50 năm thống nhất và những mẩu chuyện nhỏ thời hậu chiến
Năm 2023, gia đình tôi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh truy tặng cho ông tôi, nhà văn Bùi Hiển, với các tác phẩm kể về những con người bình thường mà anh dũng trong chiến tranh.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cụ già gần đất xa trời, lấy tiền dưỡng già làm đường giao thông nông thôn
Nói về hiện tượng hiến đất làm đường “trăm hoa đua nở” ở tỉnh Bình Phước, bà Nguyễn Thị Phố – Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước – nói: “Với người nông dân, họ hiểu về nông thôn mới (NTM) một cách đơn giản rằng, NTM là làm đường sá, NTM là xây dựng trường học, là mang điện về làng xã, NTM rất tốt cho người dân, làm đẹp cho lối xóm…
Vậy thôi, chỉ hiểu ngắn gọn thế, nhưng khi địa phương kêu gọi hưởng ứng, người dân hết lòng hết dạ góp công, hiến đất… cùng chính quyền mở đường; hay chung tay làm việc gì đó vì cộng đồng. Xây dựng NTM ở tỉnh Bình Phước là thế đó”.
Ở TP. Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, hơn 5 năm nay, phong trào “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến” đã trở nên phổ biến trong đời sống người dân.
Phong trào này được chính quyền tỉnh Bình Phước phát động, nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người dân, khi nhà nước mở các tuyến đường giao thông nông thôn…
Qua đó, vận động người dân cùng san sẻ gánh nặng với nhà nước, trong công tác đầu tư hạ tầng giao thông; khi vốn đầu tư công còn ít ỏi, không đủ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ông Bùi Văn Hiếu – phó Chủ tịch UBND huyện Phú Riềng - nói: “Thực chất của phong trào trên, chính là một phần của mục tiêu xây dựng NTM.
Ông Hiếu cho biết thêm, chuyện người dân hiến đất, tham gia xây dựng NTM ở tỉnh Bình Phước; theo cách hiểu của họ, thật đơn giản đến kỳ lạ.
Người dân không hiểu sâu xa chủ trương này, chính sách kia một cách “chính quy”, “bài bản” như cán bộ nhà nước. Thấy con đường nào có lợi cho cộng đồng, ích nước lợi nhà, dù ít, dù nhiều, họ sẵn sàng chung tay hỗ trợ.
Đơn cử bà Thân Thị Chính (ngụ ấp An Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản). Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng bà Chính vẫn trích tiền tích cóp, dành dụm dưỡng già để đóng góp 50 triệu đồng, cùng nhà nước làm con đường giao thông nông thôn. Con đường có chiều dài 1,2km đi ngang qua tổ 7, ấp An Sơn.
Chuyện một bà cụ tuổi gần đất, xa trời, lấy tiền dưỡng già để nhà nước làm đường, đã trở thành nguồn cảm hứng trong nhiều hộ dân.
Theo gương cụ Chính, một số hộ dân khác dù rất nghèo, cũng vui vẻ đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn (10 triệu đồng/hộ).
Bà Chính chia sẻ: “Tôi từng gặp nhiều khó khăn khi đi lại trên con đường này. Thậm chí, tôi đã chứng kiến có hai mẹ con ngã xe, xuýt chết trên đườngđầy ổ gà, ổ voi… Nên tôi nghĩ, nhà nước làm đường tốt cho dân đi, mình nên ủng hộ cùng nhà nước làm đường, để mọi người cùng được hưởng lợi”.
Không phải ngẫu nhiên, xã Thanh An - một xã vùng sâu với 28,7 % dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến nay, Thanh An đã khoác lên mình diện mạo mới. Đổi thay rõ nét nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa xanh, sạch, đẹp. Toàn xã có 124,6km đường giao thông (trong đó 120,6km đường nhựa và đường bê tông xi măng cấp C).
Hiến đất, phá vườn tiêu, chặt cao su, dẹp quán cà phê… để nhà nước mở đường
Tương tự, ông Nguyễn Công Lộc (ngụ khu phố 1, phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành) là một trong những điển hình tiêu biểu đã hiến đất để làm mới và mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn.
Năm 2016, tuyến đường Minh Thành - An Long xây dựng thảm nhựa, hoàn thành đưa vào sử dụng và sau nhiều năm, đường đã xuống cấp.
Để sửa chữa lại tuyến đường này, ông Lộc không chỉ vận động bà con hiến đất làm đường. Cá nhân ông Lộc tự nguyện hiến 622m2 đất.
Đồng thời, gia đình ông Lộc tự chặt bỏ vườn cao su 12 năm tuổi, đập bỏ 2 phòng trọ, tháo dỡ quán cà phê đang kinh doanh… và vật kiến trúc khác trước nhà, với tổng trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng, để mở rộng tuyến đường Minh Thành - An Long.
Một nông dân trẻ khác, từ tỉnh Cao Bằng vào sinh sống ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước từ năm 1988 - anh Đàm Văn Doòng. Từ bàn tay trắng, đến nay, anh Doòng đã sở hữu 5ha điều, 2 ha hồ tiêu và 6 ha cao su. Trừ chi phí, tổng thu nhập hàng năm của gia đình anh Doòng đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng.
