Gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh vì người tiêu dùng chuyển dần sang mua online. TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.
TP.HCM hiện có hơn 200 chợ truyền thống đang hoạt động. Kênh phân phối truyền thống chiếm đến 60 - 65% tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường thành phố.
Tuy nhiên, gần đây, sức mua tại chợ truyền thống đang giảm mạnh. Đây là tình hình chung tại các chợ từ trung tâm thành phố cho đến ngoại thành. Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó, phần nhiều là khách hàng chuyển hướng mua sắm online.
Các tiểu thương cũng xác nhận kênh bán hàng trực tuyến đã lấy đi nhiều khách hàng của họ. Dù muốn chuyển đổi cách thức bán hàng, tuy nhiên, vấn đề tiểu thương gặp phải là không thích nghi kịp, khó nắm bắt kỹ thuật, cũng như chưa có kinh nghiệm bán hàng qua mạng.
TP.HCM đang có kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực bán hàng trực tuyến cho tiểu thương tại các chợ truyền thống. Ảnh: Phúc Minh
Sở Công Thương TP.HCM cho biết thời gian tới, Sở và các đơn vị liên quan sẽ hỗ trợ tiểu thương các chợ truyền thống bán hàng trực tuyến trong bối cảnh mua hàng online đang chiếm nhiều ưu thế.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thương mại điện tử đang là xu hướng, nhưng khả năng tiếp cận lẫn nguồn lực của tiểu thương, thương nhân chợ truyền thống còn hạn chế. Vì vậy, mục tiêu của các chính sách hỗ trợ là nâng cao năng lực thích ứng bán hàng trực tuyến, bán hàng qua thương mại điện tử cho tiểu thương chợ truyền thống.
Sở Công Thương TP.HCM đang phối hợp cùng Sở TTTT ban hành kế hoạch liên tịch tổ chức tập huấn và thí điểm mô hình bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống trên địa bàn TP.
Chương trình nhằm cung cấp giải pháp cụ thể để hỗ trợ thương nhân tiếp cận, thích nghi với phương thức tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng… thông qua các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, đồng thời duy trì bản sắc văn hóa đặc trưng của chợ truyền thống.
Theo kế hoạch, Sở và các đơn vị có liên quan sẽ tổ chức tập huấn lưu động tại các chợ, nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho tiểu thương, thương nhân.
Các bên cũng sẽ xây dựng “kênh tiếp thị liên kết” để phục vụ hoạt động truyền thông, quảng bá chợ và hỗ trợ thương nhân bán hàng.
Song song đó là xúc tiến hình thành “không gian bán hàng trực tuyến” tại chợ để hỗ trợ thương nhân bán hàng trực tuyến và tổ chức các khóa tập huấn, thực hành kỹ năng bán hàng trực tuyến, đào tạo người sáng tạo nội dung (KOLs)… tại chợ.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.