằm đảm bảo an toàn hàng không do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (bão Wipha), Cục Hàng không Việt Nam quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại các sân bay Vân Đồn, sân bay Cát Bi.
Điện Kremlin hôm thứ Hai lần đầu thừa nhận, quan hệ song phương giữa Nga và nước láng giềng Azerbaijan đang trải qua một “giai đoạn khó khăn”.
Tổng công ty Khánh Việt đã gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chấm dứt hoạt động câu lạc bộ (CLB) Khatoco Khánh Hòa dựa trên kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Lê Phan Đức Mân, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đã được lãnh đạo TP.HCM thưởng nóng 50 triệu đồng sau khi xuất sắc giành Huy chương Bạc tại Olympic Toán quốc tế 2025 (IMO).
Nhằm ứng phó với cơn bão số 3 - WIPHA, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã chủ động đồng bộ để ứng phó với diễn biến khó lường của một trong những cơn bão mạnh nhất mùa mưa bão năm nay.
Bà Francesca Albanese, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng hôm Chủ nhật đã đưa ra tuyên bố gây chấn động khi cáo buộc Israel tạo ra "vực sâu tàn bạo mới" khi cố ý bỏ đói 2 triệu người dân Gaza và giết hại trẻ em, đồng thời ví những hành động này với các tội ác của Đức Quốc xã.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 21/7, tâm bão ở vào khoảng 20,9°N; 108,5°E, cách Quảng Ninh khoảng 90km, Hải Phòng 210km.
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh chiêu mộ cựu sao U17 Croatia?; Rashford tới Barcelona kiểm tra y tế; Xuân Trường hé lộ lý do gia nhập Trường Tươi Bình Phước; Juventus nhảy vào cuộc đua giành Nunez; Beckham gây sốc với kiểu tóc tự cắt.
Bangladesh quyết định tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân vụ máy bay huấn luyện rơi xuống trường học ở thủ đô Dhaka, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và 164 người bị thương, phần lớn là học sinh.
Để đối phó với cơn bão số 3 Wipha, các chung cư tại Hà Nội đã sử dụng các bao cát, thanh gỗ, dây thừng… để gia cố các tấm cửa kính, tránh rung lắc va đập.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe không đúng quy định vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và làm mất mỹ quan đô thị.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, có 19 địa phương trên toàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão Wipha, ước tính thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng.
Sau khi có thông tin CLB Quảng Nam sáp nhập với CLB SHB Đà Nẵng từ mùa giải 2025/2026, trên nhiều diễn đàn bóng đá, đông đảo người hâm mộ đã có các quan điểm khác nhau.
Nỗ lực của EU nhằm “hủy hoại” nước Nga là một “ý tưởng đe dọa đến sự sống”, theo lời ông Gunter Verheugen – cựu Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu.