Hà Nội: Đề xuất 157 khu đất làm dự án nhà ở thương mại theo quy định mới
157 khu đất được Hà Nội đề xuất làm nhà ở thương mại theo cơ chế mới, kỳ vọng tăng cung và tạo chuyển biến trong thị trường bất động sản.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Làng Hành Thiện có tên Nôm là làng Keo thuộc xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Do đất làng ở cạnh sông bị sạt lở nên dân làng phải di cư rồi lập thành hai làng Hành Thiện ở bờ Nam và Dũng Nhuệ ở bờ Bắc sông Hồng.
Làng Hành Thiện nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, có địa thế “lý ngư” - tức con cá chép, bụng chứa nghiên mực. Đầu cá hướng nam về sông Ninh Cơ, nơi có miếu thờ thần Tam Giáp. Đuôi quẫy về hướng bắc có sông Hồng như đang quẫy đuôi ra biển lớn.
Theo giai thoại làng Hành Thiện, vào thời Lê Sơ nhà địa lý Tả Ao đi qua phủ Xuân Trường, đến làng Giao Thủy (tên cũ của làng Hành Thiện). Người dân nơi đây tiếp cụ Tả Ao rất chu đáo, vì vậy khi dân làng ngỏ ý muốn cụ xem cho thế đất của làng thì cụ đồng ý ngay.
Theo lời dân làng truyền lại thì cụ Tả Ao nói rằng: Kiểu đất làng này rất đẹp, chẳng khác gì hình con cá đang quẫy đuôi tung mình ra biển. Chỗ kia là đầu và mình cá, còn cánh đồng kia là khúc đuôi. Sau này kết phát, khúc đuôi đó sẽ nở to dần, do đất phù sa ở con sông bồi vào.
Lại nữa, những con lạch bao bọc quanh làng là mạch nước nuôi sống con cá, quanh năm chẳng bao giờ bị cạn, nhờ đó dân trong làng được thịnh vượng, làm ăn phát đạt, ít bệnh tật ốm yếu.
Chỉ hiềm một nỗi là con cá không có mắt, nên đến giờ làng vẫn không thể phát khoa danh.
Giai thoại cho rằng cụ Tả Ao đã “điểm mắt” huyệt mạch phong thuỷ làng Hành Thiện, tên Nôm là làng Keo, nay thuộc xã xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
Dân làng nghe vậy thì khẩn khoản xin cụ “điểm mắt” cá chép. Cụ Tả Ao liền tìm đúng vị trí huyệt mạch rồi bảo dân làng đào một cái giếng để làm mắt cá. Nước giếng sẽ rất thiêng cần giữ sạch, sau này dân làng sẽ có nhiều người làm quan.
Làng Hành Thiện, tên Nôm là làng Keo có hình con cá chép.
Tính xác thực của câu chuyện trên tuy chỉ là giai thoại, nhưng sự “đại phát khoa danh” của làng thì không thể bàn cãi. Người dân làng kể rằng, từ sau ngày đào giếng nước, người làng ngày càng giàu có, nam thì học hành đỗ đạt, nữ thì khéo léo ươm tơ. Thời nào làng cũng có người đỗ cao và làm quan lớn trong triều.
Đến thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng rất thích ngôi làng này, vì làng không chỉ có nhiều người đỗ đạt, học cao mà người dân nơi đây sống rất chân thật, đôn hậu, chuyên làm việc thiện. Năm 1823, vua tặng 4 chữ sơn son thiếp vàng: “Mỹ tục khả phong” và đổi tên thành làng Hành Thiện.
Người dân lưu truyền câu “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện” ngụ ý phía Đông có làng Cổ Am (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phía Nam có làng Hành Thiện. Hai nơi này đều là địa danh có nhiều người học hành đỗ đạt, văn hay chữ tốt.
Ở Xuân Trường hiện nay vẫn còn câu cửa miệng “đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện” để nói về 2 ngôi làng: Thủy Nhai và Hành Thiện. Thuỷ Nhai là ngôi làng gần đó nổi tiếng về nghề làm đậu phụ, còn làng Hành Thiện thì nhà nào cũng có người đậu tú tài.
Trong lịch sử khoa bảng Nho học thời phong kiến, làng Hành Thiện có 7 người đỗ đại khoa (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Làng có 4 người làm quan Thượng thư, 4 người là quan Tuần phủ, 4 người là Tổng đốc, 23 người làm quan giúp việc triều đình, 69 người làm Tri phủ, Tri huyện, số người đỗ đạt đi làm thầy giáo, thầy thuốc ở khắp nơi.
Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng – người sau này lập Hy Long thư viện.