Anh Dòong hiểu rõ được giá trị của “tấc đất, tấc vàng”. Nhưng, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, khi nhà nước có chủ trương xây dựng tuyến giao thông số 4 - là một trong những tuyến đường trọng điểm kết nối từ đường ĐT 741 vào đường Đồng Phú - Bình Dương, đi qua phần đất của gia đình.
Anh Doòng không đắn đo, hiến gần 8 sào đất và phá bỏ hơn 1.000 gốc tiêu đang thu hoạch, trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng để dự án sớm triển khai. Ngoài ra, với uy tín của mình, anh còn vận động được nhiều bà con trong ấp đồng tình với chủ trương hiến đất mở đường của chính quyền địa phương. Nhờ tấm gương tiên phong của gia đình anh, nhiều hộ dân khác có đất giáp tuyến đường cũng tự nguyện hiến đất, giao mặt bằng cho chính quyền mở đường.
Ông Vũ Xuân Họa (ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP. Đồng Xoài), năm 2019, ông gương mẫu đi đầu hiến đất với diện tích 400m2 và cắt 60 cây cao su và ủng hộ 10 triệu đồng để làm đường.
Từ năm 2022 đến nay, khi có chủ trương làm tuyến đường vành đai 32m (Đường QH số 21), ông Họa tiếp tục hiến cho nhà nước hơn 2.000 m2 đất và tự cưa cắt vườn cao su hơn 15 năm tuổi, bàn giao mặt bằng cho nhà nước, với tổng trị giá thiệt hại ước gần 5 tỷ đồng.
Ông Vũ Xuân Họa chia sẻ: “Nhà tôi có hơn 2 sào cao su nằm trong phần đường vành đai này. Hiện đang cho thu hoạch mủ, thú thực là hiến cũng rất tiếc. Nhưng khi xã đến nhà tuyên truyền, vận động mình cũng thấy được cái lợi.
Có đường đi qua thì nâng cao giá trị đất, người dân đi lại giao thông, làm ăn phát triển kinh tế thuận tiện hơn, thành phố cũng được mở rộng hơn. Nên tôi và gia đình quyết định hiến cho nhà nước để sớm làm đường cho dân đi”.
Xã Tân Thành đã có 35 hộ dân đã đồng thuận và ký biên bản hiến đất, tự nguyện phá bỏ các vườn cao su để bàn giao mặt bằng cho chính quyền san, ủi, làm đường, với tổng diện tích đất đã hiến khoảng 80.000m2 (tức 8 ha), trị giá khoảng 95 tỷ đồng.
“Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến” không đơn thuần là chủ trương lớn của TP. Đồng Xoài. Trong góc độ xây dựng NTM, phong trào là một thành tựu rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng NTM của tỉnh Bình Phước.
Đến nay, TP. Đồng Xoài đã vận động người dân hiến trên 115 ha đất, để mở đường giao thông đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn, với tổng trị giá khoảng 926 tỷ đồng.
Nói như Ông Ngô Hồng Khang – quyền Chủ tịch UBND TP. Đồng Xoài: “Mấu chốt của thành công, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự công khai, minh bạch các đồ án quy hoạch, quyền lợi của người dân hiến đất; thành phố còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm người dân trong việc xây dựng thành phố. Do vậy, trong thời gian tới, phong trào dân vận khéo “Việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến” tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để Đồng Xoài phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn tiếp theo”.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Năm 2023, gia đình tôi vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh truy tặng cho ông tôi, nhà văn Bùi Hiển, với các tác phẩm kể về những con người bình thường mà anh dũng trong chiến tranh.
Tuyết Diêm - làng nghề làm muối ven biển thuộc xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên là một trong những vùng làm muối thủ công lâu đời nhất miền Trung, với lịch sử hình thành hơn 300 năm. Tuy nhiên, hiện nay việc giữ gìn và phát triển nghề làm muối tại làng nghề sản xuất muối Tuyết Diêm đang đứng trước nhiều thách thức.
Có ý kiến cho rằng để hướng tới chức vô địch V.League 2024/2025 và Cup Quốc gia 2024/2025, Thể Công Viettel đang thi đấu không đủ tốt, và đó là lý do đội bóng thay HLV Nguyễn Đức Thắng bằng HLV Popov. Nhưng có vẻ lý luận này không vững trãi.
Từ năm 2025, việc không phân loại rác thải sinh hoạt sẽ khiến các hộ gia đình và cá nhân phải đối mặt với mức phạt hành chính nghiêm khắc. Ngoài ra, hành vi xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định cũng sẽ bị xử lý triệt để. Những chế tài này, được quy định chi tiết trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhằm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành vi của người dân, góp phần nâng cao ý thức phân loại và xử lý rác thải đúng cách ngay từ mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an TP.Hà Nội vừa xử phạt hành chính một người đàn ông đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
NSND Quốc Hưng cho biết ông hạnh phúc khi đứng chung sân khấu với người bạn thân lâu năm trong nghề - NSND Tạ Minh Tâm.
