Đề xuất mới về cấp sổ hồng cho người dân tại TP.HCM
Để hỗ trợ người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Dưới cái nắng chói chang của những ngày đầu tháng 8, sau khi đến đền thờ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần tại làng Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, chúng tôi được ông Hoàng Hùng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thọ Xuân - Yên Định dẫn ra khúc sông Chu, nơi có một khối hợp chất, mà ông và người dân địa phương cho rằng nhiều khả năng đó chính là mộ của bà Phạm Thị Ngọc Trần.
Đền thờ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần ở làng Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Người dân chài lưới ở đây cho biết, vào mùa đông nước sông Chu trong xanh và cạn, có thể chọc sào xuống ở vị trí đó, chỉ độ chưa đầy 1m đã chạm vật rắn có độ dài khoảng 4m, rộng chưa đến 2m. Dù nước sông Chu có cạn, “ngôi mộ” cũng không trồi lên mặt nước.
Đến cuối năm, nước sông Chu trong xanh ai cũng có thể nhìn rõ “ngôi mộ”, sâu dưới mặt nước độ 1-2 gang tay. Bao đời nay người dân vẫn tin rằng đây là ngôi mộ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần nên vào ngày kỵ và các dịp lễ tết, bà con vẫn thường đem hương hoa thả xuống dòng sông thể hiện sự tri ân, khẩn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
“Không ai là không biết đến “ngôi mộ” nằm dưới đáy sông Chu, và khi đến đoạn sông này, đều phải chạy chậm thuyền rồi khấn. Nhiều thuyền bè, máy hút cát qua lại lần đầu nơi đây đều gẫy chân vịt, rồi chết máy”, ông Đỗ Xuân Phương, người dân địa phương cho biết.
Theo nhiều tư liệu lịch sử còn ghi lại cho biết, từ khi dấy nghĩa tại núi Lam Sơn, vua Lê Thái Tổ có ba bà vợ. Người thứ nhất là Thần Phi (tên thật là Trịnh Thị Lữ, người làng Bái Đô, Xuân Bái, Thọ Xuân bây giờ); người thứ 2 là Huệ Phi (tên thật là Phạm Thị Nghiêu) và bà vợ thứ ba là Trần Thị Ngọc Trần (sau này đổi họ thành Phạm Thị Ngọc Trần).
Tương truyền, trong một lần vua Lê Thái Tổ có việc phải sang sông khi trời đã nhập nhoạng tối, bỗng thấy thấp thoáng trong nương dâu, một thục nữ chân quê mang dáng dấp quý phái của giai nhân, sắc sảo mà hiền thục, lời nói nhẹ nhàng, thanh thoát, đáng bậc phu nhân, hoàng hậu.
Lê Lợi hỏi ra mới biết người con gái ấy là họ Trần, húy là Ngọc Trần, người làng Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay thuộc làng Quần Đội, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân), ông liền hỏi cưới làm vợ. Khi Lê Lợi xưng Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghĩa, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian lao nguy hiểm.
Năm Ất Tỵ (1425) Lê Thái Tổ thúc quân vây đánh thành Nghệ An, khi đến cửa Triều Khẩu, lúc nghĩa quân chuẩn bị vượt sông thì trời đang nắng bỗng nổi giông tố mịt mùng, lòng sông nổi ba đào, quân lính, ngựa voi không tài nào qua sông được.
Vương liền cho gọi người cao niên đến hỏi việc. Người dân địa phương cho biết, ở khúc sông này có vị thủy thần là Phổ Hộ trấn giữ, cứ ba năm một lần người dân vẫn bắt một trinh nữ làm lễ vật để cúng dâng. Nay muốn vượt qua sông an toàn tất phải thực hiện việc tế thần theo tập tục cũ.
Đêm ấy gần về sáng, nhà Vương nằm mộng thấy một vị thủy thần đến bên đầu giường bảo rằng: “Tướng quân cho ta một người thiếp, ta sẽ phù hộ cho tướng quân qua sông dẹp được giặc Ngô, dựng nên nghiệp đế!”.