Người đỗ cao nhất là tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (ông nội cố Tổng Bí thư Trường Chinh) thời vua Tự Đức. Năm 1856 ông thi và đỗ tiến sĩ, đỗ hạng nhì khoa thi năm ấy. Tương truyền quyển thi của ông đáng đậu Hoàng giáp, nhưng phần cuối có lời thẳng thắn can vua thanh sắc tuần du. Vua không thích nên đánh ông xuống đỗ đầu hàng Tam giáp tiến sĩ - tức Tam giáp tiến sĩ đệ nhất danh.
Năm 1861 Ðặng Xuân Bảng giữ chức quyền Tri phủ Thọ Xuân, rồi Tri phủ Yên Bình (Thanh Hoá). Năm 1864, ông làm Án sát tỉnh Quảng Yên, tiếp đến là làm Giáo thụ Phủ Ninh Giang (Hải Dương). Năm 1870, ông được phong chức Tuần phủ Hưng Yên, đến tháng 6/1872 nhậm chức Tuần phủ Hải Dương…
Theo tư liệu khoa bảng, khoa thi Nho học có 2 kỳ thi chính là thi hương tổ chức ở các địa phương, qua được 4 vòng kỳ thi hương sẽ thi hội ở triều đình. Làng Hành Thiện lập kỷ lục khi 42 kỳ thi hương ở Nam Định đều có người đỗ Hương cống.
Ở Hành Thiện có nhiều gia đình có cả cha con đều đỗ đạt như cụ Nhị trường Đặng Vũ Kiểm có ba con đậu Cử nhân, hai con đậu Tú tài. Cụ Đặng Văn Tường có năm con đều đậu Nhị trường, Cử nhân. Nhiều học trò Hành Thiện sớm bộc lộ thông minh và tinh thần hiếu học đã đỗ đạt rất sớm như Đặng Huyến đỗ Tú tài từ năm 11 tuổi, Nguyễn Âu Chuyên đỗ Tú tài năm 19 tuổi, đỗ Giải nguyên (thủ khoa) năm 20 tuổi, đỗ Phó bảng năm 25 tuổi.
Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn vẫn quyết chí học tập và đỗ đạt, như Nguyễn Như Bổng nhà nghèo nhưng đã hai lần đỗ Tú tài, đỗ Cử nhân năm 60 tuổi. Nguyễn Ngọc Liên đỗ Cử nhân nhưng không nhận chức Huấn đạo mà ở nhà học thêm ba năm và thi đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu năm 1889.
Thời thuộc Pháp, trong hoàn cảnh khoa bảng không còn được coi trọng như xưa, làng Hành Thiện vẫn có 51 người đỗ Tú tài đến Cử nhân trở lên. Giai đoạn này làng Hành Thiện cũng đã có một số người du học châu Âu.
Đến thời hiện đại, Hành Thiện vẫn là ngôi làng nổi tiếng học giỏi có người đỗ đạt nhiều nhất Nam Định. Theo thống kê sơ bộ, có đến 88 người được phong hàm Giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và trên 600 người có bằng cử nhân cả trong và ngoài nước.
Nhưng trước hết và trên hết, nhiều người biết đến Hành Thiện là một làng nổi tiếng hiếu học và khoa bảng vinh danh. Nhiều người tại ngôi làng này đã trở thành những trí thức, nhà văn hoá, cách mạng và quân sự danh tiếng, có nhiều đóng góp cho dân tộc và đất nước.
Ðặc biệt là nhà cách mạng Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) đã trở thành lãnh tụ của Ðảng và Nhà nước, từng giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư BCH Trung ương Ðảng.
Làng Hành Thiện được coi là vùng “địa linh nhân kiệt”, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Trong hơn 10 thế kỷ khoa cử Nho học, làng Hành Thiện đã có hàng trăm người đỗ đạt nổi danh. Chỉ riêng trong thời Nguyễn, làng Hành Thiện đã có 88 người thi đỗ cử nhân trở lên, trong đó có 7 người đỗ đại khoa, đứng đầu cả nước về khoa bảng, vượt trên cả làng Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) với 42 người thi đỗ.
Khi bàn luận về làng Hành Thiện, cho đến nay đa số người dân ở Nam Định đều cho rằng ngoài tinh thần hiếu học, người Hành Thiện còn được thế đất “cá chép vượt vũ môn” phù trợ. Xung quanh làng là những con sông bao bọc, bởi vậy mà học trò Hành Thiện như cá gặp nước, thả sức vẫy vùng trong biển học.
Người làng Hành Thiện nổi tiếng hay chữ, đỗ đạt khoa danh.
