Điều gì xảy ra nếu Đồng bằng sông Cửu Long vắng... lũ?
Trả lời phỏng vấn Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những tác động vô cùng bất lợi từ thượng nguồn và biến đổi khí hậu, cần có những giải pháp để định hình lại sản xuất trong bối cảnh mới theo hướng thích ứng và sống chung.
Năm nay tiếp tục được dự báo là một năm lũ ở ĐBSCL về muộn và thấp, điều này chắc chắn sẽ có nhiều hệ lụy đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân đồng bằng. Thứ trưởng nhận định thực trạng này như thế nào?
-Đúng là ĐBSCL đang đứng trước những tác động bất lợi từ thượng nguồn và biến đổi khí hậu. Thượng nguồn làm tốc độ dòng chảy giảm, phù sa không về. Biến đổi khí hậu để lại hệ lụy lớn nhất là nước biển dâng. Tất cả những yếu tố này tạo ra bất lợi ngày càng khó lường cho ĐBSCL.
Từ trước đến nay, nói đến ĐBSCL là người ta nói đến mùa nước nổi. Nếu không có lũ có cảm giác như không còn văn hóa đồng bằng. Hàng trăm năm nay, người dân đồng bằng sinh cơ lập nghiệp gắn với con nước, gắn với mùa lũ. Nếu lũ muộn và thấp, liệu nét văn hóa mùa lũ ấy có còn?
Hiện nay, theo tính toán của Bộ NNPTNT, tần suất xuất hiện lũ lớn ở ĐBSCL chỉ còn 7%, nghĩa là 10 - 15 năm mới có một lần lũ lớn dù các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn mới xây dựng được 50%. Đến khoảng năm 2040, nếu toàn bộ quy hoạch thủy điện ở thượng nguồn hoàn thành thì lũ lớn chỉ còn 1%, nghĩa là cả trăm năm mới có 1 mùa lũ lớn.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, dù ĐBSCL đang phải định hình lại trong sự bất lợi như vậy nhưng chúng ta cũng không nên qua sợ hãi, bởi khi nhìn nhận rõ các tác động bất lợi đó thì sẽ có các giải pháp ứng phó.
Với mùa lũ năm nay, ngay từ đầu Bộ NNPTNT đã nhận định lũ sẽ đến muộn, thậm chí không có lũ lớn. Ngay từ tháng 5/2020, chúng tôi đã có cảnh báo năm nay lũ ở ĐBSCL chỉ ở báo động 1, mực nước tại Tân Châu (An Giang) chỉ khoảng 3,5m.
Hiện nay, nhận định đó đang đúng, dự kiến đầu tháng 10 mới bắt đầu có lũ nhỏ. Và do lũ đến muộn lại nhỏ lên mùa khô năm 2020-2021 sẽ tiếp tục hạn mặn khốc liệt, có thể tương đương đợt hạn mặn kỷ lục 2015-2016.
Nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do nông dân "xé rào" xuống giống trong vụ đông xuân 2019 - 2020 dù đã được ngành chức năng khuyến cáo. Ảnh: Huỳnh Xây.
Lũ nhỏ sẽ gây ra những tác động gì, thưa Thứ trưởng?
-Lũ nhỏ sẽ gây ra bất lợi là không thau rửa được đồng ruộng, không có phù sa vào ruộng nên phát sinh nhiều sâu bệnh hại. Lũ nhỏ thì toàn bộ sinh kế mùa lũ không có. Nếu lũ nhỏ xảy ra thường xuyên thì phải tính toán lại sản xuất phù hợp, nếu không sẽ nguy hiểm đến hệ sinh thái.
Vụ đông xuân 2019 – 2020, ĐBSCL đã phải đối mặt với hạn mặn khốc liệt nhất từ trước đến nay nhưng nhờ linh hoạt, chủ động trong điều hành, các địa phương trong khu vực vẫn có vụ lúa đông xuân thắng lợi. Theo Thứ trưởng, kinh nghiệm này có thể áp dụng được cho vụ đông xuân 2020 – 2021?
