Lưu Dung tặng thùng gừng, vì sao Càn Long mặt biến sắc nhưng không phạt nổi?
Món quà của Lưu Dung đã chiến thắng tất cả những lễ vật trân quý của các đại thần khác và khiến Càn Long vô cùng hài lòng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
GS. Nguyễn Thiện Nhân (Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh)
Dự báo đại dịch Chính phủ các nước đã phản ứng rất nhanh, mạnh từ đầu năm 2020
Khi dịch Covid-19 nổ ra tại Trung Quốc 01.2020, lập tức Chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt giải pháp tiền tệ và tài chính công để hỗ trợ việc phòng chống dịch, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua hậu quả của dịch.
Đại hội Đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2021-2025 Đảng bộ TP.Hồ CHí Minh
Về chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc từ 16.01.2020 đã cắt giảm lãi suất cho vay 1 năm và 5 năm, sau đó 19.4.2020 lại cắt lãi suất lần thứ 2. Thông qua các hợp đồng mua tài sản có kì hạn của doanh nghiệp và các hỗ trợ vay trung hạn đến 6.2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm khoảng 650 tỉ USD để tăng thanh khoản cho nền kinh tế. Đến 6.2020 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng hỗ trợ cho vay lại và chiết khấu lại với quy mô 254 tỉ USD để cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và lĩnh vực nông nghiệp vay. Ngày 13.3.2020 và 25.5.2020 tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng được giảm.
Về chính sách tài chính công ngày 22.5.2020 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành gói hỗ trợ trị giá 506 tỉ USD để hỗ trợ chính quyền các địa phương chống dịch Covid-19 và giảm thuế cho doanh nghiệp. Ngày 3.6.2020 Chính phủ ban hành gói cứu trợ thứ 2 trị giá 766 tỉ USD để: tăng chi cho chống dịch, sản xuất thiết bị y tế, tăng trả lương thất nghiệp, giảm thuế và bảo hiểm xã hội.
Như vậy, tổng giá trị các hỗ trợ qua giải pháp tiền tệ và tài chính công của Trung Quốc từ 01.2020 đến 6.2020 có giá trị là 2.255 tỉ USD, tương đương hơn 15% GDP của Trung Quốc năm 2020.
Đại dịch Covid-19 đã làm tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm từ 6% năm 2019 xuống còn 2,3% năm 2020, tức giảm -3,7%, HÌNH 1. Những gói tài trợ nói trên đã giúp nền kinh tế phục hồi tăng trưởng trong năm 2021, dự báo ở mức 8,1% so năm 2020. Nợ công của Trung Quốc tăng từ mức 57,1% GDP năm 2019 lên 66,3% năm 2020 và 70,3% năm 2021. Tức là nợ công đã tăng 13,2% GDP trong 2 năm 2020 và 2021, HÌNH 1. Như vậy có thể thấy phần lớn (88%) các gói tài trợ giá trị 15% GDP của Trung Quốc triển khai từ năm 2020 được chi từ nợ công tăng thêm của 2 năm 2020 và 2021 là 13,2% GDP.
Ngày 11.3.2020 Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố: dịch Covid-19 đã mang tính chất đại dịch toàn cầu. Ngày 25.3.2020 Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Hỗ trợ phòng chống Covid và bảo vệ an ninh kinh tế (CARES Act) có giá trị 2.000 tỉ USD, ngày 27.12.2020 Luật sử dụng tài sản (ngân sách) tích hợp liên quan phòng chống Covid (CAA) có giá trị 910 tỉ USD có hiệu lực và ngày 11.3.2021 Luật Kế hoạch cứu trợ Mỹ (ARPA) giá trị 1.900 tỉ USD cũng có hiệu lực.