Tiềm năng du lịch Dầu Tiếng (Bình Dương) ẩn chứa vẻ đẹp hoang sơ, đa tầng lớp, từ hồ nước mênh mông, núi rừng thơ mộng đến văn hóa bản địa đặc sắc. Trong đó, bán đảo Tha La – điểm nhấn của du lịch Dầu Tiếng có thể trở thành điểm đến xanh hấp dẫn ở Đông Nam bộ.
7 ngày làm vợ - cả đời làm dâu, đó là câu chuyện của bà Đặng Thị Xơ (ở xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Chồng bà - ông Lê Văn Huỳnh, cách đây 53 năm đã gác bút nghiên cùng hàng chục nghìn sinh viên Hà Nội lên đường nhập ngũ chiến đấu, và ông đã hy sinh tại chiến trường Thành cổ Quảng Trị. Trong bức thư cuối cùng gửi về cho vợ, ông Huỳnh như dự cảm về sự hy sinh của mình, thậm chí ông còn “chỉ đường” để vợ sau này vào chiến trường mang hài cốt mình về.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc rằng Nga đang chuẩn bị các hành động quân sự tiềm tàng dưới vỏ bọc là các cuộc tập trận chung với Belarus vào mùa hè này.
Tôi không thể phủ nhận rằng Xuyến là một người vợ tuyệt vời, nhưng khi nhìn lại, tôi thấy áp lực.
Từ khối sĩ quan tiêu binh danh dự với quân phục trắng tinh khôi, đến lực lượng bộ binh hùng mạnh - những người làm nên chiến thắng lịch sử 30/4, đoàn diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại TP.HCM đã khắc họa rõ nét sức mạnh và tinh thần chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trước khi sáp nhập với Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND tỉnh (ngày 25-4-2025) phát triển cây ăn trái và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030.
Hai trọng tài Malaysia được ban tổ chức V.League mời sang làm nhiệm vụ ở trận cầu được xem là 'chung kết' mùa giải vào cuối tuần này.
Trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4, sân bay Tân Sơn Nhất “căng mình” đón hơn 115.000 lượt khách. Vì vậy, công tác an ninh được ưu tiên để bảo đảm việc di chuyển của người dân và nhiều đoàn khách tới dự lễ diễu binh, diễu hành.
Du học sinh Việt đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và xúc động nơi đất khách nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025).
Nửa thế kỷ kể từ ngày non sông liền một dải, bức tranh kinh tế Việt Nam đã “lột xác” ngoạn mục, khiến thế giới phải kinh ngạc. Từ điểm xuất phát vô cùng khó khăn sau chiến tranh, vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động bậc nhất khu vực, hội nhập sâu rộng với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
"Nhiều bạn trẻ ngày nay hay hát sai lời ca khúc "Bài ca thống nhất" so với phiên bản gốc đầu tiên mà tôi thể hiện", Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền chia sẻ với Dân Việt.
Giữa lòng Đà Nẵng sôi động, tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê sừng sững như một biểu tượng bất khuất của tình mẫu tử và lòng yêu nước. Ít ai biết rằng, bức tượng này được làm từ 7.000 vỏ đạn đồng.
Ở độ tuổi đã ngoài 60, ông Trần Tường, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Cựu chiến binh xã Hán Đà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn đam mê làm nông nghiệp, tiên phong phát triển thương hiệu chè xanh Hán Đà thành sản phẩm OCOP, tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn xã.
Hai dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM đi qua địa phận Đồng Nai được các đơn vị thi công thực hiện xuyên lễ.
Tại tỉnh Hòa Bình, một địa phương giàu truyền thống cách mạng với 74% dân số là đồng bào dân tộc Mường, phụ san Báo Nhân Dân đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thế hệ trẻ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đang triển khai các phương án cấp điện ổn định, an toàn, phục vụ kỳ nghỉ lễ.
Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước là một “dấu son” lịch sử mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. Sau chiến thắng ấy, giao thông được kết nối liền một dải Bắc – Nam.
Nguyễn Văn Việt là thủ môn trẻ triển vọng của SLNA, đã có 8 năm khoác áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.
Chi Pu bất ngờ chia sẻ tư liệu quý giá về ông nội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thởi khắc lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ nam phụ huynh vào trường hành hung, bắt nữ giáo viên đứng giữa mưa khiến dư luận phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại điểm trường Bắc Thắng, thuộc trường Tiểu học và THCS Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
50 năm trước, vào trưa ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp 1 nhà. Bản tin Dân Việt ngày hôm nay xin dành trọn thời lượng để tri ân sự kiện lớn của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với đối với Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Thế Kỷ Mới và Công ty TNHH Công nghệ NHONHO.
Với cách làm lẩu gà lá giang này, bạn có món ngon thơm ngọt từ thịt gà kết hợp cùng vị chua nhẹ của lá giang, cả nhà đều mê.
Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về ngừng bắn Ngày Chiến thắng là khởi đầu cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu ngày 29/4.