Hai ngày, hơn 13 triệu khách hàng hoàn thành xác thực sinh trắc học, có người chưa thể dùng
Minh Thùy (tổng hợp)
03/07/2024 2:28 PM (GMT+7)
Tính đến hết ngày 2/7, số lượng khách hàng đã hoàn thành xác thực sinh trắc học để sẵn sàng thực hiện giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước là hơn 13 triệu.
Hôm nay 3/7 là ngày thứ 3 thực hiện quyết định Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về việc người dùng phải cập nhật dữ liệu sinh trắc học, xác thực bằng khuôn mặt khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng hoặc chuyển số tiền hơn 20 triệu đồng/ngày.
Trước đây, nếu khách hàng không may bị mất thông tin hoặc mất điện thoại, kẻ gian có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản trái phép. Từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng sẽ so khớp thông tin sinh trắc học (khuôn mặt) khi người dùng chuyển tiền để hạn chế việc mất cắp.
Trong 2 ngày đầu áp dụng, nhiều khách hàng đã phản ánh về tình trạng khó kết nối tới hệ thống để cập nhật dữ liệu sinh trắc học. Tuy nhiên, theo thống kê của hệ thống ngân hàng, số khách hàng đã xác thực thành công trong 2 ngày đầu đã vượt 13 triệu người.
Theo các ngân hàng khẳng định, giao dịch của khách hàng vẫn được thông suốt và mọi vướng mắc (nếu có, bao gồm khi quét NFC) đang được các nhà băng nỗ lực xử lý.
Người dùng bày tỏ bức xúc với ứng dụng của 1 ngân hàng khi thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Hôm nay, theo báo Tuổi Trẻ, thiếu tá Trần Duy Hiển, phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an), đã bác bỏ thông tin cho rằng việc khó thực hiện cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng do lỗi chip NFC trên căn cước.
Trả lời báo này sáng 3/7, thiếu tá Hiển cho biết: Khi sản xuất thẻ căn cước công dân gắn chip, Bộ Công an tuân thủ quy trình rất rõ ràng, nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
Ông Hiển nói: "Trong đó đầu tiên thực hiện quy trình nạp dữ liệu vào chip đảm bảo an toàn, bảo mật. Sau khi nạp dữ liệu sẽ trải qua quá trình kiểm thử chip. Việc này để thực hiện kiểm tra chất lượng, hoạt động của chip và các thông tin nạp vào chip đã đúng theo tiêu chuẩn dữ liệu dân cư. Chúng tôi khẳng định tất cả các chip được sản xuất ra, phát hành, chuyển trả người dân đều đang trong tình trạng hoạt động tốt và nạp đầy đủ các dữ liệu của công dân".
Theo ông Hiển, thêm đến thời điểm hiện tại, trung tâm chưa nhận được bất cứ phản ánh nào của người dân về việc không xác thực được sinh trắc học trên app của ngân hàng do lỗi từ chip của căn cước.
Liên quan đến quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán - NHNN cho biết việc triển khai quyết định này đòi hỏi các tổ chức tín dụng và trung gian thanh toán cần rất nhiều nguồn lực, vật lực và nhân lực.
Các trường hợp xác thực sinh trắc học
Từ ngày 1/7/2024, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực sinh trắc học.
Hướng dẫn đăng ký sinh trắc học của Ngân hàng Sacombank. Ảnh chụp màn hình
Nếu chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển khoản trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt.
Nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.
Nếu chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài ngàn đồng.
Cập nhật sinh trắc học xong vẫn chưa thể chuyển khoản
Từ 1/7 đến nay, đã có các trường hợp khách hàng đã cập nhật thông tin sinh trắc học thành công nhưng vẫn chưa thể xác thực được khuôn mặt để chuyển khoản.
Theo phản ánh của báo Tuổi Trẻ, ngày 2/7 app của một số ngân hàng đã chạy mượt hơn sau khi bị lỗi liên tục vào ngày 1/7, nhưng có ngân hàng vẫn bị lỗi. Chị Mỹ Khánh (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết đã đăng ký sinh trắc học một lần và thành công ngay vào chiều 2/7 dù trước đó chị rất trầy trật do app của ngân hàng quá tải.
Ngày 2/7, một số người dân sau khi thực hiện không thành công trước đó đã đến ngân hàng để nhờ hỗ trợ. Trong đó, đông nhất là các điểm giao dịch của Ngân hàng Vietcombank, theo báo này. Tuổi Trẻ cho biết tại điểm giao dịch của Vietcombank trên đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP.HCM, có đông khách đến cung cấp thông tin sinh trắc học ngay từ sáng 2/7.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.