HÌNH 1: Tăng trưởng GDP và tỉ lệ nợ công/GDP trước và trong đại dịch Covid-19 năm 2020 – 2021 của Trung Quốc
Như vậy trong 1 năm, chính quyền Mỹ đã thông qua 3 đạo luật để tăng cường năng lực phòng chống Covid-19, bảo vệ đời sống của người dân, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ y tế, giáo dục, giao thông vận tải với tổng giá trị 4.810 tỉ USD, tương đương 23% GDP năm 2020.
HÌNH 2: Tăng trưởng GDP và tỉ lệ nợ công/GDP trước và trong đại dịch Covid-19 năm 2020 – 2021 của Mỹ
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm từ 2,2% năm 2019 xuống -3,5% năm 2020, HÌNH 2, tức giảm -5,7%.
3 gói tài trợ cực lớn của Mỹ từ 3.2020 đến 3.2021 dự báo sẽ làm kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng ở mức 7% so 2020, HÌNH 2. Trong năm 2020 và 2021, nợ công của Mỹ đã tăng từ mức 108,2% GDP năm 2019 lên 134,56% GDP năm 2021, tức là tăng 26,3%, HÌNH 2. Như vậy thực tế phần lớn gia tăng nợ công này (87,5%) là dùng để chi cho 3 gói tài trợ trị giá 4.810 tỉ USD, bằng 23% GDP 2020 của Mỹ.
Từ HÌNH 1 và HÌNH 2 ta thấy, tuy 2 nền kinh tế của Trung Quốc và Mỹ tính chất khác nhau, đặc điểm hệ thống xã hội khác nhau, song cách chính phủ ứng xử với đại dịch Covid-19 rất giống nhau về mặt sử dụng sức mạnh tài chính của Nhà nước để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, củng cố hệ thống y tế, bảo vệ năng lực của nền kinh tế. Chính phủ của 2 nước đều ứng xử theo nguyên tắc:
"Khi dự báo kinh tế sẽ suy giảm mạnh bởi đại dịch với các hậu quả về kinh tế và xã hội, Chính phủ lập tức triển khai các giải pháp tiền tệ và tài chính công, với quy mô rất lớn, để đảm bảo đời sống cho người dân, giúp doanh nghiệp tránh phá sản, duy trì hệ thống y tế, giáo dục phù hợp với tình hình dịch. Nguồn chi chủ yếu của các gói cứu trợ này là NỢ CÔNG".
Nghiên cứu ứng xử của Chính phủ 18 nước khác: Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Canada, Nhật, Israel, Hàn Quốc, Úc, Nga, Mông Cổ, Brazil, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Indonesia trong việc sử dụng nợ công để đối phó với đại dịch Covid-19 thì thấy họ đều hành động theo cùng một nguyên tắc như Trung Quốc và Mỹ, có thể được diễn đạt thành Mô hình sử dụng nợ công làm nguồn lực tài chính công chủ yếu để khắc phục thiệt hại kinh tế, xã hội và phục hồi tăng trưởng như sau, HÌNH 3 và BẢNG 1.
Theo đó, khi tăng trưởng kinh tế suy giảm từ mức TT2019 xuống mức TT2020 thì nợ công tăng rất mạnh chỉ trong 1 năm, từ mức NC2019 lên mức NC2020 và sau đó trong năm 2021 tiếp tục tăng lên mức NC2021, HÌNH 3. Dưới tác dụng của các gói hỗ trợ mà chủ yếu chi từ nợ công gia tăng, tăng trưởng kinh tế phục hồi, từ mức TT2020 lên mức TT2021. Số liệu cụ thể về tăng trưởng kinh tế và nợ công bình quân của 20 nước cho các năm 2018 đến 2021 được thể hiện ở BẢNG 1.
