Tập đoàn Đèo Cả (Việt Nam) và Tập đoàn Petroleum Trading Lao - PTL Holding (Lào) vừa ký kết thỏa thuận liên danh thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Theo đó, tuyến đường sắt Vientiane (Lào) - Vũng Áng (Việt Nam) có tổng chiều dài 554,7 km trải dài lãnh thổ 2 nước Lào và Việt Nam. Dự án có quy mô 2 ray với khổ ray 1.435 mm, vận tốc 150 km/h, tổng mức đầu tư khoảng149.550 tỷ đồng(tương đương6,3 tỷ USD) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP).
ảnh minh họa
Tuyến đường sắt này sẽ kết nối Vientiane tới cảng Vũng Áng, kết nối với tuyến đường sắt Lào - Trung Quốc, kỳ vọng sẽ tạo ra tuyến vận tải hàng hóa mở rộng đến Bắc Lào và Nam Trung Quốc.
Ông Chanthone Sitthixay, Chủ tịch PTL Holding cho biết mong muốn của Chính phủ Lào là có sự kết nối, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp quan tâm đến các công trình giao thông gắn với biển để phát triển logictics và các dịch vụ khác. Vũng Áng của Việt Nam là cảng biển gần Vientiane nhất.
Riêng đoạn Mụ Giạ (Quảng Bình) - cảng Vũng Áng cũng được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng chiều dài khoảng 103 km, gồm 8 nhà ga (1 ga chính, 7 ga trung gian) với tổng mức đầu tư khoảng27.485 tỷ đồng.
Cảng Vũng Áng của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế của 2 nước thông qua trao đổi thương mại và vận tải hàng hải, hướng tới các thị trường Đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trước đó, hồi tháng 3/2022, Tập đoàn FLC và doanh nghiệp này cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ cùng tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc đầu tư, xây dựng, phát triển dự án đường sắt này.
Toàn tuyến đường sắt Vientiane - Vũng Áng mà FLC đề xuất có tổng chiều dài khoảng 400 km, với tổng mức đầu tư khoảng5 tỷ USD. FLC dự kiến làm đoạn trên địa phận Việt Nam, từ Vũng Áng đến Cha Lo (Quảng Bình).
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.