Nguồn cung bất động sản Bình Dương nhỏ giọt, nhà đầu tư kỳ vọng 6 tháng cuối năm
Gia Linh
11/06/2023 7:00 PM (GMT+7)
Các tháng đầu năm, thị trường bất động sản Bình Dương đang khan hiếm nguồn cung mới khi chỉ có 5 dự án nhà ở với tổng số 2.070 căn đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai.
Thời gian qua, thị trường bất động sản Bình Dương đang chịu nhiều ảnh hưởng từ điểm nghẽn pháp lý, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn cung, số lượng dự án đủ điều kiện mở bán trên thị trường giảm sút.
Hệ luy từ việc nguồn cung dự án sụt giảm là lượng giao dịch, mua bán cũng lao dốc theo. Không bán được hàng, doanh nghiệp lâm vào cảnh thiếu tài chính. Các dự án trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp bị ngưng trệ, nằm đắp chiếu do vấn đề pháp lý và thiếu vốn.
Thị trường bất động sản Bình Dương đang khan hiếm nguồn cung mới. Ảnh: Gia Linh
Theo đó, đầu năm 2023, tỉnh Bình Dương chỉ có 5 dự án với tổng số 2.070 căn đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Được biết, các dự án trên bao gồm: Khu nhà ở Sài Gòn Center (500 căn tại phường Uyên Hưng, TP.Tân Uyên), dự án chung cư Ngôi Sao (1.002 căn tại phường Đông Hòa, TP.Dĩ An); khu nhà ở U&I An Phú (178 căn tại phường An Phú, TP Thuận An); khu nhà ở Thuận An Land (103 căn tại TP.Thuận An) và khu nhà ở U&I Thới Hòa (287 tại căn phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát).
Ngoài ra, tính đến tháng 5/2023, tỉnh Bình Dương có 40 dự án nhà ở thương mại tại Bình Dương, được phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Các dự án này chủ yếu tập trung ở TP.Thủ Dầu Một và TP.Thuận An.
Tổng nguồn cung các dự án trên là gần 6.000 căn, số lượng đã được bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài là 1.623 căn, chiếm gần 30% tổng cung. Trong số này có 480 căn đã được cấp giấy chứng nhận.
Nhà đầu tư mong được khơi thông pháp lý
Nguồn cung hạn chế đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu về chỗ ở của người dân, người lao động tại Bình Dương khi mà tỉnh này vốn là một trong những địa phương tăng trưởng nóng, tỉ lệ dân nhập cư đông.
Theo các chuyên gia, vấn đề pháp lý và dòng tiền là nguyên nhân chính khiến nguồn cung các dự án được tung ra thị trường sụt giảm. Thực tế, nhiều dự án tại Bình Dương đang nằm trong giai đoạn chờ được phê duyệt pháp lý nên chưa được mở bán trên thị trường.
Tỉnh Bình Dương có 5 dự án được phép mở bán từ đầu năm 2023 đến nay. Ảnh: Gia Linh
Trước tình trạng nguồn cung dự án sụt giảm, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có nhiều động thái để tháo gỡ, tạo trợ lực mới cho thị trường sớm phục hồi. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh yêu cầu Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản (Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 13/02/2023) rà soát khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản để giải quyết, tháo gỡ ngay các nội dung thuộc thẩm quyền. Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các quy định pháp luật còn chồng chéo, bất cập, gây cản trở trong quá trình triển khai dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, Tổ phối hợp các cơ quan, đánh giá nguyên nhân, các vướng mắc pháp lý đối với từng dự án cụ thể đã được chấp thuận chủ trương nhưng chưa hoặc chậm triển khai, để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Đồng thời, Tổ tập trung lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt, trong đó, chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với từng đối tượng.
Nhiều động thái gỡ vướng pháp lý từ cơ quan quản lý. Ảnh: Gia Linh
Các chuyên gia cho rằng việc tỉnh tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản là tín hiệu vui, là động lực để doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn bó nhiều hơn, tăng đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Với trợ lực từ các chính sách pháp lý, nhiều người kỳ vọng thị trường 6 tháng cuối năm sẽ có nhiều khởi sắc.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Bình Dương cho biết vấn đề pháp lý và thị trường ảm đạm khiến đơn vị chưa thể mở bán dự án đúng kế hoạch dự kiến. Nếu pháp lý suôn sẻ, doanh nghiệp đã có thể mở bán dự án căn hộ với quy mô gần 1.000 căn trong nửa sau năm 2023.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.