Nhiều sàn giao dịch chấm dứt hoạt động, môi giới bất động sản chật vật tìm việc mới
Hồng Trâm
08/03/2023 2:33 PM (GMT+7)
Bức tranh thị trường bất động sản thêm ảm đạm khi ngày càng nhiều đơn vị môi giới chấm dứt hoạt động. Hậu quả, nhân viên các công ty phải chật vật, xoay sở tìm các công việc mới để trang trải cuộc sống.
Dưới ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng và điểm nghẽn pháp lý, sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nhiều tháng qua đã khiến các sàn môi giới lần lượt giải thể, thậm chí có sàn buộc phải dừng hoạt động chỉ sau 8 tháng hoạt động.
Sở Xây dựng TP.HCM vừa công khai thông tin hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Theo đó, cơ quan này cho biết hiện trên địa bàn thành phố có 59 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động, giảm một sàn so với thời điểm giữa tháng 1.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng công bố thông tin chấm dứt hoạt động của 9 sàn giao dịch. Trong đó, ngoài 6 sàn giao dịch được Sở Xây dựng công bố trong tháng đầu năm, cơ quan này cập nhật thêm 3 sàn dừng hoạt động.
Nhiều sàn môi giới bất động sản giải thể vì thị trường đóng băng. Ảnh: H.T
Cụ thể, các sàn này bao gồm: Sàn giao dịch bất động sản Vieland của Công ty TNHH Dịch vụ bất động sản Vieland (quận 3), thành lập tháng 4/2021; Sàn giao dịch bất động sản Goland của Công ty CP Đầu tư Phát triển quỹ đất Goland (quận 1), thành lập tháng 3/2019; Sàn giao dịch bất động sản Kim Cúc Land của Công ty CP Đầu tư Kim Cúc Land (quận Bình Thạnh), thành lập tháng 5/2022.
Trước đó, cuối tháng 10/2022, Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình chấp hành quy định pháp luật của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn TP.HCM nhằm tăng cường kiểm tra, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản; tuyên truyền, hướng dẫn các sàn giao dịch bất động sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong hai tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 550 doanh nghiệp, giảm 62,4% so với cùng kỳ; số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quay trở lại hoạt động khoảng 608 doanh nghiệp, bằng 81,2% so cùng kỳ. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp bất động sản giải thể là 235 doanh nghiệp, tăng gần 20%.
Nhân viên môi giới bất động sản "ngồi trên chảo lửa"
Ngoài số lượng các sàn giao dịch tuyên bố giải thể thì tình hình của các đơn vị môi giới còn lại cũng không mấy "lạc quan" khi có đơn vị hàng tháng trời không bán được hàng.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang trong cảnh cầm cự, gồng lương trả nợ cho nhân viên do dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn, còn môi giới nhà đất thì như ngồi trên chảo lửa vì không có việc làm. Nhiều người cho biết họ phải trải qua kỳ nghỉ Tết kỉ lục vì đến thời điểm hiện tại vẫn có việc làm.
Nhân viên môi giới lao đao tìm việc mới. Ảnh: H.T
Chị Bùi Thị Hiền - nhân viên môi giới công ty A.C (TP.Thủ Đức) cho hay giám đốc một sàn môi giới tại quận 12 (TP.HCM) cho hay mình vừa chuyển nghề bán bảo hiểm vì mấy tháng trời không kiếm được đồng hoa hồng nào từ việc bán nhà đất.
"Trước đây, nhà đất vừa đăng lên là khách hàng ầm ầm gọi đến hỏi giá, đặt lịch đi xem đất rồi chốt mua. Còn bây giờ, môi giới đã bỏ tiền chi phí đăng bài quảng cáo cũng chẳng thấy ai buồn gọi. 3 tháng rồi, tôi chẳng bán được gì. Chán nản quá nên tôi đành chuyển hướng để tìm cơ hội cho bản thân", chị Hiền chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ như trên, anh Trần Hoà (môi giới có kinh nghiệm hơn 10 năm) bộc bạch bản thân đang phải xoay sở vay tiền để lo cho cuộc sống hiện tại. Anh Hoà cho biết môi giới cũng giai đoạn 4-5 năm về trước là nghề hái ra tiền nhưng bây giờ không còn nữa. Giờ ai làm ở công ty có trả lương cố định thì còn cầm cự được chứ những người chỉ hưởng hoa hồng từ việc bán hàng thì đa số đều đã nghỉ hết.
chun
Môi giới là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường tê liệt. Ảnh: H.T
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động TP.HCM cho biết hiện nay có doanh nghiệp giảm từ 60 - 70% lượng nhân sự đi kèm với cắt giảm lương, một số công ty buộc lòng phải cho nhân viên nghỉ. Thị trường bất động sản khó khăn thì nhân sự trong ngành, đặc biệt với tuyến đầu như đội ngũ môi giới bất động sản là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất.
Ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so giai đoạn đầu năm. Do tắc nguồn vốn tín dụng, vốn trái phiếu, vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải tạm dừng triển khai dự án, đóng cửa doanh nghiệp.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.