Tỉnh dậy, Vương gọi ba người vợ đến kể lại giấc mộng. Trong khi hai bà vợ đầu còn do dự, phân vân thì bà vợ thứ ba Phạm Thị Ngọc Trần đã đứng ra tự nguyện xin được làm vật tế thần, giúp chồng. Lúc này, con trai của bà là hoàng tử Lê Nguyên Long mới lên 2.
Ngày 24 tháng 3 Ất Tỵ (1425), sau khi giao con cho người hầu chăm sóc, Bình Định Vương đã gạt lệ, lập đàn tế, đưa người vợ vị nghĩa vong thân xuống cho thần sông. Sau khi bóng bà Phạm Thị Ngọc Trần chìm khuất vào làn nước lạnh, kỳ lạ thay, trời đất đang mịt mù phong ba, mặt sông cuộn sóng bỗng lặng phắt, nghĩa quân cùng voi chiến nhanh chóng vượt sông thẳng tiến đến vây đánh hạ thành Nghệ An, rồi thừa thắng đem quân giải phóng một vùng đất đai rộng lớn từ Nghệ An đến Thuận Hóa.
Từ đây làm bàn đạp đưa quân ra Bắc đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi vào cuối năm 1427, lên ngôi vua Lê Thái Tổ, mở ra nền độc lập tự chủ dài lâu, thịnh trị cho quốc gia Đại Việt. Lại nói về bà Phạm Thị Ngọc Trần. Sau khi Lê Lợi kéo quân qua cửa Triều Khẩu đã cắt cử người ở lại, chờ ngọc thể vương phi nổi lên, đưa về làm ma chay mai táng chu đáo.
Nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Hùng chỉ mong có ngày khối hồ lớn nghi ngôi mộ cổ dưới đáy sông Chu sẽ được giải mã
Để đưa ra những chi tiết lịch sử thuyết phục về nghi vấn “vật thể lạ” chính là ngôi mộ cổ của Hoàng thái hậu, nhà nghiên cứu Hoàng Hùng đã lục tìm những tập tài liệu cổ, những ghi chép bằng chữ Hán, những tài liệu ở Viện Viễn Đông Bác Cổ.
Ông Hùng dẫn chứng: Ngày 24 tháng 3 Ất Tỵ (1425), bà Phạm Thị Ngọc Trần hóa thân ở cửa Triều Khẩu và an táng tại Nghệ An.
Vào năm Thuận Thiên, sau khi đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lệnh cho quân lính đưa quan tài bà từ Nghệ An về táng ở Thanh Hóa, khi đến xã Thịnh Mỹ (Thọ Xuân) thì trời tối chưa kịp qua sông nên phải nghỉ lại. Hôm sau chỗ để quan tài bà mối đùn thành mộ nên để táng tại đó và dựng điện Hiến Nhân để thờ phụng.
Đến đời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 10 (1749), vào tháng 8, Thanh Hóa xảy ra một trận lụt lớn, nước sông dâng cao, xoáy lở phần mộ Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần ở Thịnh Mỹ xuống sông, quan tài nổi lên theo dòng nước trôi đến Vụng Hương thuộc làng Hưng Phấn, xã Thọ Hải (Thọ Xuân), quan tài xoay ba vòng rồi trôi về làng Thượng Vôi và định lại.
Đây là những chi tiết có thật được ghi lại trong gia phả họ Nguyễn Mậu ở Thịnh Mỹ. Vì trong trận lũ ấy, mộ Nguyễn Nhữ Lãm và phu nhân cũng bị nước lũ làm lở đất lộ phần quách. Triều đình sai Tả sử quan Nguyễn Khâm Thận về hoàn táng linh cữu Phạm Thái hậu tại làng Thượng Vôi và lập đền thờ gọi là Quốc Thái mẫu linh từ.
Đến năm Bảo Đại thứ 16 (1942), sông Chu đổi dòng, ngôi đền có nguy cơ bị lở xuống sông, nhân dân Thượng Vôi chuyển ngôi đền vào địa điểm ngày nay. Như vậy, trong vòng 325 năm (1425-1749), mộ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần đã ba lần hoàn táng, trong đó có 266 năm mộ phần nằm lại với nhân dân làng Thượng Vôi, xã Xuân Hòa.
Căn cứ những ngôi mộ cổ thời Lê phát lộ trên đất Thọ Xuân, rồi phương thức mai táng các ngôi mộ thời Lê Sơ, quách quan tài bên ngoài bằng ván, giữa các lớp ván được gắn với nhau bằng một lớp nhựa thông dày khoảng 1cm.
