Lãi suất giảm, nhiều nhà đầu tư bất động sản vẫn "ngại" vay ngân hàng, vì sao?
Gia Linh
27/09/2023 9:25 AM (GMT+7)
Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng... đã có động thái giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc vẫn tỏ ra khá e dè với việc sử dụng vốn vay.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước nhiều lần giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào, có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Liền sau đó, nhiều ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm lãi suất vay. Ngoài ra, một số ngân hàng còn tung các gói ưu đãi cho vay với lãi suất chỉ 7-9%/năm.
Động thái giảm lãi suất vay được kỳ vọng là trợ lực quan trọng để phá băng thị trường bất động sản vốn tê liệt vì thiếu dòng tiền trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM vẫn tỏ ra khá e dè với việc vay ngân hàng trong giai đoạn này.
Chị Ngân Hoa (38 tuổi, kinh doanh tự do tại quận Gò Vấp) cho biết thời gian qua, nhiều người môi giới liên tục gọi cho chị để giới thiệu nhà đất bán cắt lỗ từ 300-500 triệu đồng. Tuy nhiên, chị Hoa không có tiền để mua vì vốn bị "ngâm" trong các sản phẩm nhà, đất đã đầu tư trong các năm trước mà mãi chưa bán được.
Thời gian qua, thị trường bất động sản gặp khó khăn về dòng vốn. Ảnh: Gia Linh
"Tôi nhận thấy đây là cơ hội tốt để đầu tư, mua được bất động sản giá rẻ, nhưng lại không có tiền để mua. Tôi lưỡng lự có nên vay ngân hàng hay không rồi sau đó lại gạt đi. Thời gian qua, nhiều thông tin ngân hàng giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay... nhưng lãi suất vay tiêu dùng, cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức cao. Tôi không thể mạo hiểm vay ngân hàng trong thời điểm này, tránh trường hợp đầu tư rồi không bán được hàng thì lại lao đao trả lãi", chị Hoa chia sẻ.
Trường hợp khác, anh Trần Phát (45 tuổi, kinh doanh vật liệu xây dựng) cho biết anh muốn mua căn hộ tại TP.Thủ Đức để thay đổi môi trường sống tiện nghi hơn cho các con. Tuy nhiên, vì không đủ vốn, anh dự tính vay ngân hàng khoản vay 1 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 12 tháng đầu là 7,5%.
"Sau 1 năm, lãi suất thả nổi sẽ ở mức 11-12%, phụ thuộc vào thông báo của ngân hàng. Cả gốc lẫn lãi, tôi ước chừng mình sẽ phải đóng gần 15 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó, các chi phí học hành, ăn uống, mua sắm... đã chiếm gần hết thu nhập mỗi tháng rồi, tiền đâu mà đóng lãi ngân hàng. Suy nghĩ đắn đo, tôi quyết định chờ thêm một thời gian để kiếm được chỗ ở nào giá rẻ hơn, vay ngân hàng ít hơn để giảm áp lực", anh Phát nói.
Lãi suất giảm nhưng vẫn còn cao
Thực tế, thời gian qua nhiều ngân hàng thương mại liên tục có động thái hạ lãi suất cho vay, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn chưa thật sự xem đây là vấn đề đáng mừng. Nguyên nhân chính là dù lãi suất cho vay có giảm nhưng điều kiện vay vốn vẫn rất khắt khe, ngặt nghèo. Các ngân hàng phải đưa ra nhiều yêu cầu về tính pháp lý, minh bạch thông tin dự án... để hạn chế rủi ro nên nhiều doanh nghiệp không dễ dàng đáp ứng.
Dù lãi suất ngân hàng hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám mạo hiểm vay tiền. Ảnh: Gia Linh
Một số doanh nghiệp cho biết đã chờ nới lỏng vốn tín dụng nhiều tháng qua nhưng đến khi ngân hàng chính thức giảm lãi suất thì đơn vị lại không thể vay vốn khiến khó khăn chồng chất khó khăn.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho cả khoản vay mới và cũ nhưng chưa quá sâu mà sẽ theo lộ trình. Nhiều nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính không hề nhỏ trong thời gian trước, đến nay vẫn chưa tất toán các khoản nợ ngân hàng vì không bán được sản phẩm. Vì vậy, ngân hàng có giảm lãi suất thì họ vẫn không dám "làm liều" mà vay thêm để ôm thêm hàng.
Trong khi đó, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản khác (trụ sở tại quận 12) cho biết giải pháp cấp bách trong thời điểm này đó là lấy lại niềm tin của khách hàng, cải thiện giao dịch, mua bán. Đạt được điều này, cơ quan quản lý cần đưa ra chính sách tích cực để người dân, những nhà đầu tư đang có sẵn tiền mặt có thể an tâm xuống tiền đầu tư.
Các chuyên gia đánh giá lãi suất ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ảnh: Gia Linh
Chia sẻ với Dân Việt, TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng việc dùng đòn bẩy tài chính thông qua vay ngân hàng thì nhà đầu tư có thể dùng nhưng đừng nên lạm dụng. Hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đang giảm. Tuy nhiên, việc có vay ngân hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính của mỗi người, tức là thu nhập, tài sản... của người dân. Bởi vì, lãi suất ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.