Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến vào cuối tháng 3 tới đây sẽ đóng cửa sân bay Điện Biên khoảng 6-7 tháng, để triển khai đầu tư mở rộng.
Theo đó, ACV đưa ra kế hoạch hoàn thành thi công giai đoạn 2 công trình hàng rào an ninh vào tháng 6-2023. Hoàn thành công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay vào tháng 12-2023.
Tuy nhiên, ACV cũng chỉ ra một số vướng mắc trong quá trình chuẩn bị đầu tư các hạng mục trên. Chẳng hạn như công tác giải phóng mặt bằng chưa xong, nguồn vật liệu cho thi công dự án (đất đắp, cát) hiện tại rất hạn chế, không đủ trữ lượng cho việc thi công dự án.
Các máy bay nhỏ hạ cánh xuống sân bay Điện Biên. Ảnh: V.LONG
Vì vậy, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên sớm hoàn thiện công tác giải phóng mặt, có phương án bổ sung các nguồn vật liệu nhằm đảm bảo đủ trữ lượng, khả năng cung cấp cho dự án triển khai đúng tiến độ.
Ngày 22-1-2022, dự án đầu tư xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên với tổng mức đầu tư là hơn 1.400 tỉ đồng được ACV, Bộ GTVT và UBND tỉnh Điện Biên khởi công.
Mục tiêu của dự án là nâng cấp hạ tầng sân bay, đáp ứng khai thác được các máy bay Airbus A320, A321 và tương đương, thay vì chỉ khai thác các máy bay nhỏ như trước đó. Đồng thời nâng cấp nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.000 hành khách/năm lên 500.000 khách/năm.
Sân bay Điện Biên được khôi phục từ sân bay Mường Thanh do người Pháp xây dựng. Hiện nay sân bay Điện Biên có 1 đường băng và 3 vị trí đỗ máy bay, nhà ga hành khách được xây dựng năm 2004 có công suất 300.000 khách/năm.
Do hai đầu đường băng vướng núi và hệ thống trang thiết bị hạ tầng đơn giản, sân bay Điện Biên chỉ khai thác được dòng máy bay phản lực cánh quạt loại nhỏ như ATR 72, máy bay phản lực nhỏ như Embraer 190 vào ban ngày trong điều kiện thời tiết cho phép.
Vì vậy, ngày 27-3-2021, Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mở rộng sân bay Điện Biên - sân bay duy nhất trong 6 tỉnh biên giới Tây Bắc của nước ta.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.