Mộ thời Lê Trung Hưng thì bên ngoài quan tài là lớp quách bằng vữa hợp chất, từ thực tế đó nhà sử học Hoàng Hùng cho rằng khối hình chữ nhật nhân dân phát hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước có thể là lớp quách bằng vữa hợp chất của mộ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần.
Trước đó, để tăng thêm những căn cứ, ông Hùng đã nhờ người lặn xuống đáy sông Chu, đục lấy một mảnh của ngôi mộ đem về phơi khô, sau đó nghiền thành bột, đổ vào bát nước và thấy một lớp váng màu vàng nổi lên.
Ông Hùng cho rằng, nếu là đá tự nhiên thì không thể có váng như vậy. Mà đây có thể là một thứ hợp chất được cô lại từ đất sét, mật mía… như mộ của Thái hậu Phạm Thị Ngọc Oanh, mộ vua Lê Huyền Tông ở xã Nam Giang.
Do đó, nếu xét về góc độ nghiên cứu sử thì đây là ngôi mộ thật nhưng xét ở góc độ khoa học khảo cổ thì theo ông Hùng còn phải có sự vào cuộc nghiêm túc của các nhà khảo cổ, những người có chuyên môn về lĩnh vực này. Nếu giải mã được, đây sẽ là một di tích rất có giá trị lịch sử, văn hóa.
Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, lời đồn có một khối hồ ở đáy sông Chu nghi là ngôi mộ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần đã có từ lâu.
Tuy nhiên, để khẳng định đây có phải là mộ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần hay không thì cần có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này nhằm tổ chức khảo cổ, nghiên cứu một cách nghiêm túc.
“Ngôi mộ cổ” ở đáy sông Chu đoạn chảy qua xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) vẫn còn là nghi vấn thú vị và không dễ trả lời, bởi vậy đang chờ các cơ quan chuyên môn, các nhà khảo cổ, những người có chuyên môn về lĩnh vực này giải mã.
Lời đồn có một khối hồ ở đáy sông Chu nghi là ngôi mộ Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần đã có từ lâu. Tuy nhiên, để khẳng định đây có phải là mộ của Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần hay không thì cần có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này nhằm tổ chức khảo cổ, nghiên cứu một cách nghiêm túc.
(Ông NGUYỄN XUÂN HẢI, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
Để hỗ trợ người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã.
Thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) đã có công văn yêu cầu người dân tạm dừng việc san gạt, vận chuyển đất đá trên địa bàn thành phố từ ngày 29/4 đến ngày 5/5.
Giống lúa mới QB19 do Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình nghiên cứu và lựa chọn đã bén duyên trên đồng đất xứ Quảng được nhiều năm. Qua đánh giá cho thấy giống lúa QB19 cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có khả năng chống đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt....
Tuy đã 34 tuổi nhưng trung vệ Dương Thanh Hào vẫn được đánh giá là cầu thủ không thể thay thế nơi trung tâm hàng phòng ngự CLB Thép xanh Nam Định.
Nam nhân viên bán hàng điện tử của Công ty LG ở TP.Huế lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều người để trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Hà Nội chính thức phê duyệt quy hoạch Khu công nghệ cao sinh học quy mô gần 200ha, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghệ sinh học, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Lực lượng Công an ở tỉnh Hưng Yên vừa xử lý trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ UBND xã trên mạng xã hội Facebook.
Theo Nghị quyết mới ban hành, tỉnh Hòa Bình sau khi hoàn thành việc sắp xếp sẽ còn 46 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 42 xã và 04 phường.
Tối 28/4, Tỉnh Đoàn Hòa Bình tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Chiến dịch Hòa Bình (phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hòa chung không khí tự hào và xúc động của cả nước, người dân Thủ đô Hà Nội đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Từ những con phố rợp cờ hoa đến các chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, Hà Nội những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc và khát vọng về một tương lai phát triển bền vững.
Phát biểu tại Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 của chi bộ Phòng Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Lai Châu nhấn mạnh, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ BĐBP tỉnh Lai Châu ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ (Quảng Bình - Quảng Trị) đã hoàn thành hơn 84% khối lượng công việc và đang được đẩy nhanh tiến độ để sớm về đích.