BẢNG 1: SUY GIẢM TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN VÀ NỢ CÔNG GIA TĂNG BÌNH QUÂN (HÌNH 3)
Nhóm các nước theo thu nhập | Tăng trưởng năm 2020 so 2019 (TT2020 – TT2019) giảm bình quân (A) | Nợ công năm 2021 so 2019 (NC2021 – NC 2019) tăng bình quân (B) | B/A |
• 6 nước Châu Âu thu nhập cao: Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp | 9,75% | 21,27% GDP | 2,18 |
• 6 nước thu nhập cao ngoài Châu Âu: Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Israel, Hàn Quốc | 4,84% | 21,8% GDP | 4,50 |
• 8 nước thu nhập trung bình: Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Brazil, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippine | 8,0% | 11,24% GDP | 1,40 |
Qua BẢNG 1 ta thấy, để ứng phó với suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2020 so với 2019 bình quân là 9,75%, 6 nước thu nhập cao ở Châu Âu đã tăng nợ công năm 2021 so với 2019 bình quân là 21,27% GDP. Tức là để khắc phục hậu quả của suy giảm kinh tế 1%, bình quân họ phải tăng nợ công thêm 2,18% GDP (B/A BẢNG 1).
Đối với 6 nước thu nhập cao ngoài Châu Âu, tỉ lệ này là 4,5% GDP và đối với 8 nước thu nhập trung bình tỉ lệ này là 1,4% GDP (BẢNG 1).
Chúng ta gọi tỉ lệ tăng nợ công so sánh với GDP để khắc phục hậu quả của suy giảm tăng trưởng kinh tế 1% là "Hệ số chi phí nợ công để khắc phục suy giảm tăng trưởng kinh tế" (Hệ số CPNC để khắc phục SGTTKT).
Hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam bằng chính sách tiền tệ và tài khóa để khắc phục hậu quả dịch Covid-19 và khôi phục tăng trưởng kinh tế
Dịch Covid-19 ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 13.5.2021 khi cả nước có 984 người đang điều trị Covid-19, vượt ngưỡng có dịch của Việt Nam là 976 người (10 người đang điều trị/1 triệu dân). Chỉ sau hơn 4 tháng, dịch Covid-19 đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021 chỉ đạt 1,42%, thấp nhất từ khi Việt Nam công bố số liệu tăng trưởng kinh tế quý (2000). Mức sụt giảm tăng trưởng năm 2020 so với năm 2019 là -4,1% GDP, là mức giảm lớn nhất từ năm 1995 đến nay.
Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ ngày 01.7.2021, Nghị quyết 116 ngày 24.9.2021 và Nghị quyết 28 mới ban hành ngày 01.10.2021 đến nay đã có 18,32 triệu lao động cả nước được hỗ trợ 15.300 tỉ đồng (bình quân 835.000 đồng/người), 9,1 triệu người đã được cấp 136.350 tấn gạo (bình quân 15kg gạo/người). Riêng kinh phí dành để thực hiện Nghị quyết 68 và 28 của Chính phủ là 64.000 tỉ đồng, đến nay đã chi được 15.300 tỉ đồng, bằng 24% kế hoạch.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kinh phí cho các gói hỗ trợ đã và đang được chuẩn bị năm 2021 là khoảng 10 tỉ USD, tương đương hơn 2% GDP.
Như vậy với mức suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2020 so với 2019 là 4,1%, thì mức chi để khắc phục hậu quả suy giảm kinh tế và các vấn đề xã hội do dịch Covid-19 gây ra là khoảng 0,55% GDP cho 1% suy giảm tăng trưởng GDP. So với Hệ số CPNC bình quân để khắc phục SGTTKT do Covid-19 gây ra ở 8 nước có thu nhập trung bình, BẢNG 1, là 1,4% GDP cho 1% suy giảm tăng trưởng, thì mức chi của Việt Nam chỉ bằng khoảng 40%.
Do Quốc hội không có chủ trương sử dụng nợ công để chi khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 năm 2020 và 2021, chỉ tiêu bội chi ngân sách 2 năm 2020 và 2021 là 3,44% GDP và 4% GDP nên tổng kinh phí Chính phủ có thể huy động cho việc này chỉ có thể ở mức khoảng 2% GDP. Nợ công của Việt Nam 3 năm 2019, 2020, 2021 hầu như không thay đổi, HÌNH 4.
