Ôtô chen nhau đi từng mét trên cao tốc, trạm dừng nghỉ đông “ná thở” ngày quay lại Thủ đô
Cao tốc tắc nghẽn, ôtô nối đuôi nhau từng mét, các trạm dừng nghỉ chật kín người, cảnh tượng "ná thở" ngày người dân đổ về Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đình Trung Cần (xã Nam Trung cũ) nay thuộc xã Trung Phúc Cương, huyện Nam Đàn.
Nằm bên bờ hữu ngạn sông Lam trong xanh, hiền hòa và cách chừng hai cây số có dãy Thiên Nhẫn sừng sững, uy nghi nối với Hương Sơn (Hà Tĩnh) là Trung Cần làng tôi. Địa danh Trung Cần được lấy từ câu "Sĩ quý Trung Cần, nữ quý trinh thuận" (con trai quý ở tính trung thực cần cù, con gái quý ở trinh tiết, thuận thảo). Sách "Đại Nam nhất thống chí" ghi lại rằng, vùng đất Trung Cần sau này, cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 có tên là Trang Cần Cung, thuộc Nam Hoa Thượng, Tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương. Cuối thế kỷ 19, Tổng Nam Hoa đổi thành Tổng Nam Kim và xã Trung Cần vẫn thuộc Tổng Nam Kim nhưng được sáp nhập vào huyện Nam Đàn năm 1910. Ngược lại lịch sử, năm 1505 vùng đất Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) có Tống Tất Thắng đỗ tiến sĩ làm đến chức Nghĩa quận công, được người dân trong vùng tôn làm Thành hoàng làng. Tiếp nối các bậc tiền nhân, Quận công Nguyễn Nhân Mỹ (thời Lê Trung Hưng) và Tổng đốc Lê Nguyên Trung (thời nhà Nguyễn) cũng như các bậc hiền tài về sau mở mang và phát triển vùng quê Trung Cần, Nam Trung ngày càng khởi sắc.
Các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, các chuyên gia "Nghệ học" đều cho rằng, nếu Quỳnh Lưu nổi tiếng có làng Quỳnh Đôi sinh nhiều khoa bảng thì Nam Đàn có làng Trung Cần là đất "địa linh nhân kiệt" với tiến sĩ Tống Tất Thắng là nhân vật "khai hoa" của làng. Trong sách "Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919)", tác giả Đào Tam Tỉnh có một thống kê về số người đỗ đạt cao ở làng Quỳnh Đôi (chiếm 17% toàn tỉnh) và Trung Cần của huyện Nam Đàn (chiếm hơn 11%). Khi còn sống, cha tôi (một nhân viên làm ở Tòa án đệ nhị Vinh, thời kỳ kháng chiến chống Pháp) kể cho tôi biết ở xóm Khoa Trường cạnh xóm Gát của tôi có ba cha con, chú cháu họ Nguyễn Trọng đều đỗ tiến sĩ và được cử đi sứ 5 lần. Công trạng của họ được khắc tên trên bia đá Văn Miếu - Quốc Tử Giám và ghi trong Lịch triều đăng khoa, Nghệ An ký… Đó là Nguyễn Trọng Thường (1681 - 1737), 32 tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Vĩnh Thịnh 8 (1712) đời Lê Dụ Tông.
Nguyễn Trọng Thường làm đến chức Lại bộ hữu thị lang, ông được triều đình cử đi sứ nhà Thanh. Khi hết hạn, trên đường về nước không may lâm bệnh đột ngột qua đời. Con trai của Nguyễn Trọng Thường là Nguyễn Trọng Đường (1724 - 1786), 46 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 30 đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu lý, được cử đi sứ nhà Thanh (1761); khi trở về được bổ Đốc trấn Lạng Sơn, tước Lạp Sơn bá. Thời gian làm quan ở Xứ Lạng, ông là người đứng ra xây dựng đài Ngưỡng Đức và tự tay soạn bài văn bia đánh dấu mốc biên giới Việt - Trung.
