Hà Nội: 105 dự án được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai
Phúc Nguyên
03/07/2022 6:46 AM (GMT+7)
Đến nay, Hà Nội có 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
Hà Nội đã kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai. Ảnh: TL
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, thời gian qua, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm theo các nhóm dự án và phân công các sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã để tập trung xử lý.
Đối với các dự án chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội kiểm tra, rà soát đối với 135 dự án. Trong đó 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND thành phố; 7 dự án, tiếp tục báo cáo UBND TP.Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án theo quy định…
Với các dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, Sở TN&MT đã phối hợp với liên ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát đối với 404 dự án. Đến nay 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
Có 8 dự án với tổng diện tích 34,4ha đất kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án. Bên cạnh đó, UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định, chấm dứt hoạt động dự án đối với 12 dự án với tổng diện tích 177ha đất; Sở TN&MT tiếp tục có tờ trình bãi bỏ quyết định đối với 7 dự án với tổng diện tích 184,8 ha đất.
Có 71 dự án với tổng diện tích 112,3 ha đất, UBND thành phố đã xác định số tiền tương ứng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với thời gian gia hạn 24 tháng với tổng số tiền 371,115 tỷ đồng.
Đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, dự án vi phạm do UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý (số liệu ghi nhận đến hết quý I/2022). UBND các quận, huyện, thị xã đã bổ sung các dự án và tiếp tục đề xuất, kiến nghị xử lý đối với 173 dự án. Trong đó, 53 dự án đã có quyết định chủ trương (chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao chủ đầu tư nghiên cứu) đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án nhưng chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất; 120 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai.
Với số liệu trên, UBND TP.Hà Nội phân công các sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện xử lý theo 9 nhóm dự án. Trong đó, đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra thực hiện hậu kiểm việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra; đối với các dự án chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra cần tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với từng dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.