Giá gạo tăng cao, thu gom ồ ạt, Thủ tướng yêu cầu bình ổn, tránh đầu cơ trục lợi
Tuyết Nhung
06/08/2023 7:00 PM (GMT+7)
Thủ tướng yêu cầu, theo dõi sát diễn biến thị trường gạo, sản xuất theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Ngành nông nghiệp đang tính tăng thêm 50.000ha lúa thu đông để tăng xuất khẩu Giá gạo thế giới biến đổi từng ngày, Bộ Nông nghiệp kiến nghị Chính phủ ra Chỉ thị về xuất khẩu gạo Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới tăng cao, Việt Nam không đủ đáp ứng
Mua gom ồ ạt gây mất cân đối cung-cầu
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Chỉ thị nêu rõ tình hình thương mại toàn cầu diễn biến phức tạp, giá gạo có xu hướng tăng cao. Trong nước, một số địa phương có hiện tượng mua gom lúa, gạo ồ ạt, gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá lúa, gạo trong nước lên cao bất hợp lý.
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp
Do đó, để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, phát huy tiềm năng để tận dụng cơ hội xuất khẩu, nâng cao thu nhập của người dân, tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi bất chính, gây bất ổn thị trường và uy tín của gạo Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, bảo đảm diện tích đất chuyên trồng lúa.
Theo dõi tình hình thời tiết, dịch bệnh, điều chỉnh sản xuất, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa/năm; thực hiện đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Theo dõi sát diễn biến thị trường gạo, sản xuất theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng lúa, gạo trong nước và xuất khẩu, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Kịp thời hướng dẫn, khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân tuân thủ nghiêm các quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, tuân thủ đúng theo quy định. Theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu, kịp thời thông tin để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo.
Giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông
Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định số 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn giá, hỗ trợ người sản xuất lúa, xuất khẩu gạo và các thương nhân theo quy định của pháp luật.
Cân đối việc dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, dứt khoát không được để người dân thiếu lương thực, thiếu gạo khi giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh...
Các địa phương được giao tổ chức sản xuất lúa, gạo đảm bảo mục tiêu, kịp thời cung cấp thông tin sản xuất, chủng loại hàng hóa cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.
Giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo, duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường...
Thủ tướng giao chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin tới doanh nghiệp về tình hình cung - cầu lúa, gạo, các quy định, chính sách mới của các thị trường ngoài nước.
Phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện dự trữ, lưu thông bắt buộc, đào tạo kỹ năng thâm nhập thị trường, ứng phó các hàng rào kỹ thuật.
Các thương nhân thực hiện nghiêm theo quy định, chủ động theo dõi tình hình thương mại gạo toàn cầu, kịp thời báo cáo vấn đề phát sinh, tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng...
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.