Vietnam Airlines phải hỗ trợ vì Pacific Airlines bán toàn bộ máy bay để trả nợ
Nguyễn Trương
18/03/2024 6:46 PM (GMT+7)
Hãng hàng không Pacific Airlines quyết định bán toàn bộ máy bay để trả các khoản nợ lớn kéo dài nhiều năm. Vì vậy, công ty mẹ là Vietnam Airlines sẽ đưa máy bay sang hãng con để Pacific duy trì hoạt động.
Ngày 18/3, Pacific Airlines thông báo hãng đang tiến hành tái cấu trúc đội bay và mạng đường bay để đảm bảo và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong thời gian này, một số đường bay có thể thay đổi kế hoạch hoặc tạm dừng khai thác. Lịch bay của hãng sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới.
Pacific Airlines cho biết đã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho hành khách. Những hành khách bị ảnh hưởng sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Máy bay từng của Pacific Airlines. Ảnh: Vietnam Airlines.
Cùng ngày, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho báo chí biết hiện nay Pacific Airlines không còn máy bay nào khai thác, và đang thương thảo để thuê khô ba máy bay của Vietnam Airlines. Thuê khô là chỉ thuê máy bay, không kèm tổ bay.
Ông Thắng khẳng định hoạt động chuyển đổi trên không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng đã đặt mua vé từ trước của Pacific Airlines cũng như an toàn bay.
Được biết từ ngày 15/3 đến 18/3, hoạt động khai thác của Pacific Airlines bị ngưng trệ do thiếu máy bay. Nguyên nhân là hãng này hoàn tất việc thanh toán và trả nợ cho chủ tàu bay. Áp lực các khoản nợ từ giai đoạn trước, thậm chí càng căng thẳng hơn trong giai đoạn dịch bệnh khiến doanh thu không đủ bù chi, càng bay càng lỗ.
Do đại dịch COVID-19, Pacific Airlines phải đối diện với khó khăn về tài chính, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán. Ước tính, lỗ lũy kế của hãng đến cuối năm 2022 đã lên hơn 10.700 tỷ và âm vào vốn chủ sở hữu 6.700 tỷ đồng.
Pacific Airlines được thành lập năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn hàng không Qantas của Úc mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) của Việt Nam chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines. Tháng 7-2020, Jetstar Pacific quay trở lại tên ban đầu Pacific Airlines.
Quý 1/2022, Vietnam Airlines tiếp nhận 30% cổ phần do Qantas tặng nên nắm gần 99% vốn của Pacific Airlines, 1% còn lại thuộc về một cổ đông khác.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.