Ghi 1 bàn/7 trận, Tiến Linh khiến HLV Kim Sang-sik 'lo sốt vó'
HLV Kim Sang-sik có lý do để lo lắng về hàng công của ĐT Việt Nam khi Tiến Linh đang thể hiện phong độ thiếu thuyết phục.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Việc thu gom, ủ rác thải thành phân hữu cơ đã góp phần hình thành ý thức của người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải trong một bộ phận gia đình cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Kim Thành. Hơn nữa, khi đã hình thành thói quen nề nếp, tự giác, mô hình thu gom rác thải hữu cơ, xử lý thành phân bón góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới Hải Dương.
Biến rác hữu cơ thành phần bón cho cây trồng
Khi Hội Nông dân xã Tuấn Việt triển khai thí điểm mô hình "Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình" ở chi hội nông thôn Cam Đông, bà Nguyễn Thị Sinh, chi hội trưởng chi hội nông dân nhận tham gia thực hiện thí điểm mô hình.
Khi thực hiện thí điểm, bà được Hội Nông dân cấp trên tập huấn phương pháp phân loại rác thải, kỹ thuật ủ men vi sinh để xử lý rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó, bà còn được hỗ trợ 1 thùng đựng rác, 2 kg chế phẩm vi sinh để xử lý rác hưu cỡ.
Rác hữu cơ được bà Sinh cho vào thùng đựng rác để ủ thành phân bón. Ảnh: Nguyễn Việt.
Bà Sinh về hướng dẫn chồng và các con về việc phân loại rác thải và cách xử lý ủ men vi sinh để cùng thực hiện. Khi phân loại rác, đối với rác hữu cơ sẽ được bà cùng các thành viên trong gia đình mang đổ vào thùng đựng rác, còn rác vô cơ như: túi bóng, đồ nhựa, đồ thủy tinh sẽ được gom vào một chỗ đến lịch mang rác ra cổng để người đi thu gom rác đến mang đi.
Bà Sinh đang giới thiệu công dụng của chế phẩm men vi sinh để xử lý rác cho người dân trong xóm. Ảnh: Nguyễn Việt.
Đối với rác hữu cơ sau khi cho vào thùng đựng rác, cử rác dầy lên 20 cm, bà lại rắc chế phẩm men vi sinh rồi đảo đều, đậy lắp cận thận không để mùi phát tán ra không gian. Đủ thời gian ủ từ 3 – 6 tháng, lúc này rác đã hoai mục thành phân hữu cơ, bà lấy ra cho vào bao trữ để dùng bón cho cây trồng.
Bà Sinh cho biết: Từ khi thực hiện mô hình này, nguồn rác hữu cơ đã được gia đình tôi xử lý thành phân bón dùng vào việc chăm sóc cây trồng, cải tạo đất và góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí trong việc mua phân bón. Tuy nhiên, ý nghĩa lớn nhất đó là góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí cho nhà nước trong việc xử lý rác thải.
Rác hữu cơ được đổ vào thùng đựng, sẽ được bà Sinh rắc chế phẩm men vi sinh để ủ thành phân bón. Mô hình ủ rác hữu cơ thành phân bón đã góp phần thực hiện tiêu chí về vệ sinh, môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Việt
Cũng theo bà Sinh cho biết: Ngoài gia đình bà tham gia thí điểm mô hình, trong chi hội nông dân thôn Cam Đông còn có 19 hộ gia đình khác cùng tham gia mô hình. Chúng tôi cũng lựa chọn mỗi xóm vài hộ tích cực, có ý thức trong việc thực hiện thu gom, phân loại xử lý rác thải để tham gia thí điểm. Để từ đó, tuyên truyền nhân rộng đến các hộ dân ở các xóm.
Phân bón hữu cơ thu được sau thời gian ủ rác hữu cơ được cho vào bao để bón cho cây trồng. Ảnh: Nguyễn Việt.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tuấn Việt (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) cho biết: Đối với xã tôi khi triển khai, chúng tôi đã lựa chọn chi hội nông dân thôn Cam Đông để thực hiện, với 20 hộ tham gia thí điểm mô hình.
