Hải Phòng thua HAGL, HLV Chu Đình Nghiêm nhấn mạnh ngay 1 điều
HLV Chu Đình Nghiêm không giấu được sự tiếc nuối khi Hải Phòng thất bại 0-1 trước HAGL trên sân Pleiku.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đối với việc sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương vào TP Hồ Chí Minh để tạo lập một thành phố mới thì rừng ngập mặn Cần Giờ và Hồ Dầu Tiếng quả thực như là 2 "kho báu xanh" cho sự phát triển bền vững của một thành phố lớn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh "lá phổi xanh" của thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Rừng ngập mặn Cần Giờ có tác dụng điều tiết môi trường, chống biến đổi khí hậu, chắn gió ngăn bão lũ, cung cấp cho thành phố nguồn thủy hải sản dồi dào và là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách cả nước và quốc tế.
Tính đến nay, Hồ Dầu Tiếng, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam đã bước sang tuổi 41.
Hồ chứa nước Dầu Tiếng có diện tích 270km2, dung tích 1,58 tỷ mét khối nước thuộc địa phận 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh.
Hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam-Hồ Dầu Tiếng có các nhiệm vụ sau
Thứ nhất: Cấp nước ngọt phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Cắt giảm lũ cho vùng hạ du sông Sài Gòn, hỗ trợ tạo nguồn tưới, xả dòng chảy môi trường, cải thiện môi trường và chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và các nhiệm vụ khác.
Thành phố HCM sáp nhập với 2 tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập, có thể TP HCM sở hữu "kho báu xanh" thứ nhất: Hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là một hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á về diện tích mặt nước (khoảng 270 km²) và dung tích chứa nước (khoảng 1,58 tỷ m³).
Hồ nước nhân tạo nổi tiếng này nằm trên địa phận của ba tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Mặc dù, phần lớn diện tích Hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, nhưng đối với một thành phố mới thành lập sau sáp nhập thì việc có một phần diện tích mặt nước hồ cũng là sở hữu một "kho báu xanh".
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và là một trong các hồ nhân tạo có diện tích lớn của Đông Nam Á.
Hồ được hình thành do việc chặn dòng chảy của sông Sài Gòn. Hồ được khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985. Tên gọi "Dầu Tiếng" xuất phát từ tên của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nơi có một phần diện tích hồ.
Dân quanh hồ Dầu Tiếng đánh bắt được nhiều cá tự nhiên, trong đó có nhiều loài cá đặc sản. Ảnh: Minh Phú (TTXVN).
Hồ Dầu Tiếng không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng mà còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mặt hồ rộng lớn với nhiều đảo nhỏ.
Hồ Dầu Tiếng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và đa dạng đối với đời sống kinh tế - xã hội, nông nghiệp và môi trường của khu vực Đông Nam Bộ.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội tỉnh Bình Dương, các tỉnh Đông Nam bộ
-Cung cấp nước sinh hoạt
Hồ Dầu Tiếng là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt của người dân ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và cả TP Hồ Chí Minh. Sau sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP HCM thì Hồ Dầu Tiếng vẫn là nơi cung cấp nước ngọt cho một thành phố mới-thành phố có dân số đông nhất Việt Nam.
-Phát triển du lịch
Với cảnh quan thiên nhiên hữu tình, hồ Dầu Tiếng trở thành một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, cắm trại, câu cá, đi thuyền... góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
-Giao thông thủy
Hồ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa ở một số khu vực.
An ninh quốc gia
Hồ Dầu Tiếng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Hồ Dầu Tiếng, hồ nước nhân tạo, hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam, cũng là một trong các hồ nhân tạo có diện tích mặt nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo danh dách sáp nhập mới nhất, thành phố mới sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương vào TP HCM sẽ sở hữu một phần diện tích hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Binh Duong New City.
Hồ Dầu Tiếng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp, góp phần hình thành nên một phần vành đai xanh của một thành phố mới sau sáp nhập vai trò quan trọng nhất của Hồ Dầu Tiếng.