Lại có người cho rằng làng Hành Thiện ở giáp khu đất có hình cây bút lông, ngọn bút hướng về làng Hành Thiện. Ở làng Ngọc Cục gần đó lại có khu đất trũng ngập nước hình chiếc nghiên mực. Vì có sẵn bút nghiên nên người Hành Thiện học hành tấn tới, đỗ đạt dễ dàng.
Tuy nhiên, điều dễ thấy và thuyết phục nhất khiến học trò Hành Thiện đỗ đạt là bởi tinh thần hiếu học và sự bồi đắp của nhiều thầy giỏi, sách hay. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Hành Thiện lúc nào cũng có hơn 10 trường học do các vị khoa mục nổi tiếng giảng dạy.
Ngoài tinh thần hiếu học, người Hành Thiện rất gìn giữ phong tục truyền thống.
Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng sau khi trí sĩ, về làng mở trường dạy học từ năm 1878 tới đầu thế kỷ 20. Ông đã lập ra Hy Long thư viện – nơi chứa sách Hán học lớn nhất Bắc kỳ thời bấy giờ. Ngoài ra còn phải kể đến tủ sách của cụ Phó bảng Đặng Đức Dịch, cụ nghè Nguyễn Ngọc Liên… Nhờ nhiều thầy giỏi và nhờ nhiều sách quý mà học trò Hành Thiện hiểu rộng, biết nhiều, tri thức uyên thâm vang dội thiên hạ.
Truyền thống hiếu học và khuyến học ở Hành Thiện còn rất đặc biệt. Ngoài việc khắc tên tân khoa vào bia Văn chỉ, làng còn coi việc học là một nghề. Bởi vậy, chỉ ở Hành Thiện mới có “nghề học” đúng như câu ca dao: “Sáng trăng trải chiếu hai hàng/Chiếu anh đọc sách, chiếu nàng quay tơ”.
Khi vào lĩnh mũ áo, dự yến tiệc xong, vua hỏi tân khoa tiến sĩ Đặng Xuân Bảng: Người ở nhà học ai? - Tâu bệ hạ, từ thuở bé đến lớn, hạ thần chỉ học cha ở nhà thôi. - Cha ngươi đỗ gì? - Tâu bệ hạ, cha hạ thần đỗ bảy khoa tú tài. Vua liền ban cho bốn chữ “Giáo tử đăng khoa” (Cha dạy con mà con thi đỗ Đại khoa). Sau khi đỗ tiến sĩ, Đặng Xuân Bảng vào làm việc ở Nội các, tham gia chỉnh lý bộ sách “Khâm định nhân sự kim giám”, bàn về đạo trị nước của các bậc đế vương.
Theo nhiều chuyên gia, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý, không để người trồng rừng thiệt thòi.
157 khu đất được Hà Nội đề xuất làm nhà ở thương mại theo cơ chế mới, kỳ vọng tăng cung và tạo chuyển biến trong thị trường bất động sản.
Đại tá, nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt từng là chiến sĩ lái xe tăng 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 (nay là Quân đoàn 12). Đây là Đại đội của các xe tăng 390, 843... đã đánh chiếm, cắm lá cờ đầu tiên trên Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. Ông kể về hành trình xuyên Việt của chiến xa 380 với nhiều tình tiết ly kỳ.
Cenland rẽ hướng sang nhà ở xã hội, đặt mục tiêu doanh thu 4.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ, tăng bằng lần so với kết quả năm 2024.
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh giáp ranh với tỉnh Phú Thọ mới sau sáp nhập sẽ bao gồm: Thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Trong không khí tháng Tư lịch sử, Việt Nam rộn ràng chào đón du khách quốc tế đến chung vui ngày hội thống nhất non sông. Không chỉ tham quan, khám phá văn hóa, nhiều du khách xem đây là dịp đặc biệt để tìm hiểu sâu hơn về hành trình dựng nước, giữ nước của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, kiên cường và không ngừng vươn lên trong kỷ nguyên mới.
Trong bài phát biểu tối 29/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông có ý định tấn công vào lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moscow vào ngày 9/5.
Phiên giao dịch hôm nay ngày 30/4, thị trường chứng kiến giá dầu thô đột ngột suy giảm rất mạnh so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Gần 50 năm về trước, sau ngày giải phóng đất nước năm 1975, chuyến tàu đầu tiên nối liền hai miền Bắc - Nam chính thức lăn bánh vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí những người trong ngành đường sắt.
Nghệ sĩ Nhân dân Minh Châu thổ lộ, bà tràn ngập niềm hạnh phúc trong khoảnh khắc nghe tin đất nước thống nhất.