Nguyễn Trọng Đương (sinh năm 1746 chưa rõ năm mất) là con trai của Nguyễn Trọng Đường, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm hiệu thảo, vâng lệnh triều đình làm phó sứ sang nhà Thanh. Mãn hạn về nước, ông được thăng Thị chế, bổ đốc trấn Lạng Sơn và tại vị đến đầu đời vua Gia Long thì mất. Đến đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, con trai của tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương là Nguyễn Trọng Võ lại vinh dự được triều đình cử hai lần đi sứ sang Trung Quốc. Cho nên sau này, trong nhà thờ họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần có treo đôi câu đối: Quốc thể ngũ hoa trùng cống phỉ/ Thư hương tam thế ngũ hoàng hoa (tạm dịch: Năm lần đi sứ Tàu vinh danh quốc thể/ Ba đời dành hoa vàng rạng rỡ thư hương).
Chính cha con tiến sĩ Nguyễn Trọng Đương và một số anh em trong dòng họ (đóng góp phần chính), cùng vận động người dân trong vùng góp công của để xây dựng đình Trung Cần (1781-1782) - một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất khu vực miền Trung. Công trình là nơi thờ thành hoàng làng Tống Tất Thắng và Tứ vị đại vương, Cao Sơn Cao Các, đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1996.
Một trong những dòng họ lớn và có truyền thống học hành, đỗ đạt ở làng Trung Cần là họ Nguyễn Hữu. Theo gia phả của dòng họ này thì thủy tổ của tộc họ là Nguyễn Hữu Nhuận Ốc (gốc tích từ huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) di chuyển vào sinh cơ, lập nghiệp tại Trang Cần Cung (sau này là Trung Cần) vào khoảng nửa đầu thế kỷ 16. Dòng họ Nguyễn Hữu phát triển mọi mặt, nhất là con đường khoa cử từ đời thứ 9 trở đi.
Đáng kể trong đó là Nguyễn Hữu Dực (cũng có tài liệu ghi là Nguyễn Trọng Dực, hiệu Tô Lâm), sinh năm 1799, mất năm 1858 (có vợ thứ là Nguyễn Thị Đạm, con gái út của Đại thi hào Nguyễn Du). Ông đỗ cử nhân năm 26 tuổi, được triều đình bổ Tri huyện Yên Thế, sau đó là Tri phủ Triệu Phong. Nguyễn Trọng Dực bản tính cương trực, khảng khái, quý người trung nghĩa, ghét kẻ xun xoe bợ đỡ. Dưới thời Minh Mạng, ông được phong tặng từ Hàn Lâm viện thi giảng rồi Hàn Lâm viện thi độc, kiêm chức Giám sát ngự sử.
Em trai ông là Nguyễn Văn Giao, hiệu Quất Lâm (1811 - 1863), thi đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (1834), đời Minh Mạng thứ 15. Vì bị nghi oan dính líu đến chuyện thi cử ở trường thi Nghệ An nên ông và một vài người khác phải chịu án "chung thân bất đắc ứng thí". Khoảng 18 năm trở về quê dạy học, ông viết nhiều tác phẩm cả về lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam như tập "Sử luận" và "Nam sử lược thuyết". Đặc biệt về thơ văn, Thám hoa Nguyễn Văn Giao để lại tập "Đạm như thì thảo", trong đó có bài vịnh chim cu gáy "Hay gù, hay gáy lại hay bay/ Lỡ bước sa cơ đến nỗi này/ Xin chúa thả lồng cho thử sức/ Rồi đây bay ông chín tầng mây". Vua Tự Đức vốn là người mê thơ văn nên khi nghe được bài thơ này của Nguyễn Văn Giao, đoán là có nỗi niềm uẩn khúc bởi vậy nhà vua đã ban lệnh xóa án cho tác giả.
Tượng đồng 3 vị Tiến sĩ làng Trung Cần.
