Bắt đầu từ tháng 1/2026, dự kiến giá Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào sẽ thấp hơn so với giá hiện nay vì lượng mua sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là điều bình thường trong thương mại.
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31/12/2025, áp dụng với các loại hình thuỷ điện và điện gió.
Khung giá mới này được áp dụng với các nhà máy vận hành thương mại trong giai đoạn từ 1/1/2026-31/12/2030, theo Quyết định 2647/QĐ-BCT đề ngày 8/10/2024 của Bộ Công Thương.
Mức giá tối đa đối với loại hình nhà máy điện gió nhập khẩu từ Lào là 6,4 cent/kWh (tương đương 1.500 đồng). Để so sánh, mức giá trần hiện nay là 6,95 cent/kWh được áp dụng tới ngày 31/12/2025. Về tiền tệ, 1 USD bằng 100 cent.
Đối với các nhà máy thuỷ điện, mức giá mua cao nhất là 6,78 cent/kWh, giảm từ mức 6,95 cent hiện nay.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ Lào hoàn thành dự án điện gió Monsoon lớn nhất Đông Nam Á. Việt Nam sẽ mua điện gió từ Monsoon. Ảnh: ADB
Theo Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Lào ký ngày 5/10/2016 và mục tiêu phát triển tại Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, quy mô nhập khẩu tối thiểu từ Lào đến năm 2030 khoảng 5.000 MW, tăng thêm khoảng 4.000 MW so với lượng điện đang được mua từ Lào hiện nay.
Theo Quyết định 2647/QĐ-BCT mới nhất nói trên, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện trên cơ sở khung giá mới; dựa trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ và theo cơ chế thị trường, giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm tối đa chi phí phát điện, cạnh tranh so với giá điện tại Việt Nam.
EVN có trách nhiệm theo dõi để kịp thời báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá nhập khẩu điện từ Lào.
Theo đánh giá của EVN, các nguồn điện nhập khẩu từ Lào sẽ tiếp tục góp phần hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn điện cung ứng cho nhu cầu phụ tải tăng thêm hàng năm của Việt Nam.
Theo biên bản ghi nhớ năm 2016 nói trên, Việt Nam mua điện của Lào, chủ yếu là thủy điện, bắt đầu từ năm đó. Từ năm 2023, lượng điện mua từ Lào tăng mạnh so với giai đoạn trước vì tình trạng thiếu điện căng thẳng ở miền Bắc vào mùa khô.
Đến nay, Lào chưa xuất khẩu điện gió sang Việt Nam vì dự án điện gió đầu tiên ở Lào (tên là điện gió Monsoon ở phía Nam của Lào) vẫn còn đang xây dựng.
Dự án điện gió Monsoon với tổng công suất 600 MW và 133 trụ quạt gió là cánh đồng điện gió công suất lớn nhất Đông Nam Á tính tới bây giờ, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - là định chế tài chính đã đứng ra thu xếp một tỷ lệ vốn lớn cho dự án này (tổng vốn đầu tư lên tới 950 triệu USD).
Dự kiến sẽ vận hành thương mại vào quý 2/2025, dự án Monsoon sẽ bán toàn bộ sản lượng điện gió của dự án cho EVN.
Ngày 8/10/2024 tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi làm việc với chủ đầu tư dự án Monsoon về tiến độ của dự án và tiến độ đường dây 500kV từ Monsoon đến Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, lãnh đạo EVN chỉ đạo các đơn vị của EVN hoàn thành đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) vào quý IV/2024.
Đoạn trên lãnh thổ Việt Nam được xây dựng trên địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam với chiều dài khoảng 44,71 km là đường dây 2 mạch, nối từ cụm Monsoon đến Trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.