Doanh nghiệp "ngó lơ" chương trình bồi dưỡng, nâng cao tay nghề của Sở LĐTBXH
Mỹ Quỳnh
03/12/2023 6:02 PM (GMT+7)
Mặc dù Sở LĐTBXH TP.HCM đã khảo sát và mời các doanh nghiệp có người lao động cần đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề... nhưng doanh nghiệp lại "ngó lơ", không mặn mà tham dự.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp luôn được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TP.HCM quan tâm.
Sở LĐTBXH cho biết, từ tháng 3/2023, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố đã khảo sát tình hình sử dụng lao động các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp để thu thập thông tin về tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Sở LĐTBXH TP.HCM khảo sát và triển khai bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động nhưng không nhận được sự tham gia của doanh nghiệp. Ảnh: A.X
Theo đó, trong 308 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố tham gia khảo sát (13 doanh nghiệp nhà nước, 282 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 13 doanh nghiệp FDI), có 22 doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sau khảo sát, Sở LĐTBXH đã triển khai đến 22 doanh nghiệp các thủ tục liên quan để chuẩn bị thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động. Thời hạn các doanh nghiệp phản hồi đăng ký tham gia đào tạo nghề đến cuối tháng 9/2023.
Dù vậy, đến cuối tháng 10/2023, Sở LĐTBXH chỉ nhận được thông tin phản hồi của một doanh nghiệp. Đáng nói, doanh nghiệp này cũng không đăng ký tham gia đào tạo nghề, dù khi khảo sát, doanh nghiệp này có nhu cầu đào tạo cho 9 lao động.
Cũng trong tháng 10/2023 vừa qua, Sở LĐTBXH TP.HCM đã mời 22 doanh nghiệp đến để triển khai công tác đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên, cả 22 doanh nghiệp đều không đến tham dự.
Sở LĐTBXH TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, triển khai đến các doanh nghiệp các thông tin đăng ký nhu cầu tham gia đào tạo nghề cho người lao động trong năm 2024. Ảnh: A.X
Sở LĐTBXH cho biết, vì không nhận được thông tin phản hồi chi tiết về nhu cầu đăng ký tham gia đào tạo nghề (về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, số lượng người lao động tham gia đào tạo nghề...), do đó, trong năm 2023, đơn vị này không tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp.
Trong năm 2024, Sở LĐTBXH TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, triển khai đến các doanh nghiệp các thông tin đăng ký nhu cầu tham gia đào tạo nghề cho người lao động. Trên cơ sở đăng ký tham gia đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc của các doanh nghiệp, Sở sẽ đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố để tổ chức hoạt động đào tạo nghề.
Đối với công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Sở LĐTBXH TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 10/2023, toàn thành phố có 138.043 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của lao động. Trong đó, có 957 quyết định hỗ trợ học nghề cho người có nhu cầu học nghề được ban hành.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại TP.HCM gồm: Trường Cao đẳng nghề Thành phố, Trường Trung cấp Đông Sài Gòn, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12, Trung tâm GDNN - GDTX Quận 4, Trung tâm GDNN - GDTX Quận 6, Trung tâm GDNN - GDTX Quận Tân Bình và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Quốc tế Á Châu.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.