HÌNH 4: Tăng trưởng GDP và tỉ lệ nợ công/GDP trước và trong đại dịch Covid-19 năm 2020 – 2021 của Việt Nam
Thách thức đối với kinh tế Việt Nam 2021 và 2022 từ xem xét chính sách ứng phó với hậu quả dịch Covid-19 của 20 nước
Khảo sát cách 20 nước ứng phó với hậu quả của đại dịch Covid-19, chúng ta thấy về cơ bản nội dung các giải pháp của họ và của Việt Nam là giống nhau, song có 4 điểm khác biệt nổi bật:
1. Các gói hỗ trợ của họ đều đưa ra rất sớm, từ đầu 2020, sau đó liên tục được bổ sung cho đến đầu 2021, còn của ta triển khai chủ yếu vào giữa năm 2021.
2. Tốc độ triển khai các giải pháp của họ rất nhanh, các gói giải pháp hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ (01.7.2021) đến nay mới chi được 24% kinh phí.
3. Đối tượng được hỗ trợ của họ rộng, chi tiết, đặc biệt hỗ trợ người dân, người lao động, trẻ em, doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tự kinh doanh, trường học, bệnh viện, hoạt động văn hóa và phi lợi nhuận, doanh nghiệp ngành dịch vụ ăn uống, các nhà hàng, siêu thị, doanh nghiệp vận tải, công nghệ thông tin, doanh nghiệp lớn có cơ chế hỗ trợ riêng. Đặc biệt là Chính phủ có nguồn tài chính công (nợ công) để hỗ trợ tài chính giúp các Bang, thành phố thiếu hụt ngân sách do người đóng thuế (doanh nghiệp, người lao động) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
• Hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp: cho vay, mua các trái phiếu của doanh nghiệp, trả 80% lương của người lao động phải làm việc ít thời gian, giảm thuế, lùi thời hạn nộp thuế, trợ cấp (không phải hoàn trả) cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh tế cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ tiền thuê đất, thuê văn phòng, trả tiền người lao động nghỉ ốm vì phải cách ly Covid-19 tại nhà, bù chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
• Trợ cấp cho người dân (Nhật: 930 đô la một người; Anh: 3.080 đô la một người nếu thu nhập dưới 61.600 đô la/năm; Mỹ: 2.000 đô la một người trong 2 năm nếu thu nhập dưới 75.000 đô la/năm), hỗ trợ trả tiền nhà (Mỹ: 21 tỉ đô la).
• Hỗ trợ người thất nghiệp (Mỹ: 300 đô la/tuần, tối đa 18 tháng).
• Hỗ trợ nhân viên y tế trực tiếp chống dịch Covid-19 (Nhật: 1.860 đô la cho 1 người).
• Hỗ trợ cha mẹ nuôi trẻ (Đức: 337 đô la/trẻ; Mỹ: giảm thuế của cha mẹ 3.000 đô la mỗi năm cho mỗi người con dưới 18 tuổi)
• Trợ cấp cho người vô gia cư (Mỹ: 5 tỉ đô la).
4. Quy mô các gói hỗ trợ của họ rất lớn, qua việc sử dụng nợ công, còn của Việt Nam nhỏ hơn đáng kể, đặc biệt không dùng nợ công để có nguồn hỗ trợ.
Các gói hỗ trợ chống dịch và khắc phục hậu quả kinh tế và xã hội của dịch ở Trung Quốc có giá trị bằng 15% GDP năm 2020; ở Mỹ bằng 23% GDP 2020; ở Nhật bằng 59% GDP; ở Đức bằng 26% GDP; ở Anh bằng 21,2% GDP; ở Hàn Quốc bằng 15,5% GDP; ở Úc bằng 17,9% GDP; (giá trị các gói hỗ trợ ở Việt Nam khoảng 2% GDP).
