Sở Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM báo cáo về kết quả thu phí cảng biển trên địa bàn từ ngày 1-4-2022 đến nay.
Sở Giao thông Vận tải cho biết số chi phí hạ tầng cảng biển thực thu năm 2022 thấp hơn số phí dự kiến thu khi xây dựng đề án. Cụ thể, dự toán thu phí theo đề án là 3.036 tỉ đồng song số thu phí thực tế chỉ 1.862 tỉ đồng.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đang kiến nghị xin tăng tỉ lệ trích lại lên từ 1,5% lên 2,3% từ nguồn thu phí cảng biển. Ảnh: CTV
Lý giải nguyên nhân, Sở Giao thông Vận tải cho biết do năm 2022 chỉ thực hiện thu chín tháng (từ ngày 1-4-2022 đến ngày 31-12-2022).
"Kể ngày 1-4-2022 đến ngày 31-3-2023, tổng số tiền đã thu phí hạ tầng cảng biển là hơn 2.300 tỉ đồng, bình quân 6,38 tỉ đồng/ngày.
Từ ngày 1-4-2023 đến ngày 30-6-2023, số tiền đã thu là hơn 500 tỉ đồng, bình quân 5,51 tỉ đồng/ngày" - Sở Giao thông Vận tải báo cáo.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 07/2022 nên từ ngày 1-8-2022 mức thu phí đối với hàng hóa mở tờ khai xuất nhập khẩu ngoài TP.HCM được điều chỉnh bằng mức thu phí hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM. Đồng thời, thực hiện miễn giảm phí đối với hàng hóa vận chuyển qua Campuchia.
Trong thời gian thu phí, đơn vị thu phí được trích lại không quá 1,5% theo Nghị quyết số 10/2020. Như vậy, dự toán mức trích lại khoảng 27 tỉ đồng với số nguồn thu phí cảng biển giữ lại.
Sở Giao thông Vận tải cho rằng quá trình triển khai thu phí cảng biển đã phát sinh các khoản chi phí tăng trong năm 2023. Đơn cử như chi phí về hạ tầng công nghệ thông tin, hiện đang thuê thiết bị phục vụ thu phí.
Bên cạnh đó, sở cũng chi trả chi phí tăng cường an ninh thông tin, bổ sung các tính năng nâng cao năng lực xử lý hệ thống… và tăng chi phí cho các doanh nghiệp phục vụ công tác thu phí, tăng mức lương cơ sở.
Để đảm bảo chi phí hoạt động thu phí của năm 2023, Sở Giao thông Vận tải đã đề xuất UBND TP để trình HĐND TP để sửa đổi, bổ sung quy định, đề xuất tỉ lệ trích để lại từ năm 2023 là 2,3% trên tổng số phí thu được.
Năm 2021, Cảng vụ Đường thủy nội địa - đơn vị triển khai thu phí hạ tầng cảng biển thường xuyên sử dụng xe ô tô chuyên dùng của cơ quan để phục vụ vào công việc thu phí.
Vì vậy, các công việc liên quan thu phí còn nhiều nội dung quan trọng tiếp tục triển khai thực hiện, do đó nhu cầu sử dụng phương tiện ô tô là cần thiết.
Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải mong UBND xem xét, chấp thuận đề xuất bổ sung thêm định mức hai ô tô chuyên dùng cho Cảng vụ Đường thủy nội địa.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.