HĐND TP.Hà Nội đã thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ (nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa) đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Loại rau này có tính mát, chứa nhiều chất xơ, nguyên tố vi lượng và nhiều loại vitamin. Nó có tác dụng thanh nhiệt, trừ hỏa, giải độc.
Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “pháo”, ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn) chi hơn 75 tỷ đồng cho an sinh xã hội tại huyện Mang Thít với mục đích được báo cáo “lãnh đạo cấp trên biết” công sức của mình rồi ủng hộ, tạo điều kiện trong việc kinh doanh.
Nam diễn viên Kim Soo Hyun đang đối diện với áp lực lớn khi nhiều công ty quảng cáo đồng loạt đâm đơn kiện, yêu cầu bồi thường với tổng số tiền có thể vượt 10 tỷ won.
TP.Hải Phòng sẽ thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm tra theo chế độ định kỳ. Trường hợp cần thiết, các đoàn sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm.
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
TP.HCM đã chào đón đoàn kiều bào Việt Nam tại Thái Lan về thăm nhân Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đoàn kiều bào sẽ tham gia nhiều hoạt động trong thời gian trọng đại này.
Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Nhân (quê Hậu Giang) thức dậy từ lúc mặt trời vừa ló dạng, họ chạy ghe rong ruổi khắp các nhánh sông ở Cà Mau hành nghề thợ rèn, công việc này đem lại thu nhập từ 500 đến 700 nghìn đồng mỗi ngày cho vợ chồng anh.
Công an thị trấn Thạnh Hóa (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) chốt chặn bắt giữ khi phát hiện 2 nghi phạm liên quan đến vụ giết người chạy xe máy đi trên Quốc lộ N2.
Fanpage chính thức của FIFA mới đây đã bất ngờ đặt tiền đạo Nguyễn Công Phượng với dàn ngôi sao bóng đá lừng danh trên thế giới.
Mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ được tăng mạnh từ năm 2025, bao gồm cả hình phạt tù đối với chủ doanh nghiệp vi phạm. Điều này thể hiện quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc siết chặt quản lý nhằm bảo vệ môi trường. Vậy, từ năm 2025, doanh nghiệp xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường sẽ phải đối mặt với những hình phạt nào? Luật sư sẽ phân tích chi tiết vấn đề này qua góc nhìn pháp lý.
Với "Viết tiếp câu chuyện hòa bình", Duyên Quỳnh đắt show ở nhiều sự kiện lớn. Cô cũng tự đầu tư làm MV cho ca khúc, khẳng định quyết tâm và lòng yêu nghề.
Chương trình máy bay không người lái mở rộng “Drone Line” là kế hoạch “B” cho Kiev trong trường hợp các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột thất bại, tờ The New York Times của Mỹ trích dẫn các nhà phân tích quân sự được phỏng vấn.
Sáng 29/4, phóng viên Dân Việt ghi nhận sân bay Nội Bài tấp nập khách đến làm thủ tục, chuẩn bị lên máy bay đi du lịch hoặc về quê nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Các đại biểu HĐND TP.Hà Nội đề nghị tách riêng Phó Chủ tịch phụ trách đất đai, Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội, Phó Chủ tịch kiêm Chánh văn phòng và Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Trung tâm hành chính công.
Không chỉ “gói ghém” di sản kiến trúc và những câu chuyện lịch sử, khu Quan Văn - Quốc Tử Giám, khu Quan Võ và Thao trường được Sun Group tâm huyết phỏng dựng tại Sun Mega City.
Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam như “vỡ òa” trong sắc màu, âm thanh và cảm xúc, khi hơn 2.000 nhà đầu tư hào hứng tham gia sự kiện “Nhuộm sắc đa chiều” giới thiệu phân khu thấp tầng và dòng sản phẩm căn hộ cao tầng Park Residence thuộc đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam ngày 26/4. Đã có 83% căn hộ Park Residence chốt giao dịch ngay buổi sáng mở bán.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tinh thần yêu nước đã bùng nổ mạnh mẽ trên mạng xã hội, biến không gian số thành một "dòng chảy" đỏ thắm, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.