Những hộ tham gia mô hình được tập huấn về cách thu gom, phân loại, xử lý rác và cũng được hỗ trợ 1 thùng đựng rác, 2 kg chế phẩm men vi sinh xử lý rác. Nhìn chung, các hộ tham gia thực hiện thí điểm mô hình đều làm tốt việc này. Các hộ sau xử lý rác đã có một nguồn phần bón để chăm sóc cây trồng.
Bà Sinh bón phân hữu cơ được ủ từ rác cho cây trồng. Ảnh Nguyễn Việt.
Từ mô hình, chúng tôi tuyên truyền sâu rộng đến các hộ dân và đã có thêm nhiều hộ dân tự mua thùng đựng rác, mua chế phẩm men vi sinh để thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại gia đình.
Ông Phạm Văn Toán, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Thành cho biết: Năm 2021, chúng tôi triển khai thực hiện thí điểm mô hình này ở 2 Hội Nông dân cơ sở là Hội Nông dân xã Tuấn Việt và Hội Nông dân xã Kim Liên. Qua kiểm tra mô hình chúng tôi thấy hiệu quả rõ rệt, được đảng, chính quyền và cán bộ, hội viên ghi nhận. Từ đó làm cơ sở để chúng tôi triển khai rộng đến các Hội Nông dân xã, thị trấn khác trong huyện.
Bà Sinh vun đất cho cây sau khi rắc phân bón hữu cơ được ủ từ rác. Ảnh: Nguyễn Việt.
Năm 2022, Hội Nông dân huyện Kim Thành tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn nhân rộng mô hình và ra mắt thành lập mô hình "Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại 8 xã, thị trấn, nâng tổng số mô hình toàn huyện lên 12 mô hình tại 10 xã, thị trấn, với tổng số 1.145 hộ hội viên nông dân tham gia, trong đó xã Cộng Hòa 95 hộ, Cổ Dũng 60 hộ, Tuấn Việt 40 hộ, Phúc Thành 10 hộ, Kim Anh 30 hộ, Kim Liên 300 hộ, Kim Tân 20 hộ, Liên Hòa 90 hộ, Đại Đức 500 hộ và thị trấn Phú Thái 20 hộ.
Ông Toán cũng cho biết thêm: Từ đầu năm 2023 có thêm Hội Nông dân 7 xã đăng ký triển khai mô hình. Lúc đó, chúng tôi sẽ đạt 17/18 xã triển khai mô hình. Chúng tôi sẽ nỗ lực, phấn đấu hết năm 2023 đạt 100% xã, thị trấn trong huyện triển khai mô hình thu gom, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón.
Cần "mưa dầm thấm lâu", góp phần xây dựng nông thôn mới
Việc thí điểm mô hình thu được kết quả, mô hình đã được nhân rộng ra nhiều xã, thị trấn của huyện, những mặt tích cực của mô hình đã thấy rõ, tuy nhiên, để lan tỏa sâu rộng đến toàn dân trong huyện Kim Thành lại không dễ dàng, thậm chí khá khó khăn.
Ông Ngô Văn Hàng, hội viên nông dân thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt xử lý rác thải hưu cơ. Ảnh: Nguyễn Việt.
Số xã, thị trấn lan tỏa mô hình để nhiều hộ dân tham gia không nhiều. Chỉ có một số xã như: Xã Kim Liên, năm 2021 khi triển khai có 20 hộ tham gia thí điểm mô hình. Sau đó, thu hút được thêm 280 hộ thực hiện việc phân loại, xử lý rác thành phân bón tại hộ gia đình. Hay như xã Đại Đức đến nay cũng thu hút được 500 hộ tham gia. Còn đa số xã, thị trấn lan tỏa mô hình sâu rộng trong nhân dân còn được ít.
Tìm hiểu được biết nguyên nhân là do: Hiện nay, có nhiều hộ gia đình là vợ chồng trẻ, gia đình ít nhân khẩu lại đi làm công nhân tại các doanh nghiệp nên phát sinh ít rác, đi làm không có thời gian phân loại. Mặt khác, họ căn cứ vào việc đã đóng tiền vệ sinh môi trường hàng tháng đầy đủ, do đó có tâm lý "ngại" phân loại và xử lý rác.
Ông Hàng đảo đều cho rác thấm đều chế phẩm vi sinh xử lý rác. Ảnh: Nguyễn Việt.