Năm 1852 ông thi đỗ Giải nguyên và năm sau 1853, Nguyễn Văn Giao thi Hội đỗ Hội nguyên, tiếp đó dự thi Đình ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh (tức Thám hoa). Bạn đồng khoa cùng đỗ Thám hoa với ông có Nguyễn Đức Đạt người làng Hoành Sơn (sau này là xã Nam Hoành) cách Trung Cần chừng hai km. Đỗ đại khoa nhưng Nguyễn Văn Giao chỉ làm chức quan Hàn lâm Viện Thừa chỉ, tham biện nội các chuyên công việc soạn thảo và kiểm tra các loại văn bản trong triều nên Thám hoa Giao vẫn sống trong gia cảnh thanh bần. Vợ con quanh năm vẫn phải dệt vải, quay tơ, tăng gia ngô, đậu (đỗ).
Nói về dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Trung Cần, xã Nam Trung (nay là Trung Phúc Cường) không thể không nhắc tới Nguyễn Hữu Lập (con trai Nguyễn Trọng Dực, gọi Thám hoa Nguyễn Văn Giao bằng chú). Nguyễn Hữu Lập tự Nọa Phu, hiệu là Thiếu Tô, sinh năm 1824 và mất 1874, tương truyền ông nổi tiếng thông minh và học giỏi từ tuổi thiếu thời.
Năm 14 tuổi thi đỗ Tú tài lần đầu, khoa Nhâm Tuất thời Tự Đức thứ 15 (1862), Nguyễn Hữu Lập thi Hội trúng Đệ tam danh rồi thi Đình trúng Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, đệ nhất danh (tức Đình Nguyên Hoàng Giáp). Cuộc đời làm quan của ông trải qua các chức vụ như: Tri Phủ Vĩnh Tường, Án Sát Sơn Tây, Chánh Chủ Khảo Trường thi Thừa Thiên, Binh Bộ hữu tham tri, Cơ mật viện đại thần, Hàn lâm viện thị giảng.
Đáng chú ý vào các năm 1871 - 1872, Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập được vua Tự Đức cử làm chánh sứ sang bang giao với nhà Thanh. Điểm đặc biệt trên con đường hoạn lộ của Nguyễn Hữu Lập là tinh thần "chủ chiến" trước nạn xâm lăng của thực dân Pháp. Tư tưởng đó được thể hiện rất rõ trong bài văn thi Đình của Hoàng Giáp Lập rằng, trong hoàn cảnh đất nước có biến loạn thì triều đình phải biết dựa vào sức dân, làm mọi việc hợp lòng dân; muốn giữ nước phải củng cố và xây dựng lực lượng quân binh hùng mạnh.
Ông chỉ ra "Nước ta cùng giặc Tây Dương vốn không có hiềm khích vậy mà ba bốn năm nay chúng xâm phạm vùng biển nước ta… theo lý mà nói ta đúng chúng sai". Cho nên Nguyễn Hữu Lập kiến nghị nhà vua một mặt tìm người tài giỏi để quan hệ giao thiệp khôn khéo với Pháp, mặt khác ngày đêm luyện tập dân binh, tích trữ lương thực, canh phòng cẩn mật ở mọi vùng miền. Nhằm hòa hiếu cuối cùng không trông cậy được thì phải dùng binh, địch tới là phải đánh… tiếc rằng những lời kiến nghị của Hoàng Giáp Nguyễn Hữu Lập đã không được nhà vua chấp thuận.
Kết cục, trước sự bạc nhược của nhà Vua Tự Đức, lần lượt lục tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc và tiếp đó dân tộc Việt Nam chìm đắm trong đêm dài nô lệ của thực dân Pháp suốt 80 năm… Theo các nhà nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Hữu Lập là người am hiểu văn hóa và chính ông đã biên chép lại tác phẩm Truyện Kiều (vào năm 1870) - một trong những văn bản cổ nhất hiện đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Nhà thờ chi 2, họ Nguyễn Hữu làng Trung Cần - nơi thờ cúng cha con Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Hữu Lập.
