Trong 100 đồng chi mua hàng tiêu dùng nhanh, người Việt dành hơn 21 đồng cho bia
H. Linh
04/12/2023 11:08 PM (GMT+7)
Đo lường 70 ngành hàng tiêu dùng nhanh ở 63 tỉnh thành trong 10 tháng đầu năm, Nielsen IQ ghi nhận mức phân bổ chi tiêu của người dân cho thấy trong 100 đồng chi ngành hàng này thì có 21 đồng dành cho bia. Bia đã đóng góp 21,1% tổng chi tiêu ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Tại hội nghị nhà cung cấp năm 2023 tổ chức đầu tháng 12 của Công ty MM Mega Market Việt Nam, ông Lê Hoàng Long, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen IQ, cho biết Nielsen IQ vừa đo lường 70 ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở 63 tỉnh thành trong 10 tháng đầu năm, với kết quả khá bất ngờ.
Cụ thể, trong giỏ hàng phân bổ mức độ chi tiêu cho thấy người dân chi ra 100 đồng cho FMCG thì 21 đồng chi vào mặt hàng bia. Và bia đã đóng góp 21,1% tổng chi tiêu FMCG.
Tiếp theo là nước giải khát 19,1%, sữa 13%, thực phẩm 8,7%.
Trong 100 đồng chi mua hàng tiêu dùng nhanh, người Việt dành hơn 21 đồng cho bia. Ảnh: Báo Công thương
Theo ông Long, trong quý III, tốc độ tiêu thụ đang suy giảm ở tất cả các ngành hàng, nhưng sang tháng 10, ngành hàng tiêu dùng nhanh trong đó bia, nước giải khát, thực phẩm ghi nhận đang phục hồi tốt.
Về các kênh bán hàng, theo đại diện Nielsen IQ, giữa lúc kinh tế khó khăn thì kênh hiện đại là một điểm sáng. Và mặc dù tất cả các kênh bị áp lực cạnh tranh về giá nhưng kênh hiện đại vẫn tìm được sự tăng trưởng về sản lượng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh ở kênh bán lẻ hiện đại là 7,7%, trong khi kênh tạp hóa chỉ tăng trưởng 2%.
Báo cáo năm 2022 của Kirin Holdings (Nhật Bản), cho biết Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ, với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020.
Báo cáo từ Vietnam-Briefing đầu năm 2023 cho thấy mức tiêu thụ bia của Việt Nam tính đến năm 2022 chiếm 2,2% thị trường toàn cầu, ở mức 3,8 triệu lít mỗi năm. Việt Nam là thị trường dẫn đầu trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bia.
Những công ty bia đang đứng đầu thị trường Việt Nam là Heineken, Carlsberg, Sapporo Breweries, Habeco và Sabeco.
Còn báo cáo năm 2022 của Kirin Holdings (Nhật Bản), cho biết Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ, với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020.
Một khảo sát trước đó cũng của Nielsen IQ, cho thấy khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng giá trong 8 tháng đầu năm nay.
Mức tăng giá trung bình so với cùng kỳ 2022 là 4,4%. Các sản phẩm có mức tăng giá bán hàng đầu là thực phẩm tăng 7,6%), bia tăng 7,3%) và sản phẩm từ sữa tăng 4,9%.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.