Nguồn nước ngọt của hồ đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và một phần TP Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi), góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản, cung cấp nguồn thực phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam này có khả năng điều tiết lượng nước, giúp giảm thiểu nguy cơ ngập lụt cho vùng hạ lưu sông Sài Gòn vào mùa mưa. Hồ góp phần cải tạo khí hậu, tạo không gian xanh, điều hòa nhiệt độ cho khu vực.
Hồ có vai trò quan trọng trong việc duy trì dòng chảy môi trường. Hồ Dầu Tiếng thực hiện việc xả nước để duy trì dòng chảy tối thiểu cho hạ lưu sông Sài Gòn, đảm bảo môi trường sống cho các hệ sinh thái dưới nước và ngăn chặn xâm nhập mặn vào mùa khô.
Một khía cạnh khác, hồ Dầu Tiếng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quanh hồ có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật, cần được bảo vệ và phát triển.
Hồ Dầu Tiếng có cả các hòn đảo và rừng xanh bao quanh, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên rất đẹp và đa dạng. Trên mặt hồ Dầu Tiếng rộng lớn có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác, tạo điểm nhấn thú vị cho cảnh quan.
Trong số các đảo ở hồ Dầu Tiếng, nổi bật nhất là đảo Nhím (hay còn gọi là đảo Cò) và đảo Trảng. Ngoài ra còn có thể kể đến đảo Xỉn và đảo Đồng Bò.
Đảo Nhím là một trong những đảo lớn, có vẻ đẹp hoang sơ, cây cối xanh tốt. Du khách có thể đến đây bằng thuyền, cano để tham quan, cắm trại, câu cá và tận hưởng không khí trong lành.
Đảo còn có tên gọi khác là đảo Cò vì trước đây có nhiều cò sinh sống. Đảo Trảng: Thường nhỏ hơn đảo Nhím, mang vẻ yên tĩnh, thích hợp cho những ai muốn tìm nơi thư giãn.
Đảo Xỉn cũng là một đảo có diện tích khá lớn, có địa hình đồi núi thấp và được bao phủ bởi rừng cây xanh. Ngoài ra còn có đảo Đồng Bò-một hòn đảo khác trên hồ.
Các hòn đảo này là điểm đến hấp dẫn cho các tour tham quan bằng thuyền, mang lại cảm giác khám phá những vùng đất hoang sơ, biệt lập giữa lòng hồ.
Xung quanh hồ Dầu Tiếng có cả rừng tự nhiên và các khu rừng phòng hộ. Đó là rừng phòng hộ Núi Cậu. Khu vực núi Cậu gần hồ được bao phủ bởi rừng phòng hộ có diện tích lớn (hơn 3.600 ha), đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho khu vực Bình Dương, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Rừng có nhiều loại thảm thực vật phong phú.
Cảnh quan xung quanh hồ Dầu Tiếng đẹp như phim, là nơi ngắm cảnh thư giãn, là chốn tìm về của những người yêu thiên nhiên. Ảnh: Sunrisehotel.
Khu rừng Kiến An nằm gần hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, có giá trị lịch sử là căn cứ cách mạng. Đây là khu rừng già, có địa hình thuận lợi giữa hai con sông Sài Gòn và sông Thị Tính. Ở một số khu vực ven hồ, đặc biệt là gần suối Trúc, có những khu rừng trúc và các thảm thực vật hoang dã xen kẽ.
Theo các báo cáo về việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, các loài cá như cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép thường được thả với số lượng lớn nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Điều này có thể cho thấy chúng có số lượng đáng kể trong hồ.
Khi nói đến loài cá ngon nhất ở hồ Dầu Tiếng, thì loài cá lăng nha, cá lăng vàng thường được nhắc đến như là những cá đặc sản nổi tiếng với thịt thơm ngon và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, số lượng cá lăng trong hồ Dầu Tiếng đã giảm đi đáng kể theo thời gian do bị khai thác nhiều.
Ngoài ra, các loài cá tự nhiên và cá được nuôi lồng bè như cá mè, cá trôi, cá trắm cỏ cũng được đánh giá cao về chất lượng thịt và là nguồn thực phẩm quan trọng tại khu vực hồ Dầu Tiếng.