Triết lí sâu xa của việc 20 nước này dành một nguồn lực ngân sách rất lớn được tăng cường bởi nợ công để chi cho người dân và doanh nghiệp khi có đại dịch là: Việc chi lớn từ ngân sách lúc này không phải là mất mà là được: được ổn định cuộc sống của người dân và gia đình họ, ổn định xã hội, bảo vệ được năng lực kinh tế của đất nước ở mỗi doanh nghiệp, do đó khi hết dịch tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể nhanh chóng hoạt động trở lại, đem lại tăng trưởng cho đất nước và nguồn thu cho ngân sách.
Ở Việt Nam, thực tế chúng ta không theo mô hình ứng phó với suy thoái kinh tế của 20 nước này, trong đó có Trung Quốc và 4 nước ASEAN. Với suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 2020 là -3,7% GDP, còn ít hơn của Việt Nam (-4,1% GDP) nhưng Trung Quốc đã triển khai các gói hỗ trợ lớn hơn Việt Nam rất nhiều (tính theo giá trị % GDP) qua sử dụng nợ công, HÌNH 3 và 4. Năm 2019 nợ công của Trung Quốc là 57,1% GDP, của Việt Nam là 55,4% GDP, nhưng năm 2021 nợ công của Trung Quốc là 70,3% GDP (tăng 13,2% GDP), còn của Việt Nam là 55,6% GDP (tăng 0,2% GDP). Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng từ 2,3% vào 2020 lên 8,1% năm 2021 (tăng 5,8%), còn của Việt Nam dự kiến tăng từ 2,9% lên 3 – 3,5% (tăng 0,1 đến 0,6%), HÌNH 1 và 4.
Câu hỏi đặt ra là: Vậy năm 2021 và 2022 Việt Nam có cần một gói hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với các gói đang triển khai (khoảng 2% GDP) để cuối năm 2021 và năm 2022 phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế, hay tiếp tục không sử dụng nợ công như nguồn tài chính công chủ yếu để phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nếu Việt Nam quyết định không dùng nợ công để hỗ trợ người lao động, người dân (mất thu nhập), các doanh nghiệp, như đã làm 2 năm qua, thì chúng ra cần dự báo một cách rất thận trọng hậu quả đối với tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội 2021, 2022, 2023. Nếu chúng ta quyết định sử dụng nợ công để có nguồn lực tài chính công lớn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và nền kinh tế theo kinh nghiệm của 20 nước, thì tháng 10.2021 Chính phủ phải trình Quốc hội cho phép làm việc này, vì nó trái với Luật quản lý nợ công 2017. Theo đó nợ công chỉ được chi cho đầu tư phát triển, còn chi hỗ trợ người dân thiếu thu nhập, công nhân mất việc làm, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản không phải là đối tượng chi được Luật cho phép.
Trần nợ công của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được Quốc hội quy định là 65% GDP, còn giai đoạn hiện nay 2021 – 2025 là 60% GDP. Như vậy với mức nợ công hiện nay khoảng 55,6% GDP, chúng ta chỉ có thể tăng nợ công thêm khoảng 2,5% GDP (cần dự trữ khoảng 2% GDP trước khi đạt trần để có thể ứng phó với các tình huống bất ngờ trong tương lai). Năm 2020 và 2021, 4 nước ASEAN Indonesia, Philippine, Thái Lan và Malaysia đã tăng nợ công thêm từ 9,8% GDP (Malaysia) đến 14,9% GDP (Philippine và Thái Lan), còn bình quân 8 nước có thu nhập trung bình, BẢNG 1, tăng 11,24% GDP. Từ thực tế này và điều kiện của Việt Nam, tôi đề nghị nên tăng nợ công thêm khoảng 6,5% GDP (bằng 2/3 mức tăng của Malaysia (9,8%) và bằng 51% mức tăng bình quân của 4 nước ASEAN), tương đương 22 tỉ USD, để có nguồn hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua suy thoái kinh tế chưa từng có ở nước ta từ 1995 đến nay. Lúc này, Hệ số CPNC để khắc phục SGTTKT bằng 1,58% GDP, tương ứng bình quân của 8 nước có thu nhập trung bình, BẢNG 1. Tổng nợ công sẽ là 62,1% GDP, còn dự trữ khoảng 3% GDP trước khi chạm trần nợ công 65% GDP. Để làm được điều này, như kinh nghiệm của CHLB Đức năm 2020, Quốc hội cần có Nghị quyết cho phép tăng trần nợ công từ 60% lên 65% GDP trong một số năm (ví dụ 3 năm). Sau đó, trần nợ công trở về mức 60% GDP.
