Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) gồm 5 thành viên: Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM, cho biết trong năm 2023, doanh số bán xe máy của các thành viên là 2.516.212 xe. Mức này ghi nhận giảm 16,21% so với năm 2022 với 3.003.157 xe.
Trung bình người Việt Nam mua 4,8 xe máy mới mỗi phút trong 2023. Trong khi đó, con số này của năm 2022 là 5,8 xe mỗi phút trôi qua.
Mỗi phút, người Việt Nam mua 4,8 xe máy mới trong năm 2023. Ảnh: NLD
Kết thúc năm 2023, chỉ riêng quý IV ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất, khi đây là thời điểm mua sắm "vàng" trong năm. Theo VAMM, quý IV, các thành viên đã bán 681.963 xe, trong khi quý II chỉ có doanh số là 588.926 chiếc.
Bên cạnh đó, thị trường xe máy Việt Nam còn nhiều thương hiệu khác không công bố doanh số, như: VinFast, Kymco, BMW Motorrad, Ducati, Triumph, Kawasaki, Royal Enfield, Harley-Davidson, KTM, Yadea.
Trong đó, riêng thương hiệu Việt là VinFast đang sở hữu nhà máy sản xuất xe điện tiên tiến nhất tại châu Á. Nhà máy sản xuất xe máy điện của VinFast đạt công suất thiết kế lên đến 250.000 xe/năm. Không chỉ vậy, VinFast sẽ nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất liên tục và dự kiến sẽ tăng công suất lên 500.000 xe/năm ở giai đoạn tiếp theo.
Theo chuyên gia dự báo, nền kinh tế khó phục hồi thời gian ngắn tới sẽ khiến khí thị trường xe máy, ô tô vẫn phải chịu cảnh "chợ chiều".
Doanh số xe máy sụt giảm. Ảnh Khải Phạm.
Năm 2023, nền kinh tế toàn cầu suy thoái do ảnh hưởng nặng nề thời hậu Covid, và Việt Nam cũng không ngoài cuộc. Cuộc khủng hoảng này lan rộng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực và thị trường ô tô, xe máy cũng không ngoại lệ.
Cả năm qua, thị trường ô tô đang cho thấy sự trầm lắng khó tin, dù cả hãng và Chính phủ áp dụng những chính sách kích cầu, giảm giá để người dân dễ dàng mua xe hơn. Tuy nhiên, tình hình ảm đạm vẫn chưa chấm dứt kể cả khi đã bước sang năm mới 2024.
Cùng với ô tô, xe máy vốn là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Việt Nam cũng chịu chung số phận khi doanh số sụt giảm nghiêm trọng.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.