Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, có quy mô gồm 6 cống ngăn triều (cống ngăn triều Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và cống ngăn triều Phú Định) và xây kè ven sông dài 7,8km từ Vàm Thuật đến Sông Kinh.
Được chính thức khởi công ngày 26/6/2016, đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, nhưng vẫn chưa xác định thời gian hoàn thành cuối cùng.
Nhiều hạng mục thuộc dự án nằm bất động trong thời gian dài.
Cống ngăn triều Tân Thuận nằm trên kênh Tẻ, sau khi dự án hoàn thành sẽ là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ và rạch Bến Nghé, giúp người dân thoát cảnh ngập nước.
Cống ngăn triều Tân Thuận hoàn thành hơn 93% khối lượng thi công.
Trụ bê tông tại cống Mương Chuối (thuộc huyện Nhà Bè) hoen gỉ, cây cỏ mọc um tùm.
Tại cống Mương Chuối, cả 4 cửa van ngăn triều của cống đã hoàn thành việc lắp đặt, các hạng mục dự án đã đạt 96% khối lượng.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. UBND TP.HCM cho biết hiện dự án có ba khó khăn chính, gồm: Không có vốn để hoàn thành công trình; chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có thay đổi mà các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.
Ngay sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ, ngành về việc lấy ý kiến hỏa tốc đối với phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM. Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến bằng văn bản gửi về Văn phòng Chính phủ trước 17h ngày 3/10.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam làm nhà đầu tư. Doanh nghiệp thực hiện dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.