Theo nguồn tin của Reuters, có tới 30 phi công đã rời Bamboo Airways - Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt, trong 2 tháng qua sau khi bị chậm lương.
Cụ thể, tin nhắn ngày 21/8 từ đại diện Bamboo Airways nói với các phi công nước ngoài, rằng họ sẽ nhận được 35% tiền lương tháng vào ngày hôm đó sau khi đã quá hạn một tuần. Sau đó, phần còn lại đã được thanh toán đầy đủ.
Dù nhân viên tại Bamboo Airways đã có tiền lệ trong việc chậm lương, nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề này ảnh hưởng đến các phi công nước ngoài. Đến nay, họ tiếp tục chưa nhận được lương cho tháng 8 vốn đến hạn vào ngày 15/9.
Một máy bay Airbus A321 của Bamboo Airways tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 1/2019, Bamboo Airways có chặng đường không hề dễ dàng. Các hạn chế đi lại của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch nằm trong số những quốc gia quy định nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Do đó, họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với thương hiệu giá rẻ VietJet đang mở rộng nhanh chóng. Năm ngoái, Bamboo Airways lỗ 17.600 tỷ đồng (722 triệu USD).
Bamboo Airways đang gặp khó khăn về tài chính.
Hãng bay Việt Nam đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu lớn, bao gồm mạng lưới đường bay, đội bay và nguồn nhân lực. Trong tuyên bố với Reuters, thương hiệu này cho biết họ đã cắt giảm một số nhân sự phi công thời gian gần đây để phục vụ mục tiêu này. Cùng với đó, Bamboo Airways phủ nhận việc chậm trả lương là nguyên nhân khiến các phi công rời đi.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc điều hành mới của Bamboo Airways - cho biết hãng hàng không này đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn, và nằm trong quá trình tái cơ cấu, tìm mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển.
Bamboo Airways có kế hoạch huy động vốn từ cổ đông chiến lược. Doanh nghiệp cho biết một trong những đơn vị ủng hộ tài chính lớn là ngân hàng Sacombank. Hiện tại, Sacombank chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến vấn đề này.
Bamboo Airways là hãng hàng không lớn thứ 3 tại Việt Nam, với 17% thị phần trong nước. Hãng này hiện có 30 máy bay, trong đó có 3 chiếc Boeing 787-9.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.