Thủ tướng: Tiền phục vụ sản xuất - kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng
Ngọc Linh
06/08/2024 9:21 AM (GMT+7)
Chỉ đạo về chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng.
Chiều 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành, cơ quan về chính sách tiền tệ.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng, do đó Chính phủ thường xuyên tổ chức họp để điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ sự phát triển của đất nước, người dân, doanh nghiệp, không để xảy ra sai sót, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, sự phát triển chung, đồng thời đảm bảo sự an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia, nhất là khi tình hình có những biến động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ. Ảnh: TTXVN
Theo Thủ tướng, từ nay đến cuối năm tập trung hơn cho tăng trưởng, do đó phải thực hiện cung tiền ra, song việc này phải bảo đảm dòng tiền hướng vào các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, kiểm soát được nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Cho biết, số tiền trong dân gửi trong ngân hàng đạt 15-16 triệu tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta điều hành chính sách tiền tệ tốt, nhất là vấn đề quản lý thị trường vàng, nhưng về lâu dài, phải tính toán bài bản, có giải pháp chống đôla hóa, vàng hóa một cách căn cơ, không để người dân tích trữ đôla, tích trữ vàng mà phải khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, từ đó có thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phục hồi từ cuối tháng 3 và tăng dần qua các tháng, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2023, đến hết quý II/2024 đạt 6% theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cuối tháng 7/2024, dư nợ tín dụng gần 14,33 triệu tỷ đồng, tăng 14,99% so với cùng kỳ 2023 và tăng 5,66% so với cuối năm 2023.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối gặp nhiều khó khăn, thách thức; áp lực lạm phát gia tăng; tăng trưởng tín dụng tại một số địa phương còn thấp; khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng như gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư…
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, việc chọn thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác là chủ trương phù hợp; Ngân hàng Nhà nước thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Chính phủ, tình hình vẫn có nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, phải có giải pháp kiềm chế bằng các công cụ ngân hàng; tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu, phải thúc đẩy nhưng yêu cầu lãi suất cho vay phải giữ, thậm chí giảm cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là nhu cầu vay vốn tăng cao vào cuối năm; nhu cầu ngoại tệ tăng do nhập khẩu tăng; rủi ro, căng thẳng về địa chính trị khó lường, phức tạp; dư nợ tín dụng lớn, song phải đưa vào nền kinh tế, tăng công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân…
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, ngành liên quan nắm chắc, bám sát tình hình; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tới Thượng Hải gần đây, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Ngày 9/5 tới đây, hầm chui tại nút giao An Phú dự kiến thông xe nhằm góp phần giải toả áp lực ùn tắc giao thông cho khu vực TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thị sát tới Thượng Hải gần đây, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Ngày 9/5 tới đây, hầm chui tại nút giao An Phú dự kiến thông xe nhằm góp phần giải toả áp lực ùn tắc giao thông cho khu vực TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.