Truyền thống khoa bảng, hiền tài của các bậc tiền nhân xưa thuộc vùng đất Trung Cần cũng đã hun đúc và sản sinh ra không ít nhân vật có đóng góp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thời hiện đại. Đó là đồng chí Nguyễn Tiềm (1912 - 1932) Uỷ viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư tỉnh ủy đầu tiên tỉnh Nghệ An, Nguyễn Trọng Cảnh (tức Trần Quốc Hoàn), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam; các ông Nguyễn Nhượng, Nguyễn Hữu Đan - chiến sĩ cách mạng thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh; Nguyễn Tư Nghiêm - danh họa nổi tiếng trong bộ tứ "Liên - Nghiêm - Sáng - Phái".
Và trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, câu vè "Quan Trung Cần, dân Dương liễu" năm nao đã không còn phù hợp. Bởi làng Trung Cần cũng như làng Dương Liễu (xã Nam Trung cũ) theo tôi biết hiện đang có hàng chục giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật và chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
Cao tốc tắc nghẽn, ôtô nối đuôi nhau từng mét, các trạm dừng nghỉ chật kín người, cảnh tượng "ná thở" ngày người dân đổ về Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Ngày 1/5, nhà hoạt động và tình nguyện viên người Ukraine Serhiy Sternenko đã bị ám sát ngay trước cửa nhà mình tại Kiev nhưng may mắn thoát chết. Thủ phạm là một phụ nữ và đã bị bắt ngay tại chỗ.
Sau khi sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Đà Nẵng hiện nay. Đây là nơi có 2 Hoa hậu Việt Nam tài sắc, được nhiều người nhắc đến.
Công an xã Phú Hòa Đông đang phong tỏa hiện trường, phối hợp Công an TP.HCM tổ địa bàn huyện Củ Chi điều tra làm rõ vụ cháy xe khách tại bãi xe một nhà hàng trên đường tỉnh lộ 15.
Trong các ngày 24 và 25/4, Công an TP.HCM đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt xóa thành công 2 đường dây tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng rất lớn, bắt 27 đối tượng, thu giữ hơn 245kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt khả năng bán gói huấn luyện và duy trì tiêm kích F-16, cùng các thiết bị liên quan cho Ukraine, với tổng trị giá 310 triệu USD, Lầu Năm Góc thông báo hôm thứ Sáu 2/5.
Do tập đoàn Phúc Sơn không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công nên để được trúng thầu, Nguyễn Văn Hậu chi 5% giá trị gói thầu cho Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở Giao thông Quảng Ngãi, sau là Chủ tịch UBND tỉnh.
Nhiều tuyến vỉa hè trên địa bàn các quận tại TP.HCM được "thay áo mới" ngay trước dịp lễ 30/4 khiến người dân và du khách thoải mái dạo phố.
Ngày 11/3/1975, Buôn Ma Thuột-thủ phủ cao nguyên trung phần-bị thất thủ. Mấy ngày sau, ngụy quân tiếp tục bị đánh bại ở Pleiku, rồi Kon Tum và chúng phải tìm kế thoát thân khỏi Tây Nguyên.
Có thể nói, mì gà Bình Tú là niềm tự hào của người dân nơi ngôi làng nhỏ nằm nép mình trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc huyện Thăng Bình, là đặc sản Quảng Nam.
Dự kiến các dự án nhà ở xã hội sẽ được TP. Huế hỗ trợ về chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ về phí, lệ phí.
Ngày 3/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 17 đối tượng liên quan đến hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
Dự kiến sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, địa phương mới được xem là "thủ phủ" công nghiệp của miền Bắc, thu hút mạnh vốn FDI. Ngoài ra, có nhiều cây cầu, dự án giao thông "khủng" kết nối giao thương.
Những mô hình đường hoa nông thôn mới hiệu quả được duy trì, nhân rộng ở huyện Đức Huệ (tỉnh Long An); nhiều hộ gia đình đã chủ động thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và hạn chế sử dụng túi nylon.