Rừng ngập mặn Cần Giờ, còn được gọi là Rừng Sác, là một hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo và có tầm quan trọng đặc biệt. Rừng Sác nằm ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.
Phía Đông rừng ngập mặn Cần Giờ giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang, phía Bắc giáp huyện Nhà Bè, phía Nam giáp Biển Đông.
Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay có tổng diện tích gần 35.000 ha, chiếm 50% diện tích huyện Cần Giờ.
Rừng Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong những khu rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất trên thế giới, năm 2000, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Một góc ảnh về rừng ngập mặn Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP HCM. Sáp nhập tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP HCM để thành lập môt thành phố mới, rừng Cần Giờ vẫn là lá phổi xanh, "kho báu xanh". Ảnh: Southern Institute of Ecology.
Một góc rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: ticotravel.
Nằm ở cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ đổ ra biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò như một "lá chắn xanh" bảo vệ đất liền khỏi tác động của gió bão, triều cường và xâm nhập mặn.
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy quan trọng bậc nhất miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn - Gia Định và tỏa khắp miền Nam.
Theo một tài liệu từ Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM thì vị trí địa lý đặc biệt của Rừng ngập mặn Cần Giờ làm cho số phận của khu rừng này gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của miền Nam nước ta.
Năm 1296, sứ giả Trung Hoa là Châu Đạt Quan trên đường đi sứ Chân Lạp (Campuchia) mô tả đoạn qua cửa biển Cần Giờ xưa như sau: “Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cây cổ thụ, cát vàng và lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào” (Chân Lạp phong thổ ký).
Từ năm 1698 đến năm 1858, rừng ngập mặn Cần Giờ hoang vu (xưa gọi là Rừng Sác Gia Định), dân cư thưa thớt, nhà Nguyễn cho thiết lập một số đồn để canh phòng cửa biển Cần Giờ, chỉ có lính canh và dân buôn bán, đánh cá ven đồn, trồng trọt trên các giồng đất cao ở các làng Cần Thạnh, Đồng Tranh.
Rừng Sác Gia Định xưa có diện tích hơn 160.000 ha, kéo dài từ cửa biển Cần Giờ lên đến vùng Nhơn Trạch và Nhà Bè ngày nay, rừng bị thu hẹp dần theo quá trình khai khẩn đất đai.
Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, xuất bản năm 1818, cho biết ở tổng An Thít và tổng Cần Giờ xưa có nhiều cọp, beo, hươu, nai, khỉ, rùa vàng.
Dưới sông dồi dào hải sản, nhiều loài cá quý hiếm như cá chìa vôi vây dài 8 -10cm, cá đường bụng trắng dài tới 1m, cá mú có con dài tới 1,5m, cá heo, cá sấu, đồi mồi ...
Đặc biệt có cá voi thường giúp đỡ ngư dân, mỗi khi người dân bị đắm thuyền thì dìu họ vào bờ, do vậy nhân dân rất kính lễ và lập đền thờ như vị Thành Hoàng, nay còn đền thờ ở xã Cần Thạnh.
Trong khoảng thời gian từ năm 1776 – 1801, 05 lần kéo quân vào Gia Định dẹp Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều đi bằng đường thuỷ từ Qui Nhơn đến cửa Cần Giờ, theo sông Lòng tàu vào thành Gia Định. Trên dòng sông này đã xảy ra một số trận thuỷ chiến lớn giữa quân Nguyễn Huệ và quân Nguyễn Ánh.
Tháng giêng năm Ất Tỵ (1785), lần thứ 05 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định cũng đi qua cửa Cần Giờ, sau đó hợp với quân trấn thủ thành Gia Định của Trương Văn Đa kéo về Mỹ Tho tiêu diệt 20 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút.
Cây rừng trong rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: ticotravel.
Năm 1858 quân Pháp tấn công Đà Nẵng, âm mưu xâm lược nước ta, nhưng gặp sự kháng cự quyết liệt của quân dân Đà Nẵng, chúng buộc phải chuyển hướng vào đánh chiếm thành Gia Định.