Cũng có hộ lại suy nghĩ, khi thực hiện phân loại rác, số lượng rác cần công nhân vệ sinh môi trường thu gom ít hơn nhưng họ vẫn phải nộp tiền rác bằng như khi chưa phân loại rác. Vì vậy, những hộ này không hứng thú khi thực hiện thu gom, phân loại và xử lý rác.
Nhiều hộ có tâm lý "đợi" các cấp hội hay chính quyền địa phương "hỗ trợ" mới thực hiện.
Ông Phạm Văn Toán, Phó Chủ tịch Hội ND huyện Kim Thành cho biết: Nếu "hỗ trợ" toàn bộ thùng đựng rác, chế phẩm xử lý rác cho toàn bộ các hộ dân trong huyện thì kinh phí rất lớn, trong khi hội không có đủ kinh phí. Hội chỉ xây dựng triển khai mô hình và tuyên truyên, vận động để người dân thấy được hiệu quả để hưởng ứng làm theo.
Clip: Nông dân huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình. Thực hiện: Nguyễn Việt.
"Để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về vệ sinh môi trường cần thời gian "mưa dầm thấm lâu". Vì vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến đông đảo hội viên, nông dân về lợi ích của việc thu gom, phân loại, xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình. Khi thay đổi nhận thức người dân sẽ tự giác thực hiện và góp phần xây dựng nông thôn mới xanh-sạch-đẹp" – ông Toán cho hay.
Tỷ phú Bình Dương nuôi gà chuồng lạnh mật độ dày đặc như nuôi cua đồng là chị Lưu Thị Ánh Loan, nông dân tiền tỷ ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương). Chị đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gà chuồnglạnh hiện đại, khép kín, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
HLV Kim Sang-sik có lý do để lo lắng về hàng công của ĐT Việt Nam khi Tiến Linh đang thể hiện phong độ thiếu thuyết phục.
Theo các quan chức địa phương, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào bờ biển Biển Đen đã gây ra tình trạng khẩn cấp.
Theo báo cáo của Chánh án TAND Tôi cao Lê Minh Trí, trong thời gian qua có 20 trường hợp cán bộ ngành Tòa án bị kỷ luật hành chính (khiển trách 10 trường hợp, cảnh cáo 4 trường hợp, buộc thôi việc 6 trường hợp).
Thông tin Hoa hậu Thanh Thủy phải nhập viện, truyền nước sau đêm chung kết Puteri Indonesia 2025 khiến mạng xã hội xôn xao.
Đêm 3/5, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một câu chuyện cổ tích giữa đời thường đã được viết nên bằng tình người và lòng nhân ái. Trong khoảnh khắc cuối cùng của sự sống, một bệnh nhân đã cứu sống 6 bệnh nhân đang cận kề sinh tử nhờ hiến tạng.
Anh Quý, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng bán trứng gà giá trung bình 35.000 đồng/kg, sau khi gà hết tuổi đẻ có thể bán thịt với giá 50.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi tháng trang trại nuôi gà đẻ của anh Quý cho thu nhập 300 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí.
Tôi bắt đầu lo sợ. Không phải vì anh có tình cảm với tôi mà vì tôi cũng không còn vô cảm nữa.
Người dân có nhiều lựa chọn khi đi xe buýt đến tham dự Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam.
Lãi suất cao nhất hôm nay 4/5: Xu hướng hạ lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra, do đó khách hàng nên tham khảo nhà băng có chính sách chi trả lãi suất tốt nhằm tối ưu tiền gửi.
Nam bộ có 3 ngọn núi cao là núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Chứa Chan (Đồng Nai), núi Bà Rá (Bình Phước). Sau 15/9/2025, khi đã sáp nhập với tỉnh Long An, tỉnh mới mang tên Tây Ninh là địa phương có ngọn núi cao nhất Nam bộ. Núi Bà Đen cao 986m, cách trung tâm TP Tây Ninh khoảng 11km hướng Đông Bắc
Rất đông du khách đã đổ về các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại TP.HCM như Địa đạo Củ Chi, Rừng Sác - Cần Giờ, Suối Tiên… trong dịp nghỉ lễ 30/4. Ghi nhận cho thấy khách tại các điểm tham quan này đều đông nghịt.