Trưa 3/5, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cựu chiến binh cùng đoàn thanh niên và học sinh tổ chức đón các đoàn diễu binh trở về từ miền Nam sau lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Truyền thông Malaysia cảnh báo đội nhà trước sức mạnh đáng gờm của ĐT Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), cách TP HCM non 200km, được thành lập để bảo tồn động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài có tên trong sách Đỏ và phát triển mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000m. Có một cây cổ thụ là cây tung là một trong 39 cây vừa được công nhận là Cây Di sản tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (VQG Bù Gia Mập).
Nơi ấy có bướm bay rợp lối, có trekking, có tiếng chim và cả những khoảnh khắc không mạng, không deadline, không lịch trình. Chuyến đi “tự do tuyệt đối” trở thành xu hướng mới - nơi người trẻ “bật kết nối” với thiên nhiên và chính mình.
Dù đã lên tiếng xin lỗi, Mei Nagano vẫn chưa xoa dịu được dư luận sau khi bị lộ loạt ảnh cô ngoại tình và có quan hệ mờ ám với 2 nam diễn viên một lúc.
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Với mong muốn đồng hành cùng các bậc phụ huynh và cộng đồng trong hành trình bảo vệ sức khỏe trẻ em, FPT Long Châu mang đến giải pháp mới giúp dự phòng RSV cho trẻ nguy cơ cao. Đây không chỉ là cam kết về chất lượng và trách nhiệm, mà còn là hành động thiết thực, chung tay vì tương lai Việt Nam khỏe mạnh.
Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Sau 3 năm khẳng định rằng việc tịch thu tài sản của Nga là điều bất khả thi, Brussels giờ đây đang chuẩn bị thực hiện điều mà họ từng cho là không thể.
Ngày 3/5, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, có khoảng 228.000 lượt khách du lịch đến nghỉ dưỡng trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và doanh thu ước khoảng 450 tỷ đồng.
Vụ án Vũ Văn Lịch, khi cầm dao và mang xăng vào ngân hàng VietinBank, đe dọa nhân viên và chiếm đoạt hơn 200 triệu đồng, với lý do khai nhận là “muốn đi tù” vì bế tắc tài chính, đã đặt ra những câu hỏi pháp lý và xã hội sâu sắc. Đáng lo ngại khi có một bộ phận trong xã hội đang coi cảm xúc và sự tuyệt vọng là lý do để biện minh cho hành vi tội ác, xem nhà tù như một lối thoát cho khủng hoảng cá nhân.
Bàng Thống đã có mặt giúp Lưu Bị vượt khó khăn nhưng rồi, dường như ông tự chọn cho mình hướng đi với cái chết chờ sẵn khi Gia Cát Lượng gặp khó.
TAND TP.HCM thông báo dự kiến ngày 15/5 sẽ mở phiên hòa giải vụ tranh chấp thừa kế tài sản của ông Hoàng Đức Tiến (cố diễn viên Đức Tiến) giữa nguyên đơn Nguyễn Bình Phương (vợ cố diễn viên Đức Tiến, hiện đang sống ở Mỹ) và bị đơn là mẹ cố diễn viên bà Nguyễn Ngọc Ánh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác hôm nay đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại ĐBSCL, cây ca cao từ lâu được xem là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế ổn định. Tuy nhiên, chưa khi nào nông dân lại phấn khởi như hiện nay khi giá ca cao bất ngờ tăng vọt gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái...
“Bất ngờ” là cảm xúc mà nhiều khách đến Vạn Hạnh Mall vui chơi dịp lễ 30/4 tại TP.HCM sau nhiều sự cố không mong muốn vừa qua. Họ bất ngờ vì khách đông, trung tâm thương mại nhộn nhịp và hàng loạt chương trình miễn phí dành cho khách.
Chia sẻ với Dân Việt, TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) nhấn mạnh: "Chúng ta không thể ngăn thiên tai, nhưng hoàn toàn có thể giảm nhẹ thiệt hại nếu có sự chuẩn bị từ trước".