Ngày 10/02/1859 quân Pháp bắt đầu bắn phá pháo đài Phước Thắng ở núi Lại Sơn, Hòn Rái, bờ bắc cửa biển Cần Giờ, sau đó chúng vừa đánh các đồn canh phòng dọc sông Lòng Tàu vừa dò dẫm vượt qua rừng Sác Cần Giờ để tiến vào đánh chiếm thành Gia Định.
Rừng Sác hoang vu, nhiều bất trắc hiểm nguy, người dân trong vùng làm nghề đốn củi, đánh cá, mò cua, bắt ốc thường tụ tập thành từng đoàn ghe để tương trợ lẫn nhau, đã hiệp với quân triều đình tại các đồn dọc cửa biển Cần Giờ chống quân xâm lược, mặc dù tay không đương cự với tàu sắt, súng đồng nhưng đã kìm chân quân Pháp gần một tuần lễ, đánh đắm 01 tàu Pháp tại cửa biển Cần Giờ.
Năm 1863, khi căn cứ Tân Hoà ở Tiền Giang thất thủ, nghĩa quân Trương Định lui về dựng căn cứ tại xã Lý Nhơn, Cần Giờ, đóng tại rạch Trú. Rừng Cần Giờ trở thành chiến khu của nghĩa quân Trương Định, tiếp tục cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng Sác Cần Giờ là một địa chỉ đỏ của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Từ năm 1962 – 1969 rừng Sác Cần Giờ đón 120 lượt tàu thuyền với hàng ngàn tấn hàng hoá chuyển vào phục vụ chiến trường, và từ Cần Giờ những chuyến ghe xuồng của cơ sở cách mạng, bí mật vượt sông Lòng Tàu, Thị Vãi đi vào các chiến khu miền Đông Nam bộ.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ Quốc (30/4/1975), toàn dân bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước.
Du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ có tour đi tham quan, trải nghiệm tại đảo Khỉ-nơi có hàng ngàn con khỉ hoang dã. Ảnh: sinhcafetour.
Năm 1978, Thành Uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định khôi phục lại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Đây quả là quyết định vô cùng sáng suốt của các nhà Lãnh đạo trong bối cảnh Thành phố sau ngày giải phóng với muôn vàn khó khăn, lo toan chồng chất.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo thành phố, nhân dân Cần Giờ nô nức đi trồng rừng, vẫn còn in đậm mãi trong lòng cán bộ và nhân dân, hàng ngàn người dân các xã: Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa, Cần Thạnh và đội viên Thanh niên xung phong các quận nội thành, các nhà khoa học, nhà quản lý bì bõm lội sình cắm từng trái đước xuống “vành đai trắng” Cần Giờ. Lực lượng lao động trồng rừng có khi lên đến 6.000 người.
Đến năm 1998 cơ bản hoàn thành công tác trồng lại rừng tại Cần Giờ, tiếp theo là chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng.
Kết quả sau 30 năm kiên trì trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thành phố Hồ Chí Minh đã khôi phục thành công rừng ngập mặn Cần Giờ.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài động thực vật quý hiếm, bao gồm các loài cây ngập mặn đặc trưng (đước, mắm, vẹt, bần...), các loài chim nước, động vật thân mềm, giáp xác và các loài cá có giá trị kinh tế.
Du khách trải nghiệm bắt thủy sản, bắt cá nước lợ ở rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Cổng Thánh Gióng.
Rừng ngập mặn Cần Giờ cung cấp nguồn lợi thủy sản quan trọng, là nơi khai thác các loài hải sản và nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương.
Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và hệ sinh thái độc đáo, rừng ngập mặn Cần Giờ là một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Lịch sử diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ trải qua nhiều giai đoạn biến động, chủ yếu do các yếu tố chiến tranh, khai thác và nỗ lực phục hồi.
Trước năm 1975, rừng ngập mặn Cần Giờ từng là một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn, có diện tích ước tính khoảng 40.000 - 45.000 ha.
