Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Nguyễn Thụy
24/04/2024 11:24 AM (GMT+7)
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo 6.7% trước đó, do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, dự báo đã điều chỉnh vẫn cao hơn kết quả của năm 2023 (5,05%). Kết quả quý 1/2024, mức tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5.7% (từ 6.7% trong quý 4/2023). Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng quý 2 xuống 5.3% (từ 6.3%) và quý 3 xuống 6% (từ 7.2%). Nhưng tăng trưởng quý 4 được kỳ vọng phục hồi lên mức 6.7%.
TP. Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế khu vực phía Nam. Ảnh tư liệu
Theo nhóm nghiên cứu kinh tế từ Standard Chartered, thương mại (nguồn tăng trưởng và đầu tư quan trọng của Việt Nam) phải đối mặt những thách thức trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phục hồi bất chấp rủi ro. Doanh số bán lẻ vẫn tăng mạnh trong quý 1.
Standard Chartered cũng hạ dự báo lạm phát năm 2024 từ 5.5% xuống 4.3%, do lạm phát quý 1 thấp hơn dự báo. Ngân hàng này cho rằng lãi suất sẽ được giữ ở mức 4.5% đến cuối quý 3 và có thể tăng 50 điểm cơ bản trong quý 4 trước khả năng lạm phát do thúc đẩy tăng trưởng.
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered
Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế của Standard Chartered phụ trách Việt Nam và Thái Lan, cho biết: “Việt Nam đang nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư thuận lợi và khả năng ảnh hưởng của quan hệ thương mại từ Mỹ-Trung. Nhờ kinh tế đang trên đà phục hồi, chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ sẽ ít cần hỗ trợ hơn”.
Theo ông Tim, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ được cân bằng dựa trên những cải thiện từ yếu tố bên ngoài và dự trữ ngoại hối gia tăng. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sẽ hỗ trợ cho tiền tệ, trong khi nhập khẩu cũng được cải thiện. Standard Chartered dự báo thặng dư tài khoản vãng lai sẽ đạt 3.5% GDP vào năm 2024.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.