Từ 0 giờ ngày 1-4-2022, TP.HCM sẽ thực hiện thu phí cảng biển theo tiêu chí minh bạch, nhanh chóng, đơn giản tối đa thủ tục dịch vụ hành chính và không dùng tiền mặt.
Sáng 25-3, Sở GTVT TP.HCM phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM (gọi tắt là thu phí cảng biển).
Việc thu phí thực hiện trên 26 cảng biển của TP.HCM
Doanh nghiệp không mất thời gian
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM, cho hay việc thu phí hạ tầng cảng biển do Cảng vụ đường thủy nội địa (đơn vị trực thuộc Sở GTVT) thực hiện theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HÐND ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM.
Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM.
Thành phố miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Phạm vi áp dụng thu phí là các cảng biển trên địa bàn thành phố. Mức phí thấp nhất 15.000 đồng/tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng/container 40 feet.
Quy trình thu phí có 6 bước hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ thông tin để khai nộp phí dựa trên cơ sở dữ liệu (dữ liệu hàng hóa đã được khai báo trên cổng thông tin của Hải quan TP HCM) được chia sẻ từ Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan TP.HCM là đơn vị hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu tờ khai và hàng hóa qua cảng lên hệ thống thu phí.
Cá nhân, doanh nghiệp (DN) có thể thực hiện quy trình khai báo và đóng phí trên hai Cổng thông tin điện tử gồm Cổng thông tin điện tử của Hải quan TP.HCM và Cảng vụ đường thủy nội địa. Do đó, các DN khi thực hiện thủ tục không mất thời gian, không ùn ứ.
Đối tượng miễn nộp phí gồm Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Phí hạ tầng cảng biển sẽ được thực hiện từ 0 giờ ngày 1-4-2022
Nguồn thu sẽ đầu tư cho công trình hạ tầng xung quanh cảng biển
Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, việc triển khai thu phí trên toàn hệ thống gồm 26 cảng biển ở TP.HCM, ước tính mỗi năm nguồn thu phí khoảng 3.000 tỉ đồng.
Ước tính số tiền thu được sau 5 năm, từ nay đến năm 2025 sẽ bổ sung đầu tư cho 14 dự án. Cu thể, mở rộng đường Nguyễn Thị Định; nút giao thông Mỹ Thủy hoàn chỉnh theo quy hoạch; khép kín đường Vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa (trên Quốc lộ 1); mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường 990 đến Vành đai 2); đầu tư xây dựng mới đường D7 (đoạn từ đường 990 đến đường Võ Chi Công); xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu; xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4 (theo hình thức PPP); mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) theo đúng quy hoạch; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.
Ngoài ra sẽ nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp, nạo vét tuyến đường thủy nội địa, đầu tư xây dựng cảng cạn, cảng thủy nội địa để tăng năng lực khai thác vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực giao thông đường bộ.
"Khoản thu này chỉ bù đắp 1 phần trong kinh phí xây dựng các công trình giao thông (khoảng 16.000 tỉ đồng giai đoạn 2021-2025, chiếm 17% tổng kinh phí dự kiến xây dựng các công trình giao thông 2021-2030 là 93.247 tỉ đồng). Tuy nhiên trong bối cảnh ngân sách thành phố còn khó khăn thì khoản thu sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố", ông An cho hay.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.