Giai đoạn chiến tranh (1962-1971), trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ bị tàn phá nặng nề do bom đạn và chất độc hóa học (chất da cam). Ước tính diện tích rừng bị mất lên đến 35.000 ha, chỉ còn lại khoảng 5.000 - 10.000 ha rải rác.
Giai đoạn sau chiến tranh (từ 1978 đến nay). Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam, cấp ủy, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã có những chương trình, dự án lớn để phục hồi và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế và cộng đồng địa phương, diện tích rừng đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Hiện tại: Theo các số liệu thống kê gần đây, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ đã đạt khoảng 35.000 ha. Đây là kết quả của quá trình trồng mới, tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng hiệu quả và cũng là bảo bệ lá phổi xanh, "kho báu xanh" của một thành phố mới sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vung Tàu vào TP HCM.
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
HLV Chu Đình Nghiêm không giấu được sự tiếc nuối khi Hải Phòng thất bại 0-1 trước HAGL trên sân Pleiku.
Có 6 tiêu chí làm căn cứ sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định là hai điều kiện then chốt. Các tiêu chí này được quy định ra sao? Liệu các tỉnh miền núi và đồng bằng có sự khác biệt lớn? Những điểm đáng chú ý trên sẽ được làm rõ ngay sau đây.
Được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, làng bún Phương Giai, xã Kỳ Bắc, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn mở ra hướng phát triển bền vững cho làng nghề, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Việc kéo điện lưới quốc gia về các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai đã mang đến sự đổi thay rõ rệt cho diện mạo nông thôn, miền núi của tỉnh. Cùng với niềm vui được thắp sáng điện, phục vụ sản xuất và sinh hoạt, người dân còn được ngành điện và chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Trong không khí hân hoan cùng cả nước hướng đến lễ kỷ niệm trọng đại, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với những chuỗi hoạt động mang tầm cỡ quốc gia, quân và dân cả nước cùng chung một nhịp đập như sống lại một thời hào hùng, linh thiêng “đất nước liền một dải, nong sông thu về một mối”, những khoảnh khắc lịch sử đáng tự hào đó đã ghi dấu ấn vĩ đại trong lịch sử của dân tộc, để lại niềm tự hào cho lớp lớp các thế hệ.
Giá USD hôm nay 28/4: Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/USD, đạt mức 24.960 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng nhẹ 4 VND, bán ra ở mức 26.494 VND/USD.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn đã có công văn khẩn chỉ đạo cấp, ngành trực thuộc, liên quan và gửi tỉnh Kon Tum, về việc chuẩn bị một số nội dung phục vụ xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị của tỉnh sau khi sắp xếp.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, việc làm giả các thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như dầu ăn, mì chính, muối… là một gian dối không thể chấp nhận được.
Nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ Tam Đảo (Vĩnh Phúc), căn biệt thự 484 m2 hoàn thành năm 2020 gây ấn tượng bởi thiết kế khối hộp 3 tầng hài hòa địa hình, mở tối đa tầm nhìn xuống thung lũng.
Lưu Diệc Phi gây tranh cãi khi đọc giấy nhắc tại lễ trao giải Hiệp hội Đạo diễn phim truyền hình Trung Quốc 2025
Nhà ở Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 được cập nhật thêm hơn 230 dự án mới, với nguồn cung hàng trăm nghìn căn hộ, tập trung nhiều tại vùng ven.
Khi mở nắp máy điều hoà, một gia đình ở Quảng Nam hãi hùng khi phát hiện có nguyên một ổ với 7 con rắn trú ẩn trong máy điều hòa.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ca ngợi quân đội nước này được triển khai tới Nga theo một thỏa thuận phòng thủ chung là những anh hùng, cam kết rằng sự hy sinh của họ sẽ được vinh danh vĩnh viễn tại quê nhà, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/4 đưa tin.
Để chuẩn bị cho phương án sáp nhập, tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng đã thống nhất phương án làm mới một con đường kết nối 2 địa phương, trở thành trục chính đô thị của thành phố trong tương lai.