Không chỉ Việt Nam, Malaysia và Indonesia sẵn sàng hoãn giải VĐQG để đội U22 quốc gia tập trung tranh huy chương Vàng SEA Games 33. Bản thân bóng đá Thái Lan cũng đứng trước sức ép về thành tích, đủ khiến tranh cãi leo thang về khả năng Thai League tạm nghỉ, dồn lực cho chủ nhà đòi lại vị thế số 1 ở bóng đá trẻ khu vực.
Trong ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, người dân từ khắp các tỉnh miền Tây “đội nắng”, lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại TP.HCM học tập, làm việc.
Thị trường lao động được xác định là thị trường trọng yếu của nền kinh tế. Để tăng cường sức mạnh cho thị trường lao động, mới đây Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi một số nội dung để quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập.
Ngay trước mùa cao điểm du lịch, hệ thống giao thông công cộng tại Cát Bà đã được nâng cấp mạnh mẽ, tạo nên sự kết nối liền mạch và tiện lợi cho du khách.
TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) chuẩn bị mở phiên tòa xét xử Lê Thanh Nhất Nguyên - nhân vật trung tâm trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến cơ sở tự xưng Tịnh thất Bồng Lai, còn gọi là Thiền am Bên Bờ Vũ Trụ.
Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.
Vừa qua, VinFast, ngân hàng quốc doanh Bank Negara Indonesia (BNI) và ngân hàng PT Bank Maybank Indonesia Tbk (Maybank) đã ký hợp đồng vay hợp vốn dài hạn trị giá 1,85 nghìn tỷ IDR (tương đương 110 triệu USD) cùng khoản vay mở rộng trị giá 80 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện VinFast tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Nhờ kinh doanh thành đạt nên cuộc sống của Kim Vui dần trở nên khá giả và giàu có, khiến bà không còn thiết tha với nghiệp diễn, hát.
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an TP.HCM (PC07) vẫn đang phối hợp với các đơn vị liên quan bảo vệ hiện trường, lặn mò tìm kiếm thi thể mất tích trên sông Soài Rạp (tuyến hàng hải thuộc huyện Nhà Bè) sau vụ va chạm giữ sà lan chở 900 tấn đá và tàu biển khiến sà lan bị thủng 1 lỗ lớn và lật úp trên sông.
Vicem Bút Sơn cho biết kết quả kinh doanh thua lỗ có nguyên nhân chính đến từ nguồn cung vượt cầu, các nhà sản xuất đua nhau hạ giá thành, phá giá.
“Cùng nhau, chúng ta phủ kín Hàng Đẫy, chiến đấu và chiến thắng, mang vinh quang về cho bóng đá thành Nam”, thông điệp từ CLB Thép Xanh Nam Định trước chuyến làm khách quyết định gặp Hà Nội FC ở vòng 21 V.League 2024/2025 đã thổi bùng tinh thần cuồng nhiệt của người hâm mộ thành Nam.
Năm 2025, đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM. Đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai sự kiện này và là lần đầu tiên Đại lễ Vesak được tổ chức tại TP.HCM.
Sau khi để tái diễn màn bắn hỏa pháo súng thần công tệ hại, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp tục lên tiếng giải thích.
Một người phụ nữ Trung Quốc bị tuyên án 11 năm tù với tội danh cố ý giết người, sau khi lái xe trong lúc trốn chạy chồng đang cầm dao đe dọa và khiến ông này tử vong.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, đã yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định nghiêm túc xem lại sự việc, chấn chỉnh công tác trực viện và rà soát quy trình cấp cứu, xem xét trách nhiệm cá nhân, kíp trực sau vụ việc bác sĩ bị tố thờ ơ, yêu cầu phải nộp đủ tiền tạm ứng mới cấp cứu cho bé 4 tuổi.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang” mang đến cảm xúc thiêng liêng, hào hùng và xúc động cho hơn 15.000 khán giả tại Điện Biên.
Loại cá này tác dụng phòng chống nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, đau tim và rối loạn nhịp tim.
Theo đề án của Chính phủ, hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa sẽ hợp nhất, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Sau khi hợp nhất với tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Khánh Hòa có ngay 10 cái "nhất" cả nước.
Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu. Đó là câu ca dao khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi câu ca dao này đi vào bài hát Bạc Liêu hoài cổ của nhạc sĩ Thanh Sơn, nó được ngân vang hằng ngày trên khắp mọi miền đất nước...