-Trước những nhận định sớm về hạn mặn, năm nay, Bộ NNPTNT xác định, kịch bản vụ đông xuân 2020-2021 cơ bản như năm 2019-2020. Chỉ có điều vì lũ nhỏ nên có thể tăng diện tích lúa ở vùng thượng lưu, tại vùng hạ lưu các tỉnh ven biển chỗ nào không xuống giống được thì kiên quyết dừng. Do lũ nhỏ nên có thể đẩy vụ, tăng diện tích lúa.
Thực tế, cơ sở để Bộ NNPTNT tăng diện tích sản xuất lúa thu đông 2020 lên 800.000 – 820.000ha cũng là do nhận định về lũ khá sát thực.
Tuy nhiên, đối với diện tích cây ăn trái, nguy cơ sẽ rất cao nếu lũ nhỏ và hạn sắp tới. Đợt hạn mặn 2019-2020, diện tích cây ăn trái bị chết không lớn như năm 2015-2016 nhưng diện tích bị ảnh hưởng (giảm năng suất) là không hề nhỏ, trong khi để phục hồi lại cây ăn trái không đơn giản.
Do vậy, ngay trong mùa lũ này, các nhà vườn cần chủ động tích nước trong vườn để chuẩn bị cho mùa khô tới. Ví dụ, đối với những diện tích cây ăn trái có giá trị cao như sầu riêng, măng cụt, 1ha cần đào ao chứa 800m3 nước để tưới trong mùa khô.
Từ thực tế vụ đông xuân 2019 – 2020 cho thấy, dù hạn mặn và lũ nhưng sản xuất lúa ở ĐBSCL không ảnh hưởng lớn nếu người dân tuân thủ khuyến cáo, thưa Thứ trưởng?
-Đúng là như vậy. Chỉ cần dự báo sớm và đúng cộng với có kịch bản chỉ đạo, người dân tuân thủ và thường xuyên theo dõi dự báo, cảnh báo thì sẽ luôn có tính toán phù hợp cho từng mùa vụ.
Bên cạnh các giải pháp phi công trình thì các giải pháp công trình cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong ứng phó với hạn mặn. Vậy, những dự án sẽ ưu tiên triển khai cho vùng ĐBSCL thời gian tới là gì, thưa Thứ trưởng?
-Hiện Bộ NNPTNT có 11 công trình lớn đang thi công ở ĐBSCL. Năm 2019-2020 hạn mặn cao điểm, Bộ chỉ đạo đưa 5 công trình vào vận hành trước. Mùa khô 2020-2021, một loạt công trình tiếp tục được đưa vào sử dụng, trong đó lớn nhất là công trình thủy lợi Cái Lớn Cái Bé.
Hiện, chức năng của các công trình này cũng được điều chỉnh cho phù hợp, thay vì ngăn mặn giữ ngọt thì điều hòa mặn ngọt bằng vận hành hợp lý các công trình theo quy trình. Điều này sẽ giúp hài hòa lợi ích của cả người trồng lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
Năm nay, ngay trong mùa lũ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 36 về ứng phó với hạn mặn, trong chỉ thị này có một yêu cầu là không được để người dân nào thiếu nước. Bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ này như thế nào?
-Chỉ thị 36 yêu cầu phải đảm bảo không người dân nào không có nước sinh hoạt. Đây là mệnh lệnh. Sau vụ hạn 2019-2020, các địa phương đã nhận diện có khoảng 96.000 hộ thiếu nước, ngoài ra còn các hộ bị ảnh hưởng. Và khi đã nhận diện rõ thì sẽ chủ động xử lý.
Hiện, các tỉnh đang làm quyết liệt việc nối dài đường ống; xây dựng các khu cấp nước tập trung mới. Còn số không thể nối đường ống được mới tính đến bài toán trữ nước theo hộ, yêu cầu tất cả các hộ phải trữ nước dùng trong 3 tháng.
Bộ NNPTNT đang đề xuất với Chính phủ đưa vào giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 một chương trình riêng về nước sạch cho ĐBSCL, hy vọng đến năm 2023 cơ bản khắc phục xong, không ngại về nước uống.