Ngày 30/4 năm nay cũng chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ về giá trị của sự thống nhất và giá trị của hòa bình, độc lập, thống nhất dân tộc. Người Việt Nam, hơn ai hết, hiểu được tầm quan trọng chủ quyền của một quốc gia toàn vẹn lãnh thổ và không bị chia rẽ.
HLV Kim Sang-sik tiếp tục nói ‘không’ với Bùi Tiến Dũng?; Lamine Yamal bị tố bất kính; Onana có thể chuyển tới Saudi Pro League; LĐBĐ Brazil rất muốn ký hợp đồng với HLV Ancelotti; Como chưa liên hệ với De Bruyne.
Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc và Việt Bắc...Chỉ riêng những yếu tố đó đã biến Hòa Bình trở thành vùng đất địa chiến lược, một vùng đất đặc biệt...
Với Đề tài “Quản lý chất thải trong trang trại chăn nuôi lợn theo hướng kinh tế tuần hoàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao”, Nông dân Việt Nam xuất sắc Hoàng Đình Quê đến từ tỉnh Bắc Giang được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao giải Nhất Cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc" năm 2024.
Với mục đích tập hợp hội viên, nông dân trồng rau màu, trong đó có trồng rau ngò gai (rau mùi tàu-một loại rau thơm, rau gia vị) sản xuất tập trung, an toàn, hỗ trợ nhau tìm đầu ra và bảo vệ môi trường, năm 2023, Hội Nông dân phường 7, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) cho ra mắt mô hình Tổ hợp tác Ngò gai hữu cơ ở khóm 6
Nhà khoa học chính trị Mark Galeotti viết trong một bài báo đăng trên tờ báo Anh Sunday Times rằng, Kiev và các đồng minh châu Âu sẽ không thuyết phục được Tổng thống Mỹ Donald Trump cải thiện các điều khoản trong thỏa thuận hòa bình về Ukraine.
Tổng duyệt diễu binh diễu hành, màn bắn pháo hoa tại TP HCM và Hà Nội, hàng loạt chương trình chính luận nghệ thuật chào đón 50 năm ngày Thống nhất đất nước... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Từ nơi từng được coi là “địa ngục trần gian", Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã vươn mình thành viên ngọc quý giữa Biển Đông - nơi lưu giữ ký ức đau thương nhưng đầy tự hào, hòa quyện giữa thiên nhiên và lịch sử hào hùng.
Một vụ cháy vừa xảy ra vào rạng sáng 28/4 ở quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội đã khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương.
Chúng tôi trò chuyện cùng Đại tá Tư Cang trong một buổi sáng đầy cảm xúc, khi ông đã bước sang tuổi 97, nhưng vẫn nhớ rành rọt từng cánh quân, từng thời khắc sống còn trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975.
Trồng một cây cảnh trong sân vào mùa xuân sẽ mang lại sự thịnh vượng, giàu có hơn cho cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Chia sẻ sau vòng 20 V.League, HLV Makoto Teguramori của Hà Nội FC đã yêu cầu các học trò cải thiện những hạn chế của mình trước trận đấu được xem là 'chung kết' của mùa giải gặp Nam Định.
Mặc dù mới bước vào hè nhưng đã có nhiều trường hợp bị chính chó nhà nuôi cắn. Khi bị chó cắn, phải làm gì để phòng tránh bệnh dại?
Phiên giao dịch hôm nay ngày 28/4, thị trường chứng kiến giá dầu thô tăng nhẹ so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Miền Bắc nhiều mây, có mưa vừa, mưa to kèm giông, trời chuyển mát; miền Trung nắng gián đoạn, có nơi mưa rào cục bộ; trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục duy trì hình thái ngày nắng, chiều tối có mưa giông vài nơi, riêng Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt trên 36 độ C.
Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ chỉ ký hiệp định hòa bình khi hiểu rằng Mỹ không còn khả năng viện trợ cho quân đội Ukraine, cựu sĩ quan quân đội Mỹ Daniel Davis cho biết trong bài viết trên tạp chí 19FortyFive của Mỹ.