Bức tranh kinh tế khó khăn, người dân hạn chế mua sắm, nhất là nhóm hàng thời trang thấy rõ sau hai sự kiện mua sắm được đánh giá lớn nhất năm 11/11 và Black Friday vừa qua.
TP.HCM được xem là nơi nhộn nhịp hoạt động thương mại, dịch vụ, khả năng chi tiền của người tiêu dùng cao, nhưng hàng loạt trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang hẩm hiu từ 11/11. Black Friday cũng không sáng hơn. Bước vào tháng cuối cùng của năm 2023, sức mua ở các kênh này cũng không khả quan.
Làn sóng "mua sắm trả thù" đã dừng lại quét qua các trung tâm thương mại. Ảnh: Phúc Minh.
Chị Ngọc Nga (ngụ quận 6), cho biết hai dịp khuyến mãi lớn nhất năm vừa qua, thay vì thả ga mua sắm quần áo như các năm trước thì năm nay, chị không đến trung tâm thương mại, từ chối thương hiệu quần áo quen giảm giá 30% dịp Black Friday.
“Thay vì vậy, tôi chọn mua dầu gội, sữa tắm, nước giặt của các gian hàng chính hãng trên sàn thương mại điện tử. Dịp này, họ giảm giá khá sâu. Mua trên này giá tốt hơn so với mua trực tiếp tại siêu thị khoảng 100.000 đồng”, chị Nga nói và cho biết phải tiết kiệm hơn vì đã gần Tết, thu nhập năm qua của chị và chồng đều giảm 20%.
Nhiều người như chị Nga xác nhận mình đã thôi “mua sắm trả thù” trong năm 2023 và tính toán kỹ lưỡng cho việc ra quyết định phải mua thứ gì và tạm hoãn việc móc hầu bao cho những món hàng chưa thực sự cần thiết. Phải đến hai năm sau khi Covid-19 qua đi, nhiều người mới cảm nhận rõ túi tiền của mình đang ngày một khó khăn ra sao.
Trung tâm thương mại đìu hiu dù là cao điểm mua sắm cuối năm và có nhiều khuyến mãi. Ảnh: Phúc Minh.
Nhiều trung tâm thương mại lớn nhất tại TP.HCM thời gian qua đìu hiu. Các thương hiệu chuyên về thời trang, quần áo, giày dép… thuộc nhóm vắng khách nhất. Các ngày cuối tuần, lượng khách đổ về đông hơn nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, khách mua sắm ở khu vực siêu thị và ăn uống là chính, ít chi cho nhóm hàng hóa không thiết yếu.
Hàng loạt mặt bằng, nhất là mặt bằng khu vực đắc địa nhất TP.HCM trên đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Huệ trả hàng loạt chưa có người thuê. Các tuyến đường kinh doanh sầm uất như Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai cũng chi chít bảng cho thuê, sang nhượng nhưng chưa có người rớ.
Hàng tiêu dùng chưa chắc khá hơn
Bà Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Phát triển kinh doanh cấp cao của Kantar Việt Nam, cho biết dữ liệu quan sát từ Kantar cho thấy hai năm gần đây, thói quen tiêu thụ sản phẩm cao cấp vì có tiền thưởng, lương… dịp Tết của người Việt đã chững lại.
Theo bà, người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng về việc làm. Đáng chú ý, nhóm có thu nhập cao và thu nhập trung bình cao cũng đang lo lắng về tình hình tài chính. Các kết quả phân tích thị trường có thể dự báo mùa Tết năm nay khó khăn với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ngay cả siêu thị, dù là nơi chuyên bán hàng thiết yếu nhưng đại diện một hệ thống siêu thị lớn thừa nhận thực tế không nhiều lạc quan dù sức mua bắt đầu có nhích tăng vào cuối năm. “Kinh tế khó khăn, mất việc đang tác động lớn đến nhu cầu mua sắm, tiêu dùng”, vị này thẳng thắn nói.
Sức mua tại các siêu thị thời điểm này cũng chưa mấy khởi sắc. Ảnh: Phúc Minh
Theo các doanh nghiệp, trước nhu cầu của thị trường sụt giảm, thời điểm này, họ phải chủ động đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi hoặc thậm chí có những phương án mà từ trước đến nay chưa từng thực hiện, với mục tiêu duy nhất là kích thích sức mua.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Truyền thông Central Retail Việt Nam, cho biết từ nay đến cuối năm, các siêu thị GO!, Tops Market, Big C thuộc hệ thống sẽ liên tục có chương trình khuyến mãi sâu, đậm cho người tiêu dùng vì năm nay là năm khó khăn về kinh tế. Các ngành hàng tham gia khuyến mãi có nhóm thiết yếu, thực phẩm, phi thực phẩm, sản phẩm dọn dẹp nhà cửa… để người dân mua sắm, chuẩn bị cho dịp Tết.
Lãnh đạo MM Mega Market Việt Nam cho biết với bối cảnh hiện nay, điểm mới của họ trong chiến lược mua sắm cuối năm và Tết là chủ động chào hàng Tết cho hơn 30.000 khách hàng trọng điểm thuộc nhóm B2B chuyên nghiệp (bao gồm doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, căn tin).
“Chúng tôi kỳ vọng sẽ khuyến khích khách hàng B2B chủ động nguồn hàng, đặt hàng sớm trước giai đoạn cao điểm để cùng chung tay bình ổn giá thị trường”, đại diện MM Mega Market Việt Nam nói thêm.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.