Bộ NNPTNT cũng đang giao Viện Khoa học thủy lợi và Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam xây dựng bản đồ trực tuyến xác định khu vực hạn mặn để các địa phương, người dân có cơ sở theo dõi, chủ động sản xuất.
Bộ cũng đang gấp rút triển khai các công trình thủy lợi vô cùng có ý nghĩa cho vùng ĐBSCL. Rất may là các công trình này đều được thi công vượt tiến độ, do không vướng giải phóng mặt bằng.
Cống Tân Dinh thuộc tiểu dự án kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, có năng lực kiểm soát mặn và triều cường, tạo ra nguồn nước sạch tiêu úng, cải tạo đất cho 28.459ha diện tích đất tự nhiên thuộc các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn (Vĩnh Long) và huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Ảnh: I.T
Rõ ràng, với vùng ĐBSCL, không chỉ cần một hệ thống giải pháp trước mắt để ứng phó và sống chung với biến đổi khí hậu mà còn cần một tầm nhìn dài hạn hơn. Quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
- Đúng là ĐBSCL đang phải định hình lại theo hướng bất lợi, và điều đó là hiện hữu chứ không phải trong tương lai nữa, biến đổi khí hậu đã đến sớm hơn chúng ta đang nghĩ. Không những thế chiều hướng bất lợi thậm chí còn cao hơn cả các dự báo.
Chính vì vậy, ĐBSCL cần có một giải pháp tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, bắt đầu từ quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch, vùng nào lún sụt, vùng nào xâm nhập mặn thường xuyên, vùng nào không bị ảnh hưởng xâm nhập mặn…
Quy hoạch này phải có tầm nhìn 50-100 năm, và đã quy hoạch xong thì quan điểm đầu tư cho ĐBSCL phải là đầu tư không nuối tiếc. Chỗ nào bắt buộc đầu tư thì phải làm ngay không được chần chừ, không đặt lên bàn cân nữa.
Nhờ chủ động đẩy sớm lịch xuống giống, vụ lúa đông xuân 2019 - 2020, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thắng lợi toàn diện dù hạn mặn khốc liệt hơn kỷ lục năm 2015 - 2016. Ảnh: Thanh Cường.
Ngoài ra, trong quá trình đầu tư, các ngành phải liên kết chặt chẽ với nhau, nhất là khi triển khai các công trình giao thông, thủy lợi.
Thủ tướng cũng đã ký quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thường trực. Hy vọng khi có Hội đồng điều phối thì tính liên kết vùng, liên kết ngành sẽ hiệu quả hơn.
Trước khi sáp nhập với TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng rất cao về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024.
Với tài cầm quân đầy biến hóa và biết cách thúc đẩy các học trò “vượt ngưỡng”, HLV Simone Inzaghi đã dẫn dắt Inter Milan vượt qua Barcelona một cách ngoạn mục tại vòng bán kết Champions League.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho hay, với người có hộ khẩu ngoài tỉnh muốn mua nhà ở xã hội phải đáp ứng 2 điều kiện, đang làm việc tại Bình Định và thời gian làm việc trên 1 năm trở lên.
Vườn quốc gia, nơi bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã, trải dài trên địa phận 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước có tổng diện tích hơn 82.000 héc ta thuộc Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý. Trong đó, diện tích thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng là hơn 28.000 héc ta.
Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành công văn gửi ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương về việc thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
Những món ngon mà người dân yêu thích như bánh mỳ cay, bánh xì lồng cấu, pate, sủi dìn, bánh katka, chí chương, trà cúc, cafe cốt dừa… sẽ có ở Liên hoan ẩm thực món ngon Hải Phòng năm 2025.
Thời gian qua Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hỗ trợ sinh kế, vốn, kiến thức… từng bước cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân, tăng hộ khá giàu, giảm hộ nghèo khó. Hoạt động đó đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương. Trong đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh cơ bản giữ như hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Chiến lược hybrid của Toyota tại Việt Nam cho thấy sự tính toán kỹ lưỡng của hãng, phản ánh cái nhìn thực tế về hạ tầng giao thông và hành vi tiêu dùng hiện nay.
Theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 về nội dung nhiệm vụ thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp, quy định đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tinh gọn như thế nào?
Ukraine đã bày tỏ sẵn sàng ký kết một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với Liên bang Nga và rút quân 15 km khỏi đường tiếp xúc với các lực lượng Nga - đặc phái viên Mỹ cho biết.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
Chiều 6/5, ĐT nữ Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Mai Đức Chung đã có buổi tập đầu tiên tại sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam. Đây là đợt hội quân bước đầu hướng tới các nhiệm vụ quốc tế quan trọng trong năm 2025. Mở đầu là vòng loại Asian Cup nữ 2026.
Hiến pháp sửa đổi đã đề xuất làm rõ vai trò cốt lõi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh vị trí là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.
Khu đô thị Việt Hưng từng được định hình là một không gian sống hiện đại với hạ tầng đồng bộ, nhưng thực tế lại cho thấy một góc khuất - hàng loạt ki ốt bị bỏ hoang, xuống cấp theo thời gian. Những công trình này thay vì trở thành điểm kinh doanh nhộn nhịp, thì nay chỉ còn là mặt bằng trống vắng, gây lãng phí và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Giá USD hôm nay 7/5 trên thị trường quốc tế suy yếu khi các nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng trong việc đầu tư vào tài sản Mỹ, trước bối cảnh lo ngại về tăng trưởng và các chính sách thương mại bất ổn của Tổng thống Donald Trump.
Báo Nông thôn Ngày nay gắn bó sâu sắc với đời sống nông nghiệp, nông dân Việt Nam. Trải qua 41 năm phát triển, thay đổi, hoàn thiện, đến nay Báo đã khẳng định là tờ báo tin cậy trong lòng bạn đọc và bà con nông dân trên cả nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn học sinh trong thời bình đều được phát triển, làm sao học hết lớp 12 ít nhất phải biết chơi một loại nhạc cụ, tùy gia đình, tùy khả năng và năng khiếu các cháu đăng ký.
Tai nạn giao thông giữa xe ben, xe ba gác và xe máy trên quốc lộ N2 (Long An) làm người điều khiển xe ba gác tử vong. Công an xác định phần lỗi thuộc người đi xe ba gác.
Cấp hành chính cơ sở hiện nay gọi là xã, vốn là tổ chức dân cư lâu đời nhất trong lịch sử, phát triển từ những cộng đồng người ban sơ sống quần tụ thành nhóm như bộ lạc, thị tộc, công xã.
Các nhà lãnh đạo và đại diện từ 29 quốc gia sẽ tham dự lễ diễu hành Ngày Chiến thắng của Nga vào cuối tuần này tại Moscow, trợ lý tổng thống Yury Ushakov thông báo. Sự kiện ngày 9/5 kỷ niệm 80 năm kể từ khi Liên Xô chiến thắng Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
HLV Nguyễn Anh Đức thay Nguyễn Công Mạnh dẫn dắt B.Bình Dương; M.U tìm người thay Onana; Dembele sẵn sàng cùng PSG đấu Arsenal; Alvarez chèo kéo Romero đến Atletico Madrid; Chelsea quyết giữ chân Caicedo lâu dài.
Một vụ mất tích (ở Mỹ) kéo dài hơn 6 thập kỷ cuối cùng đã có lời giải: Cụ bà Audrey Jean Backeberg - người phụ nữ từng được báo mất tích vào năm 1962 ở tuổi 20, hiện được xác định vẫn còn sống và lý do bà rời đi vì muốn bắt đầu một cuộc sống mới.
Sáp nhập vào TP HCM thành công, một huyện đặc biệt ở Đồng Nai sẽ là vùng đất đặc biệt. Miền Đông Nam bộ ít có huyện nào như huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai về vị trí địa lý. Đây là huyện có biển, giáp ranh 3 tỉnh, thành phố lớn gồm Đồng Nai, TP HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng đất Nhơn Trạch đã có tuổi đời 320 năm và hiện là "vùng đất hot" cho đầu tư...