Về nguồn vay nợ công 510.000 tỉ đồng (22 tỉ USD) phương thức dễ làm và an toàn hiện nay là Chính phủ phát hành trái phiếu có kì hạn và Ngân hàng Nhà nước mua, trên cơ sở dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là 100 tỉ USD. Đây là cách mà nhiều nước đã làm trong 2 năm 2020 – 2021 để có nguồn nợ công phục vụ phòng chống Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế (Nhật Bản, Anh, Canada, Úc).
Hai năm liên tục 2020, 2021, chúng ta phải đối mặt với dịch Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng chưa từng có, tăng trưởng kinh tế 2 năm liên tục dưới 4% là điều chưa từng có trong 25 năm qua. Theo kinh nghiệm của 20 nước ở 4 châu lục, tình huống này đòi hỏi giải pháp chưa từng có: tăng nợ công đủ lớn, sử dụng nợ công như nguồn lực tài chính công chủ yếu để khắc phục nhanh hậu quả của dịch Covid-19 và phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết 08-NQ/ĐUBTC về phân công, phân cấp công tác tổ chức và tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ.
Món quà của Lưu Dung đã chiến thắng tất cả những lễ vật trân quý của các đại thần khác và khiến Càn Long vô cùng hài lòng.
Nhờ tính cách tốt, 4 con giáp lọt vào "mắt xanh" của quý nhân, nhận sự trợ giúp quý giá, con đường kiếm tiền trở nên dễ dàng hơn.
Công an phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã mời người đàn ông chặn đầu xe ô tô, bẻ cần gạt nước và liên tục chửi bới gây xôn xao dư luận đến làm việc. Người đàn ông cho biết, hành vi của mình bộc phát trong lúc nóng giận.
Hôm 4/5 vừa qua, HLV Mai Đức Chung đã công bố danh sách triệu tập ĐT nữ Việt Nam nhằm chuẩn bị cho các nhiệm vụ quốc tế quan trọng của năm 2025. Danh sách gồm 25 gương mặt và không có cái tên Việt kiều này. Thế nhưng chiều 6/5, một cầu thủ Việt kiều bất ngờ xuất hiện trong buổi tập của ĐT nữ Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều nhà nông ở Cà Mau đã mạnh dạn tham gia vào các Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX)… để tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế thấy rõ; trong khi sản phẩm làm ra được thu mua với giá cao, còn chất lượng sản phẩm thì không ngừng được nâng lên.
Lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Nha Trang cho biết, cơ quan chức năng sẽ có quyết định xử phạt chủ nhà hàng H.Đ ở phường Vĩnh Nguyên, Nha trang bị du khách tố "chặt chém".
Trước khi sáp nhập tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, TP Hải Phòng có Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng được cả nước biết tên. Ông từng giữ các chức vụ như Giám đốc, Phó Cục trưởng, Phó chủ tịch.
Một thầy giáo sáng nào cũng đứng trước cổng trường để chào đón học sinh khiến phụ huynh lập tức lấy điện thoại ra quay lại khoảnh khắc gần gũi, cảm mến này. Đó chính là thầy Vũ Văn Bền, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.
