TP.HCM thuộc tứ giác kinh tế Đông Nam bộ và là thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, đa dạng.
Một góc TP.HCM. Ảnh: Tuệ Mẫn
Nhằm kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, tạo ra liên kết vùng, phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông nên Bộ Kế hoạch Đầu tư đang kêu gọi ưu tiên đầu tư dự án đường vành đai 4 - TP.HCM (đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai theo phương thức đối tác công tư PPP).
Việc triển khai dự án nhằm từng bước đầu tư khép kín đường Vành đai 4 TP.HCM (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 17.791 tỷ đồng (trong đó chi phí xây dựng là 7.285 tỷ đồng; chi phí GPMB là 10.686 tỷ đồng).
Tổng mức đầu tư giai đoạn hoàn thiện khoảng 26,035 tỷ đồng. Diện tích đất sử dụng khoảng 150 ha.Theo lãnh đạo TP.HCM, vào tháng 8/2022 UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho Sở GTVT thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án.
Trong đó điểm đầu đầu tuyến dự án là cầu Phú Thuận thuộc TX.Bến Cát (Bình Dương). Điểm cuối tuyến là cầu Thầy Cai thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối logistics; Kết nối các tỉnh Bà - Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An; Kết nối với các tuyến giao thông khu vực gồm cao tốc TPHCM - Mộc Bài, Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 15, Phạm Văn Cội, Hương lộ 2, Nguyễn Thị Rành. Giai đoạn 1 đầu tư đường với 4 làn xe rộng 19,75m.
Sơ đồ đường vành đai 4. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM
Theo lãnh đạo TP.HCM, đối với toàn dự án, theo kế hoạch, các địa phương có dự án đi qua sẽ phối hợp hoàn thành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vào tháng 12/2022.
Chiều dài toàn tuyến và các đoạn đi qua các địa phương như sau: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 18km, Đồng Nai 45km, Bình Dương 49km, TP.HCM 17km, Long An 71km.Mục tiêu đề ra là khởi công dự án năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2028.
Căn cứ mốc tiến độ nêu trên, các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch triển khai từng đoạn qua địa bàn quản lý.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.