UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) về dự án Đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo đó, TP.HCM thống nhất phạm vi, quy mô đầu tư dự án với điểm đầu tại nút giao thông Chợ Đệm, đầu tư mở rộng 8 làn xe cao tốc, 2 làn dừng xe khẩn cấp và đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Chợ Đệm.
TP.HCM cũng sẽ chủ động nghiên cứu, triển khai đầu tư xây dựng mở rộng hai tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và Bình Thuận - Chợ Đệm phù hợp quy hoạch được duyệt; đồng bộ với dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.
Trước đó, Ban Quản lý dự án 7 đã có công văn gửi UBND TP.HCM và Sở GTVT TP.HCM về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT), không có vốn ngân sách Nhà nước tham gia.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dài 91km được đề xuất mở rộng lên 6-8 làn xe. Ảnh: M.Q.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 91km, điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm (địa phận TP.HCM) và điểm cuối tại nút giao An Thái Trung (địa phận tỉnh Tiền Giang).
Về quy mô, đoạn từ TP.HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) đến Trung Lương được nâng cấp lên 8 làn xe hoàn chỉnh, 2 làn dừng khẩn cấp (trong đó có khoảng 1,2km đi qua địa phận TP.HCM); đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, hai làn dừng khẩn cấp.
Dự kiến, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 32.270 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn năm 2024 - 2028. Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - Công ty Cổ phần Tasco.
Theo Ban Quản lý dự án 7, 2 tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm, Bình Thuận - Chợ Đệm (đường nối lên cao tốc TP.HCM - Trung Lương) có vai trò quan trọng trong việc kết nối TP.HCM với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Hiện 2 tuyến đường này do TP.HCM quản lý, khai thác.
Theo quy định của pháp luật, 2 tuyến đường nối cao tốc này không thuộc phạm vi đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP. Do đó, Ban Quản lý dự án 7 đề nghị TP.HCM xem xét, mở rộng 2 tuyến đường lên 8 làn xe bằng phương án đầu tư phù hợp nhằm đồng bộ với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trong giai đoạn 2024-2028.
Sau khi có ý kiến của UBND TP.HCM, Ban Quản lý dự án 7 sẽ có cơ sở hoàn thiện dự án, báo cáo Bộ GTVT xem xét, cấp thẩm quyền quyết định.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.