Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) làm lễ triển khai thi công tuyến Metro số 2 vào ngày 17/2. Theo kế hoạch, nhà thầu chính của dự án sẽ thi công đường hầm và các nhà ga trong năm 2025.
Lễ triển khai thi công tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến Thành - Tham Lương) được tổ chức tại nhà ga trung tâm Bến Thành, quận 1.
Ông Bùi Anh Huấn, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Vũ Quyền
Ông Bùi Anh Huấn, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu di dời, tái lập công trình cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, biển báo, đèn tín hiệu giao thông vào tháng 12/2023.
Đến nay, công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của tuyến Metro số 2 đã đủ điều kiện để triển khai thi công đồng loạt.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 47.900 tỷ đồng, sử dùng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và vốn đối ứng từ ngân sách.
Dự án Metro số 2 có chiều dài 11,042km (đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng 9,091km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài khoảng 1,951km).
Sơ đồ tuyến Metro số 2 tại TP.HCM.
Hành trình này có điểm đầu tại nhà ga Bến Thành, điểm cuối tại depot Tham Lương (quận 12) bao gồm 9 ga ngầm, một ga trên cao và một depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động.
Dự án đi qua địa bàn của 6 quận gồm quận 1, quận 3, quận 10, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú với tổng diện tích thu hồi 251.136m2; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là hơn 3.700 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 86,69% (508/586 trường hợp).
Trong năm 2024, MAUR sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, gồm giải quyết dứt điểm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, thoát nước) và tuyển chọn tư vấn chung để rà soát thiết kế, xây dựng hồ sơ mỹ thuật.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.