Nông dân trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại kết hợp với chăn nuôi theo hướng vườn - ao - chuồng (VAC) đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nhằm thoát nghèo bền vững.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, ba xã Quảng Lưu, Quảng Thạch và Quảng Tiến của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình sẽ sáp nhập thành xã mới mang Trung Thuần. Tên xã mới không chỉ đơn thuần là một danh xưng, mà còn thể hiện sự tri ân, tôn vinh một địa danh lịch sử hào hùng – Chiến khu Trung Thuần...
Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
Những năm qua, nông dân ở huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) đã chú trọng đa dạng hóa mô hình phát triển kinh tế, trong đó có việc tận dụng diện tích ao, hồ trên địa bàn để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi con đặc sản như cá diêu hồng, cá lăng đuôi đỏ, ốc bươu đen (ốc nhồi).
Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng nhất cao quý là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam và Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước trong tương lai.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500.000 tỷ đồng với mục tiêu ưu tiên lĩnh vực hạ tầng và công nghệ nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững.
Dưới thời Nguyễn, việc tinh giản đội ngũ quan lại là một trong những chủ trương, biện pháp được các vua tiến hành thường xuyên.
Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày tấn công một tài xế khác khi xảy ra va chạm giao thông.
Khi dự án mở rộng tuyến đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) còn chưa hoàn thiện, hàng loạt công trình nhà ở với diện tích nhỏ hẹp, hình thù méo mó đã nhanh chóng xuất hiện dọc hai bên đường.
Quen nhau qua nhóm “Hội vỡ nợ thích làm liều” trên Facebook, hai đối tượng bàn bạc rồi ra tay cướp khoảng 16 cây vàng và điện thoại của một chủ nhà nghỉ ở Hà Nội.
Hôm nay (6/5), sau khi đến gia đình cháu Nguyễn Ngọc Bảo Trân (SN 2010 - nữ sinh tử vong trong vụ tai nạn giao thông ngày 4/9/2024 tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) làm việc, Cục Điều tra hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã tiến hành kiểm tra hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Chính phủ Vương quốc Anh đang âm thầm chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự trực tiếp bất ngờ từ Nga, bằng cách cập nhật lại kế hoạch phòng thủ quốc gia tuyệt mật, theo tờ The Telegraph.
Sáng 6/5, tại Trung tâm huấn luyện VĐV trẻ quốc gia đã tổ chức khai giảng khoá đào tạo HLV cầu lông cấp I quốc gia năm 2025.
Brazil quyết định nhập khẩu trở lại cá rô phi của Việt Nam sau hơn 1 năm đưa ra lệnh cấm. Việc Brazil chính thức dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Trước khi sáp nhập với Đồng Nai, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã chính thức công bố hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Kinh tế đêm đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực giàu tiềm năng này vẫn chưa được khai thác xứng tầm, dẫn đến sự thiếu hụt những trải nghiệm hấp dẫn du khách.
Ngày 29&30/5 tới đây, Hội thảo "Các vấn đề then chốt và giải pháp trong chăm sóc, huấn luyện & phòng trị bệnh cho ngựa trong điều kiện khí hậu nhiệt đới” sẽ được tổ chức tại Học viện Cưỡi Ngựa Vinpearl Vũ Yên.
Ngày 06/05/2025: Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa đạt một bước đi dài tiến gần hơn đến mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán, mở ra một chương mới trong quá trình phát triển bền vững của công ty với những tiêu chuẩn quản trị cao hơn, minh bạch hơn.
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra khoảng 10 giờ 25 phút ngày 6/5 trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã cướp đi sinh mạng của hai bà cháu, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân.
Trao đổi với PV Dân Việt, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định xác nhận, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định vừa xảy ra sự việc người nhà đấm liên tiếp vào mặt nhân viên y tế gây xôn xao.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Một liên minh được đề xuất giữa các đảng tự do và bảo thủ của Đức đã không bầu được thủ tướng trong cuộc bỏ phiếu vòng đầu tiên của quốc hội Đức.