TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do
Thanh Toàn
27/04/2024 9:11 AM (GMT+7)
Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.
Là trung tâm kinh tế của cả nước, TP.HCM là địa phương đầu tiên trên toàn quốc thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chủ động đề ra các nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ là Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Khai thác chứng chỉ carbon rừng
Sản xuất nông nghiệp không bền vững là một trong những nguyên nhân làm tăng phát thải nhà kính, gia tăng biến đổi khí hậu. Trong cơ cấu phát thải khí nhà kính của TP.HCM, phát thải của nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%.
Vì vậy, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp; bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng.
TP.HCM tiếp tục bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng. Ảnh: Thanh Toàn
Theo UBND TP.HCM, ước tổng lượng tích tụ carbon của toàn bộ diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ hơn 3,67 triệu tấn carbon, tương đương lượng CO2 hấp thụ hơn 13,47 triệu tấn.
Vì thế thời gian tới, việc hoàn thiện chính sách và kết nối thị trường tín chỉ carbon trong nước với quốc tế là cần thiết.
UBND TP.HCM cho biết thành phố đang đề xuất các dự án, chương trình tham gia thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế bù trừ tín chỉ carbon.
Theo đó, TP.HCM đề ra các giải pháp chủ yếu gồm: Nghiên cứu thị trường tín chỉ carbon, hướng đến mục tiêu mở ra dòng tài chính mới, phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao chất lượng của rừng ngập mặn.
TP.HCM đánh giá cụ thể về tiềm năng mà các lĩnh vực có thể triển khai để thu hồi carbon như rừng Cần Giờ, các hoạt động nông nghiệp, xử lý chất thải.
Sau khi có nghiên cứu, đánh giá tổng thể, thành phố xác định các lĩnh vực ưu tiên để kêu gọi hợp tác triển khai. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần dựa vào tiềm năng của từng nhóm dự án để ban hành chính sách phù hợp.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Thanh Toàn
TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ; nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển thành phố.
TP.HCM nghiên cứu hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở phát thải; đề ra lộ trình giảm phát thải cho từng ngành, tiểu ngành một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp với điều kiện cụ thể.
Thành phố đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức để các cơ sở, doanh nghiệp phát triển công nghệ, chuẩn bị điều kiện tham gia; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường carbon trong nước.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng phòng hộ, đặc dụng tại huyện Bình Chánh, Củ Chi.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.