Liên quan đến vụ ông Nguyễn Vĩnh Phúc (42 tuổi, ngụ ấp Bang Chang, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn) nổ súng bắn người rồi tự sát, tối ngày 29/4, thông tin với phóng viên Dân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan vào cuộc.
Là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ đang có những bước đổi thay mạnh mẽ từng ngày nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ một huyện thuần nông với nhiều khó khăn, Đại Từ đã vươn mình trở thành điểm sáng của tỉnh Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới với những kết quả ấn tượng trên nhiều lĩnh vực.
Nhiều người thức xuyên đêm ở các quán cà phê có view đẹp tại trung tâm TP.HCM để chờ diễu binh 30/4. Cuộc “giành” chỗ không kém phần căng thẳng so với các “khối” trên khắp tuyến đường Lê Lợi, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ…
Cụ ông được đưa đến bệnh viện cấp cứu hồi sinh tim phổi thành công. Các bác sĩ đã phát hiện dị vật lớn trong thanh quản.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về những trận chiến vang dội một thời khói lửa, về giá trị của ngày thống nhất toàn vẹn non sông...
Sau thất bại 0-1 của Arsenal trước PSG trong trận bán kết lượt đi Champions League, HLV Mikel Arteta bày tỏ sự tiếc nuối nhưng cũng khẳng định “Pháo thủ” vẫn có cơ hội lật ngược tình thế.
Mới đây, một video xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ và cản trở công tác cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, Phú Thọ. Luật sư cho biết, dưới góc độ pháp lý, hành vi hành hung bác sĩ và cản trở khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có thể vi phạm các quy định pháp luật. Những hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh để bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và đảm bảo trật tự công cộng.
Chiến thắng! Hòa bình rồi! Thống nhất rồi! Đúng 50 năm trước, ngày 30/4/1975, tiếng reo mừng chiến thắng căng tràn trong lồng ngực mọi người dân Việt Nam trên khắp đất nước từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược và nhanh chóng lan đi khắp toàn cầu...
Sự tỏa sáng của Ousmane Dembele giúp Paris Saint-Germain ‘xóa dớp’ toàn hòa và thua khi đối đầu với Arsenal tại cúp châu Âu.
“Suốt 15 năm làm công việc tri ân các gia đình liệt sĩ, tôi luôn cảm thấy phấn chấn khi có thể gánh vác một phần trách nhiệm của những đồng đội đã hi sinh", Trung tướng Hoàng Khánh Hưng nói.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết trong cuộc họp chính phủ hôm thứ Ba rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng sản xuất khí đốt của Ukraine trong mùa đông đã gây ra thiệt hại tương đương gần 50% tổng sản lượng khí đốt của nước này.
Nghi phạm trộm dùng dao đâm 1 công an trọng thương; con trai 17 tuổi nghi sát hại mẹ ruột; con trai dưới 16 tuổi đi xe máy đâm chết người, bố bị khởi tố... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương mua 50 tàu bay thân hẹp theo hình thức không cấp bảo lãnh Chính phủ.
“Nửa thế kỷ đã trôi qua, Đại thắng Xuân 1975 càng làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình, sáng tạo của Đảng, làm nên chiến thắng huy hoàng của cách mạng Việt Nam. Để lại những bài học quý giá trong bảo vệ Tổ quốc ngày nay”.
Tôm càng xanh (tên khoa học Macrobrachium rosenbergii), còn được gọi là tôm sông hay tôm nước ngọt khổng lồ có giá trị về mặt thương mại. Nhờ nuôi tôm càng xanh, anh Nguyễn Tấn Tài, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng.
Sáng nay 30/4, tại TP.HCM, Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) đã long trọng diễn ra. Sự kiện quy tụ hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, công nhân và các tầng lớp nhân dân.
Ghi nhận của Phóng viên Dân Việt lúc 4h sáng ngày 30/4, khu vực trung tâm Quận 1, TP.HCM chứng kiến cảnh đông đúc chưa từng có. Hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến phố chính để chờ xem lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trước giờ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước, công tác an ninh đang được tăng cường tối đa. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh túc trực ngày đêm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sự kiện trọng đại này. Cùng với đó, các tuyến đường cũng được kiểm soát chặt chẽ, không khí sẵn sàng và quyết tâm tràn ngập khắp mọi nơi.
Rạng sáng 30/4, hàng chục nghìn người dân có mặt tại các trục đường ở TP HCM để chờ xem Lễ diễu binh 30/4.
Một người đàn ông rơi từ tầng 5 khách sạn trên đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM, nghi có sử dụng ma túy.